Thursday, December 26, 2013

“Nhận thức kém, vô tình” hay cố ý?



1a.
Trong bối cảnh hiện nay, những hiện tượng thiếu tôn trọng chủ quyền dân tộc, thậm chí làm nhục quốc thể không thể đơn thuần coi là “nhận thức kém”. Liệu rằng có thực trạng ăn tiền nước ngoài, của ‘thé lực thù địch”, làm tay sai để Tuyên truyền ‘đường Lưỡi Bò’, coi thường chủ quyền dân tộc, cả việc treo cờ Trung Quốc dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Có đơn thuần là nhận thức kém hay vô tình không? Chẳng lẽ đảng, chính quyền và cả pháp luật làm ngơ trong những hành động nêu trên?
Phần mềm dạy học cài hình lưỡi bò phi pháp
Khi “đường lưỡi bò” phi pháp bị tố cáo đã xâm lấn cả vào sách của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam thì như thường lệ, các bộ ngành tiếp tục đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi chưa có một lời giải thích chính đáng vì sao thông tin sai trái về chủ quyền lại ngang nhiên xuất hiện trong học đường từ 5 năm trước.
Sau khi “đường lưỡi bò” trong phần mềm tin học lớp 7 bị phanh phui, thì ngày sau đó dư luận tiếp tục bức xúc khi thấy chúng còn có tại cuốn “Bài tập tin học dành cho trung học cơ sở” quyển 2. Cuốn sách này được nộp lưu chiểu vào tháng 6/2013, chịu trách nhiệm xuất bản là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Ngô Trần Ái và Tổng biên tập kiêm Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Quý Thao, Chủ biên là Phạm Thế Long.
Điều đáng chú ý là danh sách thành viên biên soạn 2 cuốn sách đều có tên ông Bùi Việt Hà – Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ tin học nhà trường School@net. Ông Hà là người đã từng chỉ trích báo giới đã “làm quá” và cho rằng việc “đường lưỡi bò” xuất hiện trong phần mềm tin học là “không quá nghiêm trọng”!
Tuy các cơ quan có trách nhiệm trong ngành giáo dục đã vào cuộc và có cả công văn chỉ đạo nhưng cho tới nay, câu hỏi “Vì sao học sinh phải học đường lưỡi bò trong 5 năm?” vẫn chưa có lời đáp thỏa đáng. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Vũ Đình Chuẩn thì tỏ vẻ ngỡ ngàng và chuyển ngay trách nhiệm cho Cục Công nghệ thông tin quản lý. Ngay sau đó, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Quách Tuấn Ngọc nói trên Đất Việt là Vụ Giáo dục Trung học mới là đơn vị chịu trách nhiệm, còn Cục Công nghệ thông tin quản lý “không hề liên quan”.
Sở GD&ĐT TP. HCM khi được hỏi về vấn đề này, một mặt cho biết đã có công văn đề nghị các phòng giáo dục loại bỏ phần mềm “lưỡi bò”, mặt khác phủ nhận việc mua phần mềm nói trên từ Trung Quốc và khẳng định tài liệu là của Bộ GD&ĐT. Nhắc tới trách nhiệm, Chánh văn phòng Sở GT&ĐT TP.HCM Đỗ Minh Hoàng nói: “Nhà xuất bản Giáo dục phải có trách nhiệm hoàn toàn”! Quan điểm này đúng với tinh thần công văn của Bộ GD&ĐT gửi đi ngày 24/12 khi khẳng định sách giáo khoa “Tin học dành cho trung học cơ sở” quyển 2 không còn bài “học địa lý thế giới với phần mềm Earth Explorer”. Và không hiểu vì lý do gì Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các tác giả lại cho xuất bản cuốn sách bài tập vào tháng 6/2013 liên quan đến phần mềm này?!
Trách nhiệm về sự việc “không quá nghiêm trọng”này vẫn chưa có ai đứng ra nhận. Nếu chính các nhà biên soạn giáo trình cho con em nước Việt còn mơ hồ về chủ quyền quốc gia, cơ quan chức năng không làm tròn trách nhiệm kiểm soát sự vô tâm vô cảm đó thì một loạt hiện tượng sách giáo khoa, sách tham khảo cắm cờ Trung Quốc chính là sản phẩm nằm trong dây chuyền “lỗi hệ thống”,… Cái lỗi này đã mở đường cho những sản phẩm phản động, bôi nhọ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc len lỏi vào tận học đường. Nếu như vậy, dù có tổ chức bao nhiêu triển lãm, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo cũng sẽ không bao giờ gánh được hết cái lỗi từ căn bệnh vô trách nhiệm đến đáng sợ của quan chức, cán bộ trong ngành giáo dục.
Trưởng ấp treo cờ Trung Quốc
TRUNGQUOC-LONGAN
Theo báo Người Lao Động, tại xã Đức Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An người dân đã phát hiện có hai lá cờ Trung Quốc được treo lên trước cửa nhà một trưởng ấp trong hai ngày 22 và 23/12 vừa qua. Nguồn gốc lá cờ là của ông Trương Minh Trí, Bí thư huyện Đoàn Tân Trụ, trước đây là chủ tịch UBND xã Đức Tân. Ông Trí có được cờ Trung Quốc sau lần tham dự hoạt động giao lưu Đoàn với nước bạn. Người treo lá cờ được xác định là… cháu Bùi Đức Thái (11 tuổi) là con cháu trong nhà trưởng ấp và bị thiểu năng từ bé.
THEO BLOG BÙI VĂN BỒNG


No comments:

Post a Comment