THỨ HAI 14 THÁNG TƯ 2014
Logo của Hội đồng Olympic châu Á
RFI-Thanh Phương
Trong những ngày gần đây, tranh cãi ngày càng sôi nổi chung quanh việc đăng cai Á vận hội 18 vào năm 2019, với việc ngày càng có nhiều tiếng nói yêu cầu hủy bỏ việc tổ chức sự kiện thể thao này, do gánh nặng tài chính sẽ rất lớn trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.
Khi vào năm 2012, Việt Nam được Hội đồng Olympic châu Á chọn làm nước chủ nhà Đại hội Thể thao châu Á ( Á vận hội ) ASIAD lần thứ 18, các nhà lãnh đạo thể thao của Việt Nam lúc ấy rất tự hào, xem đấy là một “thắng lợi”, sẽ “nâng cao uy tín và vị thế” của Việt Nam, vì lần đầu tiên Việt Nam được quyền đăng cai sự kiện thể thao Olympic quan trọng hàng thứ hai, chỉ sau Thế vận hội. Nhưng thực ra lúc đó, trong cuộc đua cuối cùng, ngoài Việt Nam, chỉ có một đối thủ duy nhất là Indonesia, vì trước đó Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, một quốc gia dầu hỏa giàu có, đã bỏ cuộc.
Phát biểu sau buổi bốc thăm tại Macao vào lúc đó, bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã tuyên bố rằng ASIAD sẽ “mang lại sự phát triển cho thể thao Việt Nam”. Nhưng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, nếu không muốn nói là đang gặp khủng hoảng trầm trọng, có nên dứt khoát tổ chức sự kiện thể thao sẽ rất tốn kém này hay là nên hủy việc đăng cai, cho dù có bị mất thể diện quốc gia?
Đó là vấn đề gây đang tranh cãi ngày càng sôi nổi, mà điểm đầu tiên dư luận đang chờ được giải đáp đó là ASIAD 18 sẽ tốn kém bao nhiêu? Cho tới nay, các lãnh đạo thể thao khẳng định chỉ cần ngân sách 150 triệu đôla là đủ để tổ chức ASIAD 18, vì Việt Nam đã có sẵn một số công trình thể thao, nhất là từ SEA Games 22 ( 2003 ).
Nhưng về phía các chuyên gia kinh tế và thể thao, kể cả bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, ai cũng thấy rằng số tiền 150 triệu đôla lấy từ ngân sách Nhà nước sẽ không thể nào đủ để tổ chức ASIAD, vì chỉ riêng dự án xây sân xe đạp lòng chảo phục vụ cho sự kiện thể thao này dự kiến đã là 500 triệu đôla. Khi tổ chức ASIAD 17 năm 2014, Hàn Quốc đã bỏ ra đến 1,6 tỷ đôla.
Theo báo chí trong nước, vào tháng 03/2010, bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xin Thủ tướng phê duyệt chủ trương tham gia vận động giành quyền đăng cai ASIAD 18 và hai tháng sau đó, tháng 05/2010, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, thay mặt thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã có ý kiến đồng ý cho vận động đăng cai. Việt Nam đã được chọn làm nước chủ nhà ASIAD hơn một năm rồi, chính phủ mới phát hiện là gánh nặng tài chính sẽ rất lớn, cho nên, ngày 29/03 vừa qua Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã đưa ra ý kiến là nên tính đến khả năng rút lui, không tổ chức ASIAD.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong phiên họp thường kỳ tháng 3 vừa qua đã yêu cầu bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo về phương án cụ thể việc đăng cai ASIAD, để ông “xem xét, quyết định”. Thành ra, câu hỏi đang được đặt ra là vì sao các lãnh đạo Hà Nội đã không cân nhắc về khả năng tài chính Việt Nam trước khi quyết định tham gia vận động đòi quyền đăng cai?
Chuyện đăng cai ASIAD với những khoản đầu tư khổng lồ từ ngân sách Nhà nước cũng một lần nữa làm nổi rõ sự thiếu minh bạch và thiếu hiệu quả của đầu tư công ở Việt Nam, như nhận định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trả lời phỏng vấn RFI từ Hà Nội.
Logo của Hội đồng Olympic châu Á
RFI-Thanh Phương
Trong những ngày gần đây, tranh cãi ngày càng sôi nổi chung quanh việc đăng cai Á vận hội 18 vào năm 2019, với việc ngày càng có nhiều tiếng nói yêu cầu hủy bỏ việc tổ chức sự kiện thể thao này, do gánh nặng tài chính sẽ rất lớn trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.
Khi vào năm 2012, Việt Nam được Hội đồng Olympic châu Á chọn làm nước chủ nhà Đại hội Thể thao châu Á ( Á vận hội ) ASIAD lần thứ 18, các nhà lãnh đạo thể thao của Việt Nam lúc ấy rất tự hào, xem đấy là một “thắng lợi”, sẽ “nâng cao uy tín và vị thế” của Việt Nam, vì lần đầu tiên Việt Nam được quyền đăng cai sự kiện thể thao Olympic quan trọng hàng thứ hai, chỉ sau Thế vận hội. Nhưng thực ra lúc đó, trong cuộc đua cuối cùng, ngoài Việt Nam, chỉ có một đối thủ duy nhất là Indonesia, vì trước đó Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, một quốc gia dầu hỏa giàu có, đã bỏ cuộc.
Phát biểu sau buổi bốc thăm tại Macao vào lúc đó, bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã tuyên bố rằng ASIAD sẽ “mang lại sự phát triển cho thể thao Việt Nam”. Nhưng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, nếu không muốn nói là đang gặp khủng hoảng trầm trọng, có nên dứt khoát tổ chức sự kiện thể thao sẽ rất tốn kém này hay là nên hủy việc đăng cai, cho dù có bị mất thể diện quốc gia?
Đó là vấn đề gây đang tranh cãi ngày càng sôi nổi, mà điểm đầu tiên dư luận đang chờ được giải đáp đó là ASIAD 18 sẽ tốn kém bao nhiêu? Cho tới nay, các lãnh đạo thể thao khẳng định chỉ cần ngân sách 150 triệu đôla là đủ để tổ chức ASIAD 18, vì Việt Nam đã có sẵn một số công trình thể thao, nhất là từ SEA Games 22 ( 2003 ).
Nhưng về phía các chuyên gia kinh tế và thể thao, kể cả bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, ai cũng thấy rằng số tiền 150 triệu đôla lấy từ ngân sách Nhà nước sẽ không thể nào đủ để tổ chức ASIAD, vì chỉ riêng dự án xây sân xe đạp lòng chảo phục vụ cho sự kiện thể thao này dự kiến đã là 500 triệu đôla. Khi tổ chức ASIAD 17 năm 2014, Hàn Quốc đã bỏ ra đến 1,6 tỷ đôla.
Theo báo chí trong nước, vào tháng 03/2010, bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xin Thủ tướng phê duyệt chủ trương tham gia vận động giành quyền đăng cai ASIAD 18 và hai tháng sau đó, tháng 05/2010, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, thay mặt thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã có ý kiến đồng ý cho vận động đăng cai. Việt Nam đã được chọn làm nước chủ nhà ASIAD hơn một năm rồi, chính phủ mới phát hiện là gánh nặng tài chính sẽ rất lớn, cho nên, ngày 29/03 vừa qua Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã đưa ra ý kiến là nên tính đến khả năng rút lui, không tổ chức ASIAD.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong phiên họp thường kỳ tháng 3 vừa qua đã yêu cầu bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo về phương án cụ thể việc đăng cai ASIAD, để ông “xem xét, quyết định”. Thành ra, câu hỏi đang được đặt ra là vì sao các lãnh đạo Hà Nội đã không cân nhắc về khả năng tài chính Việt Nam trước khi quyết định tham gia vận động đòi quyền đăng cai?
Chuyện đăng cai ASIAD với những khoản đầu tư khổng lồ từ ngân sách Nhà nước cũng một lần nữa làm nổi rõ sự thiếu minh bạch và thiếu hiệu quả của đầu tư công ở Việt Nam, như nhận định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trả lời phỏng vấn RFI từ Hà Nội.
Phát biểu sau buổi bốc thăm tại Macao vào lúc đó, bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã tuyên bố rằng ASIAD sẽ “mang lại sự phát triển cho thể thao Việt Nam”. Nhưng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, nếu không muốn nói là đang gặp khủng hoảng trầm trọng, có nên dứt khoát tổ chức sự kiện thể thao sẽ rất tốn kém này hay là nên hủy việc đăng cai, cho dù có bị mất thể diện quốc gia?
Đó là vấn đề gây đang tranh cãi ngày càng sôi nổi, mà điểm đầu tiên dư luận đang chờ được giải đáp đó là ASIAD 18 sẽ tốn kém bao nhiêu? Cho tới nay, các lãnh đạo thể thao khẳng định chỉ cần ngân sách 150 triệu đôla là đủ để tổ chức ASIAD 18, vì Việt Nam đã có sẵn một số công trình thể thao, nhất là từ SEA Games 22 ( 2003 ).
Nhưng về phía các chuyên gia kinh tế và thể thao, kể cả bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, ai cũng thấy rằng số tiền 150 triệu đôla lấy từ ngân sách Nhà nước sẽ không thể nào đủ để tổ chức ASIAD, vì chỉ riêng dự án xây sân xe đạp lòng chảo phục vụ cho sự kiện thể thao này dự kiến đã là 500 triệu đôla. Khi tổ chức ASIAD 17 năm 2014, Hàn Quốc đã bỏ ra đến 1,6 tỷ đôla.
Theo báo chí trong nước, vào tháng 03/2010, bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xin Thủ tướng phê duyệt chủ trương tham gia vận động giành quyền đăng cai ASIAD 18 và hai tháng sau đó, tháng 05/2010, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, thay mặt thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã có ý kiến đồng ý cho vận động đăng cai. Việt Nam đã được chọn làm nước chủ nhà ASIAD hơn một năm rồi, chính phủ mới phát hiện là gánh nặng tài chính sẽ rất lớn, cho nên, ngày 29/03 vừa qua Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã đưa ra ý kiến là nên tính đến khả năng rút lui, không tổ chức ASIAD.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong phiên họp thường kỳ tháng 3 vừa qua đã yêu cầu bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo về phương án cụ thể việc đăng cai ASIAD, để ông “xem xét, quyết định”. Thành ra, câu hỏi đang được đặt ra là vì sao các lãnh đạo Hà Nội đã không cân nhắc về khả năng tài chính Việt Nam trước khi quyết định tham gia vận động đòi quyền đăng cai?
Chuyện đăng cai ASIAD với những khoản đầu tư khổng lồ từ ngân sách Nhà nước cũng một lần nữa làm nổi rõ sự thiếu minh bạch và thiếu hiệu quả của đầu tư công ở Việt Nam, như nhận định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trả lời phỏng vấn RFI từ Hà Nội.
No comments:
Post a Comment