Thursday, December 26, 2013

Những điểm yếu cốt tử của tàu sân bay Trung Quốc



Thứ năm, 2013-12-26 14:35:12 - Nguồn: PetroTimes.vn
Việc trang bị tàu sân bay cho lực lượng Hải quân là một xu hướng tất yếu song không phải quốc gia nào cũng có đủ trình độ và tiềm lực kinh tế để theo đuổi ước mơ đó.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Mặc dù Trung Quốc có nhiều hạn chế trong lĩnh vực kỹ thuật, song với việc đưa vào biên chế tàu sân bay Liêu Ninh là một nỗ lực vượt bậc của Bắc Kinh trong việc chứng minh khả năng quân sự cũng như tham vọng của mình. Tuy nhiên, thực tế tàu sân bay Liêu Ninh có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu thực chiến hay không thì vẫn là một dấu hỏi lớn.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, mặc dù được đưa vào biên chế chính thức cho Hải quân, song tàu sân bay Liêu Ninh chỉ có giá trị "tinh thần"- tức là cổ vũ, đánh bóng hình ảnh của Hải quân Trung Quốc, còn trên thực tế nó không có giá trị cũng như khả năng tác chiến thực sự.
Các ý kiến nhận định, hiện Trung Quốc gặp rất nhiều vấn đề đối với tàu sân bay Liêu Ninh. Trong đó có thể kể đến sáu điểm yếu cốt tử sau.
Thứ nhất, tàu Liêu Ninh phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ đóng tàu của Nga.
Đây là bản một chiếc tàu cũ của Liên Xô trước đây. Tiền thân của tàu Liêu Ninh chính là tàu sân bay đa dụng Riga lớp Đô đốc Kuznetsov được biên chế cho hải quân Liên Xô vào năm 1988, và sau đó được đổi tên thành Varyag vào năm 1990.
Năm 1998 Trung Quốc đã mua lại rồi kéo về cảng Đại Liên. Chính những công nghệ vốn đã rất cũ kỹ và lạc hậu từ những năm 1990 này đã hạn chế rất nhiều đến phạm vi hoạt động cũng như tính hữu dụng của tàu sân bay Liêu Ninh.
Mặc dù đã được Trung Quốc "phù phép" biến nó thành một tàu sân bay với lớp vỏ ngoài hào nhoáng nhưng theo đánh giá của giới chuyên gia các công nghệ cũng như trang thiết bị bên trong không thể đáp ứng nếu như thực chiến xảy ra. Bên cạnh đó còn chưa kể đến khả năng đồng bộ các thiết bị tương đối kém cỏi do Trung Quốc đã lắp ghép nhiều mảng kỹ thuật trên con tàu này.
Thứ hai, nếu như công nghệ hiện nay trang bị trên tàu sân bay la động cơ hạt nhân thì tàu sân bay của Trung Quốc lại chạy bằng động cơ diesel.
Với động cơ này, tàu sân bay của Trung Quốc không thể đạt tốc độ tối đa theo yêu cầu cũng như khả năng cơ động tác chiến linh hoạt. Bên cạnh đó, việc chỉ trang bị động cơ điêzen còn khiến tàu Liêu Ninh không đạt được vận tốc cần thiết để giúp các máy bay chiến đấu lợi dụng sức gío để cất cánh.
Thứ ba, các hệ thống điện tử và vũ khí trên tàu sân bay Liêu Ninh còn kém xa so với trang bị của tàu sân bay Mỹ.
Chiến đấu cơ J-15, “đòn chủ lực” của tàu sân bay Liêu Ninh vẫn chưa thể so sánh được với những chiếc chiến đấu cơ tàng hình FA-18 E/F Super Hornet của Mỹ. Chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc được cho là một bản sao của máy bay hạng nặng Su-33 Falcon-D của Nga, tuy nhiên, chiếc “Cá mập bay” J-15 này đã bị các chuyên gia hàng không chê “tơi bời” vì những hạn chế của nó, đặc biệt là hệ thống động cơ không thể nào so sánh được với nguyên mẫu Su-33.
Ngoài ra, chiến đấu cơ J-15 cũng mới chỉ luyện tập cất hạ cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh trong một thời gian ngắn, và trình độ tác chiến cũng như khả năng phối hợp giữa các chiến đấu cơ này với tàu sân bay Liêu Ninh vẫn còn là một câu hỏi lớn.
Thứ tư đó là khả năng trinh sát, cảnh báo sớm từ xa vô cùng yếu kém.
Hiện tại tàu sân bay Liêu Ninh được trang bị máy bay trực thăng trinh sát Kamov KA-31 do Nga chế tạo. Mặc dù được trang bị một số công nghệ và tính năng tiên tiến, song “Cá hổ kình” KA-31 không thể nào đọ được với máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye của tàu sân bay Mỹ so về trần bay và phạm vi hoạt động. KA-31 chỉ có tốc độ bay tối đa 250 km/h và tầm hoạt động 600 km, trong khi E-2 Hawkeye của hải quân Mỹ có tầm hoạt động 2.700 km với tốc độ bay tối đa 650 km/h.
Ngoài ra máy bay cảnh báo sớm của Mỹ có thể phát hiện máy bay địch từ khoảng cách 400-650 km và giám sát đồng thời 40 mục tiêu cùng một lúc.
Thứ năm đó là lực lượng hộ tống. Nếu như một cụm tàu sân bay của Mỹ thường được biên chế 2-3 tàu khu trục tên lửa, 3 tàu hộ vệ tên lửa, 2-3 tàu ngầm hạt nhân, 1-2 máy bay trinh sát P3C...hộ tống trong quá trình tác chiến thì tàu sân bay của Trung Quốc vẫn đang loay hoay chỉ biên chế 2 tàu hộ vệ tên lửa đi cùng. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho lực lượng chống hạm đối phương nếu như tác chiến xảy ra.
Thứ sáu, hệ thống cất-hạ cánh trên tàu sân bay của Trung Quốc sử dụng hệ thống dốc tạo đà.
Đây là kỹ thuật chỉ áp dụng đối với các máy bay chiến đấy có trọng tải nhỏ, vận tốc lớn. Một khi các máy bay của Trung Quốc trang bị đầy đủ nhiên liệu, vũ khí, tên lửa quá tải trọng sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng có thể dẫn tới va chạm, mất an toàn đối với phi công.
Ngoài ra, kỹ thuật tăng tốc khi hạ cánh trên tàu sân bay có đường băng dốc cũng phức tạp và khó khăn hơn. Do đó, với trình độ phi công hiện tại, Trung Quốc khó có thể thực hiện trong thời gian ngắn trước mắt.
Với những điểm yếu “chết người” trên, các chuyên gia nhận định tàu sân bay Liêu Ninh vẫn còn cả một chặng đường dài phía trước để có thể tự hoàn thiện mình, và với khả năng phối hợp tác chiến như hiện nay, nếu tham gia chiến đấu, tàu Liêu Ninh chẳng khác nào đâm đầu vào chỗ chết.
Lam Ngọc (tổng hợp)

2 comments:

  1. F-18 không có khả năng tàng hình tuy đúng là F-18 vẫn nhỉnh hơn J-15. Không phải HKMH nào cũng bắt buôc trang bị lò nguyên tử, HKMH hiện đại lớp Queen Elizabeth của Hải Quân Anh sử dụng tuốc bin khí, Liêu Ninh không sử dụng động cơ diesel mà sử dụng tuốc bin hơi nước tương tự như người chị em Kuznetsov của nó, Kuznetsov và Queen Elizabeth vẫn đang được vận tốc hơn 30 hải lý, ngang ngửa với HKMH lớp Nimitz của Hoa Kỳ sử dụng năng lượng nguyên tử.

    ReplyDelete
  2. Còn nữa, Liêu Ninh và Kuznetsov có dốc đà vì hai chiếc này không có hệ thổng đẩy catapult như tàu lớp Nimitz.

    ReplyDelete