26.12.2013
PHNOM PENH — Hàng vạn nhân công ngành dệt
may ở Campuchia đã đình công để phản đối điều mà họ cho là sự gia tăng
không thỏa đáng của mức lương tối thiểu hàng tháng. Thông tín viên VOA
Robert Carmichael tường thuật rằng trong lúc căng thẳng gia tăng trên
đường phố, tổ chức đại diện các nhà xuất khẩu quần áo đã khuyến nghị các
công xưởng tạm thời đóng cửa.
Những người thợ ngành dệt may đang tức giận vì chính phủ quyết định tăng mức lương tối thiểu hàng tháng từ 80 đô la lên 95 đô la. Trước đó nhiều người dự kiến mức lương tối thiểu sẽ tăng gấp đôi, lên tới 160 đô la.
Hôm thứ tư, phóng viên VOA đã nói chuyện với những công nhân biểu tình bên ngoài 3 xưởng may. Tất cả những người này đều nói rằng vì vật giá leo thang nên họ không thể sống được với đồng lương hiện nay và phải làm thêm giờ phụ trội.
Nhiều người cho biết trước khi chính phủ loan báo mức lương tối thiểu mới, những người chủ nhà đã tăng 5 đôla tiền thuê nhà hàng tháng.
Bà Huot Lykeang, một người làm thợ may từ 13 năm nay, nằm trong số mấy trăm công nhân biểu tình phản đối bên ngoài xưởng may Great Union ở Phnom Penh.
Bà cho biết vì mức gia tăng của tiền lương không theo kịp đà gia tăng của vật giá nên bà khó lòng gởi tiền về quê để nuôi con.
Bà Huot nói rằng bà muốn làm thế nào để bà có thể dành dụm được chút đỉnh. Bà đề nghị các quan chức chính phủ thử sống với mức lương 95 đô la một tháng và nếu họ có thể sống được với mức lương đó thì bà sẽ chấp nhận quyết định của chính quyền. Nhưng nếu không, thì Thủ tướng Hun Sen nên từ chức và chính phủ nên tăng mức lương tối thiểu lên thành 160 đô la mỗi tháng.
Công nghiệp dệt may là công nghiệp mang lại ngoại tệ nhiều nhất cho Campuchia, với kim ngạch xuất khẩu trong năm nay vượt mức 5 tỉ đôla, hầu hết là bán sang Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu. Đây cũng là công nghiệp thu dụng công nhân nhiều nhất, với số lao động lên tới 400.000 người.
Nhưng trong những năm gần đây, lương bỗng không theo kịp đà lạm phát, và kết quả là con số những vụ đình công mỗi lúc một nhiều.
Năm ngoái, ngành dệt may ở đây đã mất hơn nửa triệu ngày công vì những vụ đình công, mức thiệt hại cao nhất trong vòng 20 năm. Năm nay, tình hình còn tệ hại hơn và số ngày công bị mất dự kiến sẽ lên tới 1 triệu ngày.
Một số vụ biểu tình đã có bạo động từ cả hai phía. Trong vụ tệ hại nhất, cảnh sát chống bạo động đã dùng đạn thật bắn vào người biểu tình hồi tháng 11, giết chết một người vô can và gây thương tích cho vài người khác.
Ngày hôm nay, giữa lúc có hàng vạn công nhân đình công trong tuần này, Hiệp hội các nhà sản xuất quần áo Campuchia, đại diện hơn 400 xưởng may xuất khẩu, đã khuyên các hội viên đóng cửa công xưởng trong vài ngày tới.
Ông Ken Loo,
Tổng thư ký Hiệp hội này, nói rằng có nhiều rủi ro xảy ra bạo động:
"Chúng tôi đã gởi một văn thư cho tất cả các công ty hội viên để khuyên họ là nếu họ bị ảnh hưởng thì hãy cho toàn bộ công nhân về nhà để bảo vệ an toàn cho công nhân cũng như để bảo vệ cho công xưởng. Bởi vì chúng tôi nhận thấy và chúng tôi biết rằng nhóm người đang đi khích động họ có mục tiêu chính là buộc công nhân không làm việc. Trên cơ bản là không để cho công nhân làm việc. Nhiều công xưởng đã bị ảnh hưởng của việc này."
Ông Loo cho rằng những công xưởng tiếp tục mở cửa hoạt động có phần chắc sẽ gặp nhiều khó khăn.
Những vụ đình công này là một cú huých mạnh cho Đảng Cứu Quốc Campuchia, là đảng đối lập đã thua khít khao trong cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng 7.
Phe đối lập đã giành được nhiều ghế ở quốc hội, một phần là nhờ vào sự hứa hẹn sẽ tăng gấp đôi mức lương tối thiểu của công nhân dệt may. Họ đã giành được phiếu của nhiều người trong số 400.000 công nhân may mặc, phần lớn là những phụ nữ trẻ dang ra sức kiếm tiền để giúp đỡ gia đình ở thôn quê.
Những người thợ ngành dệt may đang tức giận vì chính phủ quyết định tăng mức lương tối thiểu hàng tháng từ 80 đô la lên 95 đô la. Trước đó nhiều người dự kiến mức lương tối thiểu sẽ tăng gấp đôi, lên tới 160 đô la.
Hôm thứ tư, phóng viên VOA đã nói chuyện với những công nhân biểu tình bên ngoài 3 xưởng may. Tất cả những người này đều nói rằng vì vật giá leo thang nên họ không thể sống được với đồng lương hiện nay và phải làm thêm giờ phụ trội.
Nhiều người cho biết trước khi chính phủ loan báo mức lương tối thiểu mới, những người chủ nhà đã tăng 5 đôla tiền thuê nhà hàng tháng.
Bà Huot Lykeang, một người làm thợ may từ 13 năm nay, nằm trong số mấy trăm công nhân biểu tình phản đối bên ngoài xưởng may Great Union ở Phnom Penh.
Bà cho biết vì mức gia tăng của tiền lương không theo kịp đà gia tăng của vật giá nên bà khó lòng gởi tiền về quê để nuôi con.
Bà Huot nói rằng bà muốn làm thế nào để bà có thể dành dụm được chút đỉnh. Bà đề nghị các quan chức chính phủ thử sống với mức lương 95 đô la một tháng và nếu họ có thể sống được với mức lương đó thì bà sẽ chấp nhận quyết định của chính quyền. Nhưng nếu không, thì Thủ tướng Hun Sen nên từ chức và chính phủ nên tăng mức lương tối thiểu lên thành 160 đô la mỗi tháng.
Công nghiệp dệt may là công nghiệp mang lại ngoại tệ nhiều nhất cho Campuchia, với kim ngạch xuất khẩu trong năm nay vượt mức 5 tỉ đôla, hầu hết là bán sang Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu. Đây cũng là công nghiệp thu dụng công nhân nhiều nhất, với số lao động lên tới 400.000 người.
Nhưng trong những năm gần đây, lương bỗng không theo kịp đà lạm phát, và kết quả là con số những vụ đình công mỗi lúc một nhiều.
Năm ngoái, ngành dệt may ở đây đã mất hơn nửa triệu ngày công vì những vụ đình công, mức thiệt hại cao nhất trong vòng 20 năm. Năm nay, tình hình còn tệ hại hơn và số ngày công bị mất dự kiến sẽ lên tới 1 triệu ngày.
Một số vụ biểu tình đã có bạo động từ cả hai phía. Trong vụ tệ hại nhất, cảnh sát chống bạo động đã dùng đạn thật bắn vào người biểu tình hồi tháng 11, giết chết một người vô can và gây thương tích cho vài người khác.
Ngày hôm nay, giữa lúc có hàng vạn công nhân đình công trong tuần này, Hiệp hội các nhà sản xuất quần áo Campuchia, đại diện hơn 400 xưởng may xuất khẩu, đã khuyên các hội viên đóng cửa công xưởng trong vài ngày tới.
Ông Ken Loo,
Tổng thư ký Hiệp hội này, nói rằng có nhiều rủi ro xảy ra bạo động:
"Chúng tôi đã gởi một văn thư cho tất cả các công ty hội viên để khuyên họ là nếu họ bị ảnh hưởng thì hãy cho toàn bộ công nhân về nhà để bảo vệ an toàn cho công nhân cũng như để bảo vệ cho công xưởng. Bởi vì chúng tôi nhận thấy và chúng tôi biết rằng nhóm người đang đi khích động họ có mục tiêu chính là buộc công nhân không làm việc. Trên cơ bản là không để cho công nhân làm việc. Nhiều công xưởng đã bị ảnh hưởng của việc này."
Ông Loo cho rằng những công xưởng tiếp tục mở cửa hoạt động có phần chắc sẽ gặp nhiều khó khăn.
Những vụ đình công này là một cú huých mạnh cho Đảng Cứu Quốc Campuchia, là đảng đối lập đã thua khít khao trong cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng 7.
Phe đối lập đã giành được nhiều ghế ở quốc hội, một phần là nhờ vào sự hứa hẹn sẽ tăng gấp đôi mức lương tối thiểu của công nhân dệt may. Họ đã giành được phiếu của nhiều người trong số 400.000 công nhân may mặc, phần lớn là những phụ nữ trẻ dang ra sức kiếm tiền để giúp đỡ gia đình ở thôn quê.
Bài viết của bạn rất thú vị! Mời bạn ghé website mình nhé:
ReplyDeletetìm người giữ nhà ngày Tết tại TPHCM hoặc tim nguoi giu nha ngay Tet tai TPHCM