Lễ ký kết tài trợ doanh nghiệp dệt Trung Cộng. (Ảnh: N. Duyên)
Khoản cấp tín dụng nêu trên do Ngân hàng Bank of China – Chi nhánh tại Sài Gòn làm ngân hàng đầu mối, với sự tham gia của 9 tổ chức tín dụng. Trong đó, Vietcombank là ngân hàng thu xếp chính được ủy quyền ưu tiên với tổng số tiền tài trợ là 22 triệu USD, lớn nhất trong 9 tổ chức tín dụng trong và ngoài nước tham gia đồng tài trợ.
Được biết, Tập đoàn dệt Texhong thành lập năm 1997, hiện là 1 trong 10 doanh nghiệp (DN) lớn nhất trong ngành dệt may Trung Cộng. Tính đến hiện tại, Tập đoàn Texhong đã đầu tư vào 5 dự án tại Việt Nam, trong đó có 2 dự án tại Nhơn Trạch, Đồng Nai và 3 dự án tại Móng Cái, Quảng Ninh.
Những năm gần đây, làn sóng Trung Cộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực dệt may gia tăng mạnh mẽ, nhằm đón đầu những lợi thế về xuất xứ khi Việt Nam gia nhập TPP, và nhiều thoả thuận mậu dịch tư do (FTA) khác, mà Trung Cộng không phải là thành viên.
Để được hưởng những ưu đãi từ FTA, một trong các tiêu chí là nguyên liệu phải có xuất xứ từ các thành viên. Đây là câu chuyện khó với các doanh nghiệp Việt Nam, bởi để đầu tư mới một nhà máy sản xuất nguyên liệu cần khoảng 50 triệu USD. Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn vốn mỏng, khó đầu tư dài hơi. Do đó, các doanh nghiệp Trung Cộng đầu tư tại Việt Nam, và bán vải cho các công ty nội địa.
Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại Bộ Công Thương (VITIC) thì ngành dệt may Việt Nam hiện phải nhập cảng nguyên phụ liệu từ Trung Cộng chiếm tới 48%. Mặt hàng sợi, xơ, kể cả thuốc nhuộm, hóa chất,… đều nhập 100% từ Trung Cộng.
Trong chuỗi giá trị của ngành dệt may, công đoạn nhuộm và hoàn tất vải lại là những công đoạn phát thải ô nhiễm cao nhất. Khi sử dụng nhiều loại thuốc nhuộm, hóa chất sẽ tiêu thụ nhiều nước, phát sinh nhiều nước thải với nồng độ ô nhiễm rất cao. Các số liệu cho thấy, tùy loại vải và công nghệ nhuộm, lượng nước sạch tiêu tốn có thể đến khoảng 130-600 m3/tấn và có đến 88% lượng nước sạch sử dụng sẽ trở thành nước thải trong quá trình xử lý vải ướt.
Như vậy, với gói tài trợ 22 triệu USD nói trên, Việt Nam không chỉ tiếp tục lệ thuộc Trung Cộng, mà còn đối mặt với vấn đề nước thải, như đang xảy ra tại Công ty Hưng Nghiệp Formosa (Khu công nghiệp Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh).
04/24/2016 - 18:48
Vũ Minh Ngọc / SBTN
Vũ Minh Ngọc / SBTN
No comments:
Post a Comment