Có cơ sở để khởi tố vụ án
Như báo Đời sống và Pháp luật đã thông
tin, sự việc đau lòng xảy bắt đầu từ khi chị Trần Thị Lân đến bệnh viện
huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình để khám thai sản. Tại đây các bác sỹ tiến
hành khám, siêu âm, chụp, chiếu và kết luận chị Lân bị “nhau tiền đạo”.
Sản phụ được đưa lên bàn mổ lúc 14h30 ngày 24/6/2013, người trực tiếp
thực hiện ca mổ này là bác sĩ Dương Văn Tiến, Giám đốc Bệnh viện và bác
sĩ Chiến trưởng khoa sản. Nhưng trớ trêu thay, khi tiến hành mổ đẻ, các
bác sỹ phát hiện phụ sản Lân bị “nhau cài răng lược”. Theo thông báo của
bác sĩ Tiến sau ca mổ, sản phụ Lân bị mất nhiều máu, trong khi đó bệnh
viện không có máu dự trữ để tiếp nên bệnh nhân đã tử vong.
Theo
lời kể của gia đình nạn nhân, sau khi sự việc xảy ra, ông Tiến có làm
công tác tư tưởng với gia đình nạn nhân là đưa thi thể chị Trần Thị Lân
về mai táng, nhưng anh Phạm Duy Đông (chồng nạn nhân) đã đi báo với cơ
quan công an huyện Yên Thủy đề nghị làm rõ nguyên nhân cái chết của chị
Trần Thị Lân.
Ngày 25/06/2013, khoảng 9h sáng, gia
đình phụ sản Lân nhận được tin báo có cơ quan giám định pháp y về làm
công tác mổ tử thi, xác định nguyên nhân dẫn đến cái chết của chị Trần
Thị Lân. Tuy nhiên, từ đó đến nay đã hơn 6 tháng trôi qua, gia đình nạn
nhân vẫn chưa nhận được thông báo, kết luận về vụ việc mặc dù đã "gõ
cửa" rất nhiều các cơ quan, ban ngành của tỉnh Hòa Bình.
Với vụ việc gây ra hậu quả nghiêm trọng
như vậy, tại sao đến nay cơ quan điều tra huyện Yên Thủy vẫn chưa có câu
trả lời xác đáng?
Cơ quan chức năng đùn đẩy trách nhiệm
Nhận thấy có nhiều uẩn khúc đằng sau cái
chết tức tưởi của người thân, gia đình sản phụ Trần Thị Lân đã làm đơn
tố cáo tới rất nhiều cơ quan chức năng trong tỉnh Hòa Bình mong được
thông báo kết luận giám định pháp y và nguyên nhân cái chết của sản phụ.
Tuy nhiên, người nhà chỉ nhận được sự đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau của
các cơ quan.
Chị gái nạn nhân trần tình về vụ việc
Cụ thể, sau khi nhận được đơn tố cáo của
người nhà nạn nhân Lân, UBND tỉnh Hòa Bình đã ra văn bản yêu cầu Sở Y
tế trả lời kết quả giám định pháp y. Sau đó, Sở Y tế có văn bản trả lời,
vụ việc đang được cơ quan Công an huyện Yên Thủy giải quyết nên đề nghị
gia đình nạn nhân liên hệ với công an huyện Yên Thủy.
Khi gia đình nạn nhân đến công an huyện
Yên Thủy để hỏi thì lại được công an huyện Yên Thủy trả lời là "Đợi kết
luận giám định pháp y".
Theo điểm c, khoản 2, Điều 23 của Luật
Giám định tư pháp thì cơ quan tiến hành giám định phải thực hiện và trả
kết luận giám định đúng thời hạn cho người trưng cầu giám định. Điều này
có nghĩa là khi cơ quan giám định Sở y tế tỉnh Hòa Bình thực hiện theo
Quyết định giám định số 36/QĐ-CQĐT ngày 10/7/2013 của Công an huyện Yên
Thủy thì phải có nghĩa vụ trả lại kết luận giám định cho cơ quan Công an
huyện Yên Thủy.
Có thể thấy, cùng một nội dung đơn nhưng
việc trả lời của 2 cơ quan chức năng thuộc tỉnh Hòa Bình hoàn toàn mâu
thuẫn với nhau, thể hiện sự vô cảm, tắc trách của những người thực hiện
công vụ.
No comments:
Post a Comment