Tuesday, July 15, 2014

Cuộc chiến Facebook

fb-suu-tap.jpgẢnh minh họa chụp từ trang Facebook được cho là của một dư luận viên. Citizen screen capture
Kính Hòa, phóng viên RFA 2014-07-15
Gần đây nhiều trang Facebook có tiếng bị khóa lại không thể truy cập được. Chủ nhân của nó đã phải vất vả để lấy lại được, hoặc bỏ hẳn. Liệu có phải đang diễn ra một cuộc chiến facebook? Sau đây là ý kiến của một số nhà hoạt động truyền thông có sử dụng phương tiện mạng xã hội này.
Cuối tháng sáu 2014 trang Facebook của tổ chức Việt Tân bị chận, không hoạt động được. Trong cùng thời gian của mùa hè 2014 các trang Facebook nổi tiếng như Mẹ Nấm, Cô gái Đồ Long, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Lân Thắng cũng không hoạt động được trong một thời gian. Trang Facebook Nhật Ký Yêu Nước cũng bị tấn công khi các độc giả của trang này bị giảm lượng thông tin tiếp nhận được.

Ai đã “báo cáo”?

Những chuyện này xảy ra vì Facebook có một chức năng tự động gọi là “báo cáo.” Khi một trang bị một số lượng lớn người dùng Facebook báo cáo rằng nó có sai phạm thì nó sẽ bị tự động dừng lại.
Ai đã “báo cáo” cho những trang này bị ngưng hoạt động?
Những người trong cuộc cũng không có câu trả lời rõ ràng. Các trang này vốn thường xuyên chia sẻ những thông tin mà người đọc trong nước không thể tìm được trên báo chí chính thống của nhà nước Việt Nam. Và các dư luận viên được cho là đã sử dụng ồ ạt một số lớn tài khoản Facebook để báo cáo, làm cho các trang này bị ngưng hoạt động. Dư luận viên là những người được trả tiền để viết những điều có lợi cho đảng cộng sản độc quyền chính trị tại Việt Nam.
Blogger Mẹ Nấm nói với chúng tôi về lý do mà những nhà hoạt động truyền thông không chính thống sử dụng Facebook để truyền tải thông tin.
“Facebook có một tính năng là tương tác với cộng đồng rất lớn và truyền tin đi rất là nhanh. Bên cạnh đó Facebook cũng là một mặt trận mới với nhiều người trẻ, nhiều người bàng quan, những người thờ ơ, nhưng mà nếu người ta đọc thấy những điều gì mà người ta thấy thích hợp hay là người ta đã có sẳn, điều đó làm cho người ta đi tìm thông tin. Đó là điều mà tôi nghĩ rằng các nhà hoạt động đang triệt để sử dụng Facebook.
Nó đảm bảo cho mình việc ẩn danh. Chúng mình không có phương tiện nào vừa nhanh chóng, vừa hiệu quả mà lại không bị kiểm duyệt như Facebook.
-Một nhà báo
Một quản trị viên của trang Faecbook Nhật Ký nổi tiếng nêu thêm những lợi điểm mà Facebook có được trong tình hình chưa có tự do báo chí, và thông tin bị kiểm duyệt gắt gao như ở Việt Nam.
Nó đảm bảo cho mình việc ẩn danh. Chúng mình không có phương tiện nào vừa nhanh chóng, vừa hiệu quả mà lại không bị kiểm duyệt như Facebook.”
Đảng cộng sản Việt Nam ý thức được sự đe dọa cho độc quyền truyền thông của mình, mạng Facebook thường xuyên bị chặn ở Việt Nam, mặc dầu cơ quan chức năng Việt Nam chưa bao giờ công nhận là họ chặn. Năm 2013 một nhân viên của công ty Viettel, một nhà cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam có nói với chúng tôi rằng vì mạng Facebook là phản động nên phải chận.
Nhưng có vẻ như sự ngăn chận này không được hữu hiệu vì các phần mềm dùng để vượt tường lửa được cải tiến liên tục. Và vì Việt Nam đã để cho mạng xã hội FB này hoạt động lúc khởi đầu chứ không hoàn toàn ngăn chận như Trung quốc, với một phiên bản mạng xã hội nội địa được kiểm soát hoàn toàn bởi nhà cầm quyền, nên nhiều người nói rằng việc ngăn chận mạng xã hội ở Việt Nam là không thể được.
Nay một hình thức khác có vẻ được sử dụng để chống lại Facebook là dùng chính chức năng của Facebook. Đó là việc sử dụng rất nhiều tài khoản cùng một lúc “báo cáo” để cho Facebook tự động khóa các trang được nhắm tới. Một nhà báo Việt Nam cung cấp cho chúng tôi một ảnh chụp Faecbook của một người có thể là dư luận viên, trên bức ảnh này người ta đọc được nội dung sau đây:
fb-viet-tan-250.jpg
Trang Facebook của Tổ chức Việt Tân. Screen capture.
“Sau trận đánh bằng 5.000 tài khoản một lúc một lần, Fanpage chính của Việt Tân đã bị cộng đồng anh em iSocial đánh sập. Ngay hôm sau mọc lên trang Fanpage mới của Việt Tân. Và chỉ trong chiều ngày 20/6 với 5 tiếng đồng hồ ít ỏi nhưng với sức mạnh của cộng đồng và gần 200 ngàn tài khoản tấn công báo cáo liên tục, Fanpage này đã ra đảo chơi với chú… Chiến tích này của các đồng chí xứng đáng được đảng và nhà nước trao huân chương chiến sĩ thời kỳ bàn phiếm.
Bà Angelina Trang Huỳnh, một thành viên quản trị trang Facebook Việt Tân cho biết là tổ chức của bà đã làm việc với Facebook cùng với sự trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ để giành lại quyền kiểm soát trang Facebook của mình.
Một quản trị viên khác của Nhật Ký yêu nước nói với chúng tôi:
“Những người không thích những luồng quan điểm nhiều chiều đã cố gắng làm cho trang của chúng tôi bị đánh sập. Ngay từ khi mới thành lập, những người không thích sự đa nguyên, muốn áp đặt quan điểm của chính quyền hiện tại đã kêu gọi báo cáo trang của chúng tôi.
Các quản trị viên của trang Nhật ký yêu nước, ý thức được điều này nên họ đã bỏ nhiều công sức để tránh cho trang của mình bị sơ suất, ví dụ như việc những người không thích trang này vào đưa ra những lời bình luận bất nhã, rồi sau đó chính họ lại báo cáo về những lời bất nhã đó. Các quản trị viên Nhật ký yêu nước cũng cho rằng có thể là trang Facebook Việt Tân không đủ người để làm việc này.

Facebook có khuyết điểm?

Sự tồn tại của những dư luận viên đã được chính một giới chức Việt Nam là ông Hồ Quang Lợi công khai thừa nhận hồi đầu năm 2013. Theo ông này thì riêng trên địa bàn Hà nội đã có đến 900 người. Chính phủ Việt Nam thì chưa bao giờ thừa nhận là mình ngăn chận truyền thông Internet cả. Nhưng vào năm 2010, một viên tướng công an là ông Vũ Hải Triều có nói trên báo chí rằng ngành công an của ông đã đánh sập hơn 300 trang mạng mà ông gọi là “phản động.”
Chúng ta bỏ thời gian trên Facebook là để nhắm vào việc cổ võ tự do mạng và tự do ngôn luận, đưa những thông tin trung thực đến với cư dân mạng.
-Angelina Trang Huỳnh
Ở phía ngược lại, trên mạng xã hội Facebook đôi khi cũng thấy những lời kêu gọi “báo cáo” các trang Facebook của những cá nhân ủng hộ đảng cộng sản hay tranh luận. Nhưng chưa thấy có những cuộc tấn công có tổ chức như được mô tả trong bức ảnh mà chúng tôi có được.
Khi được hỏi về khả năng trả đũa của những người khác chính kiến với đảng cộng sản Việt Nam nhằm vào các trang Facebook của các cơ quan Việt Nam cũng như các cá nhân ủng hộ đảng, bà Angelina Trang Huỳnh nói rằng:
“Chúng ta bỏ thời gian trên Facebook là để nhắm vào việc cổ võ tự do mạng và tự do ngôn luận, đưa những thông tin trung thực đến với cư dân mạng. Chúng tôi không có chủ trương ồ ạt báo cáo những trang của họ. Đó là việc của họ, bên nào có những thông tin trung thực đi đúng với lòng dân, đúng với những gì cư dân mạng quan tâm thì sẽ được nhiều người hưởng ứng thôi.
Các nhà hoạt động truyền thông bằng facebook đồng ý với nhau là trong sự tự động của Facebook có một khuyết điểm khi khóa các trang bị ồ ạt báo cáo dù rằng nội dung các trang này không có gì sai phạm. Bà Angelina Trang Huỳnh nói thêm là kiểu hoạt động tự động đó chỉ thích hợp với người sử dụng phương Tây, nơi không có sự độc tài truyền thông cũng như là đội ngũ dư luận viên đông đảo như Việt Nam.
Để kết thúc xin mượn câu chuyện của Blogger Mẹ Nấm để thấy sự sôi động và thú vị của cuộc chiến tranh trên mạng xã hội Facebook hiện nay. Khi trang Facebook của chị bị khóa thì chị đã gửi các căn cước chứng minh nhân thân của mình đến facebook thì được biết là những thông tin này đã được ai đó gửi đến trước. Theo chị thì chỉ có cơ quan an ninh Việt Nam là nắm vững chi tiết nhân thân của chị.
Đồng thời, những nhân viên an ninh thường theo dõi chị bằng phương tiện Facebook của chính họ, đã hốt hoảng vì thấy trang Facebook của chị biết mất.

No comments:

Post a Comment