Ông Vi Đức Hồi, nguyên là giám đốc một trường đảng ở Lạng Sơn vào năm 2011 đã bị tuyên án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế với tội danh « Tuyên truyền chống Nhà nước ». Khi xử phúc thẩm, ông được giảm án xuống còn 5 năm tù giam và 3 năm quản chế.
Là tác giả nhiều bài viết chỉ trích chính quyền, ông Vi Đức Hồi vào năm 2009 đã được trao giải Hellman/Hammett của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch vì những đóng góp của ông trong việc thúc đẩy tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Về phần Nguyễn Tiến Trung, đã bị bắt vào tháng 07/2009. Tháng 01/2010 ông đã ra tòa cùng với ba nhà bất đồng chính kiến khác là Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Lê Thăng Long và bị khép vào tội « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ». Nguyễn Tiến Trung bị tuyên án 7 năm tù và 3 năm quản thúc. Trước đó, dưới sức ép của quốc tế, tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ cũng đã được trả tự do, ra tù ngày 06/04/2014 và lên đường bay thẳng sang Mỹ.
Trả lời đài Pháp ngữ RFI phó giám đốc đặc trách khu vực châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson ghi nhận :
« Hai nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi, Nguyễn Tiến trung được trả tự do trước thời hạn mà lẽ ra cả hai người này không bao giờ phải lãnh án tù như vậy. Họ chỉ sử dụng quyền dân sự và chính trị mà thôi. Ông Vi Đức Hồi là một nhà viết blog còn Nguyễn Tiến Trung thì đã cùng với một số khác muốn lập ra một đảng phái chính trị.
Đấy không phải là những tội phạm và lẽ ra hai ông Hồi và Trung không thể bị kết án tù. Tổ chức Human Rights Watch hài lòng trước việc hai nhà bất đồng chính kiến này của Việt Nam đã được trả tự do trước thời hạn nhưng đừng quên rằng, tại Việt Nam hãy còn hàng trăm tù nhân chính trị.
Hơn nữa, lý do Việt Nam đã phóng thích hai ông Vi Đức Hồi, Nguyễn Tiến Trung cũng không được rõ ràng. Không hiểu là Việt Nam đã lấy quyết định như trên do áp lực của quốc tế - chủ yếu là từ phía Hoa Kỳ - hay đấy cũng có thể là do Việt Nam muốn nhanh chóng thúc đẩy tiến trình đàm phán về thương mại ….
Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam chưa được cải thiện và tôi nghĩ là tình trạng nhân quyền ở Việt Nam chỉ được cải thiện một khi Việt Nam thả thêm hàng chục tù nhân lương tâm nữa và Việt Nam phải chấm dứt việc bắt giữ công dân của họ vì lý do chính trị »
Là tác giả nhiều bài viết chỉ trích chính quyền, ông Vi Đức Hồi vào năm 2009 đã được trao giải Hellman/Hammett của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch vì những đóng góp của ông trong việc thúc đẩy tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Về phần Nguyễn Tiến Trung, đã bị bắt vào tháng 07/2009. Tháng 01/2010 ông đã ra tòa cùng với ba nhà bất đồng chính kiến khác là Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Lê Thăng Long và bị khép vào tội « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ». Nguyễn Tiến Trung bị tuyên án 7 năm tù và 3 năm quản thúc. Trước đó, dưới sức ép của quốc tế, tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ cũng đã được trả tự do, ra tù ngày 06/04/2014 và lên đường bay thẳng sang Mỹ.
Trả lời đài Pháp ngữ RFI phó giám đốc đặc trách khu vực châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson ghi nhận :
« Hai nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi, Nguyễn Tiến trung được trả tự do trước thời hạn mà lẽ ra cả hai người này không bao giờ phải lãnh án tù như vậy. Họ chỉ sử dụng quyền dân sự và chính trị mà thôi. Ông Vi Đức Hồi là một nhà viết blog còn Nguyễn Tiến Trung thì đã cùng với một số khác muốn lập ra một đảng phái chính trị.
Đấy không phải là những tội phạm và lẽ ra hai ông Hồi và Trung không thể bị kết án tù. Tổ chức Human Rights Watch hài lòng trước việc hai nhà bất đồng chính kiến này của Việt Nam đã được trả tự do trước thời hạn nhưng đừng quên rằng, tại Việt Nam hãy còn hàng trăm tù nhân chính trị.
Hơn nữa, lý do Việt Nam đã phóng thích hai ông Vi Đức Hồi, Nguyễn Tiến Trung cũng không được rõ ràng. Không hiểu là Việt Nam đã lấy quyết định như trên do áp lực của quốc tế - chủ yếu là từ phía Hoa Kỳ - hay đấy cũng có thể là do Việt Nam muốn nhanh chóng thúc đẩy tiến trình đàm phán về thương mại ….
Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam chưa được cải thiện và tôi nghĩ là tình trạng nhân quyền ở Việt Nam chỉ được cải thiện một khi Việt Nam thả thêm hàng chục tù nhân lương tâm nữa và Việt Nam phải chấm dứt việc bắt giữ công dân của họ vì lý do chính trị »
No comments:
Post a Comment