Saturday, April 9, 2016

"Trò chơi" hiến pháp, "cây dù" Trung Quốc và "nỗi sợ" của công an phiệt

Giáo Già-04-09-2016 Theo VietNamDaily.News.
1
Hình Nguyễn Thị Kim Ngân một tay đưa lên thề, một tay đặt trên bản Hiến Pháp 2013 của CSVN (Ảnh: Tân Hoa xã)
Ngày 7 tháng 4 năm 2016
H,
Vào khoảng 9h15 sáng ngày 31-3-2016, Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội CSVN. Tay đặt lên cuốn Hiến pháp 2013 màu đỏ, Tay phải giơ cao hướng lòng bàn tay về hội trường, Bà nói: “Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được đảng, nhà nước và nhân dân giao phó“.
Còn nhớ:
  • Sáng 21-3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khai mạc Kỳ họp thứ 11 – kỳ họp cuối cùng của Quốc hội Khóa XIII.
  • Sáng ngày 30-3, Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Sau đó, bầu Chủ tịch Quốc hội mới là Nguyễn Thị Kim Ngân.
  • Sáng 31-3 Chủ tịch tân nhiệm tuyên thệ.
  • Chiều 31-3, Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sau đó, Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới là Đại tướng công an Trần Đại Quang.
  • Sáng 2-4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tuyên thệ.
  • Sáng 6-4, miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng mới là Nguyễn Xuân Phúc.
  • Ngày 7-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ.
Xa hơn nữa, dư luận hẳn không quên cảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rớt nước mắt khóc tại Hội nghị Trung ương 6, vào cuối năm 2012, khi không thể kỷ luật được Nguyễn Tấn Dũng vì tội Dũng quá trầm trọng trên lãnh vực tham nhũng. Đã vậy, không ai dám gọi đích danh Nguyễn Tấn Dũng mà chỉ dám gọi “tội phạm” là “đồng chí X”. Từ đó, ai cũng thấy là “hoạn lộ” của Nguyễn Tấn Dũng thênh thang như đường băng trên phi trường quốc tế. Nhưng, mọi người cũng không thể không thấy Nguyễn Phú Trọng thấm thía hẳn bài học đắt giá về công tác tổ chức và xử thế nhân sự. Đặc biệt là Trung quốc không thể nhìn vào đó rồi im lặng, để cho người lãnh đạo “ngạo mạn” của CSVN vượt ra ngoài con đường khống chế của Bắc Kinh.
Do vậy, trước ngày khai diễn Đại hội XII, Nguyễn Phú Trọng đã cấp tốc cho Nguyễn Sinh Hùng hối hả đi Bắc Kinh báo cáo tình hình và nhận chỉ thị từ Tập Cận Bình. Từ đó, số phận của Nguyễn Tấn Dũng coi như xong, kéo theo số phận của Trương Tấn Sang, và cả Nguyễn Sinh Hùng. Theo lịnh của Tập Cận Bình cả 2 đều phải rút lui khỏi Bộ Chính trị, nhằm “kéo” Nguyễn Tấn Dũng “rút lui” theo, làm thành sự thay đổi lãnh đạo trong guồng máy cai trị của CS trên toàn lãnh thổ VN, theo tiến trình thể hiện “thỏa ước Thành Đô”.
Điều khiến Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng lo là không thể để Nguyễn Tấn Dũng hay Trương Tấn Sang tiếp đón Tổng thống Mỹ Obama tại Hà Nội, vào tháng 5 tới, khi họ vẫn còn là Thủ tướng, hay Chủ tịch nước, vì họ có thể nhân danh người lãnh đạo nhà cầm quyền Việt Nam thương lượng với Tổng thống Obama, ký các hiệp ước hay văn kiện nào đó bất lợi cho Trung quốc, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tham vọng của Trung quốc ở biển đông.
Do vậy, Nguyễn Phú Trọng phải hấp tấp cho cả 3 Hùng, Sang, Dũng “đi chỗ khác chơi” bằng việc bãi nhiệm trước thời hạn, bất kể chúng có vi phạm kỷ luật, có xin từ nhiệm, có vi hiến hay không; vì từ lâu Hiến pháp chỉ là “trò chơi” của Đảng. Cả 4 bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và mới đây Hiến pháp 2013 chỉ là văn bản để CSVN lợi dụng cho những mưu đồ chánh trị lòe bịp quốc tế và người dân quốc nội. Ngoài ra, khi tuyên thệ, từ Nguyễn Thị Kim Ngân, cho đến Trần Đại Quang, và tiếp theo sau nữa, chúng chỉ nói “trung thành với Hiến pháp” chớ tuyệt đối không nói “bảo vệ Hiến pháp”; “trung thành” hoàn toàn khác với “bảo vệ”.
Đúng ra, Trọng chỉ hành động theo sự dàn dựng của Tập Cận Bình, từ “quyền danh” cho tới “đồng tiền”, dành cho các ủy viên Bộ chánh trị, các ủy viên Trung ương Đảng, các “nhóm lợi ích”… gắn liền với sự thăng tiến của bọn chúng. Hãy xem lại một phần bài viết của Nguyễn Thị Cỏ May, được cho đăng trên một số diễn đàn. Giáo Già xin trích một phần nguyên văn:
…”Tập Hérodote [chuyên về Việt nam, do nhà La Découverte, 9 bis, rue Abel-Hovelacque, 75013, Paris] ấn bản quí II – 2015, với chủ đề “Những thách thức địa chánh của Việt Nam” (Les enjeux géopolitiques du Viêtnam) qui tụ 18 nhà biên khảo chuyên về Vìệt Nam và Á châu thực hiện dưới cùng trách nhiệm của học giả Benoit de Tréglodé, một chuyên viên tên tuổi lớn về Việt Nam. Riêng phần ông, ông có bài mở đầu “Việt Nam, Đảng, Quân đội và Nhơn dân”. Ông lược qua tình hình chánh trị việt nam từ “Đổi Mới”, những khủng hoảng, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của ”Nhà nước-Đảng” (Etat-Parti) và sự lệ thuộc chánh trị của đảng cộng sản Hà Nội với đảng cộng sản Bắc kinh. Về điểm này, ông phơi bày rất rõ:
 “Những nhà lãnh đạo đảng ở Việt Nam, họ cũng biết bổ nhiệm những chức vụ lãnh đạo tối cao như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng luôn luôn phải có sự đồng ý trên thực tế của đảng Cộng sản Bắc Kinh. Trong quan hệ chánh trị với Hà Nội, việc đi đêm này tốn kém cho Bắc Kinh khá lớn”.
Duy trì một người ở chức vụ lãnh đạo ở Việt Nam sau này đòi hỏi phải có quan hệ tốt với Tàu và có tiền để chia chác trong bộ máy cầm quyền. Nhờ sử dụng hành lang này mà quan hệ giữa hai Nhà nước-Đảng Tàu và Việt Nam trở thành tốt đẹp, tránh được mọi mâu thuẫn, xung đột không cần thiết.
Đặc biệt những dự án kinh tế ở Việt Nam, những chương trinh đầu tư vào Việt Nam đều phải thông qua những thảo luận và duyệt xét của những nhà lãnh đạo chánh trị.
Như vậy phải chăng Đại hội đảng cộng sản XII vừa qua ở Hà nội được Bắc Kinh mua trọn gói với giá hơn 15 tỷ mỹ kim? Số tiền này đươc đưa cho đảng cộng sản Hà Nội qua nhiều hình thức, qua tay của đảng cộng sản Hà Nội. Nghĩa là qua tay của ông Nguyễn Phú Trọng vì ông là đảng trưởng.
Những khoản tiền dành cho phát triển, hợp tác,… là bao nhiêu? Được sử dụng thật sự là bao nhiêu, còn bao nhiêu chạy vào túi của ai? Riêng khoản tiền “yểm trợ trực tiếp những nhà lãnh đạo Việt Nam” là bao nhiêu? Có bao nhiêu người được chia phần? Và những người này, mỗi ngưới được bao nhiêu? Riêng ông Nguyễn Phú Trọng bỏ túi được bao nhiêu? Và ông Nguyễn Tấn Dũng tới giờ chót chịu rút lui êm, nhận được bao nhiêu? Hay chỉ có lời dạy bảo ngụ ý răn đe của Tập Cận Bình “Hãy đi chỗ khác chơi. Ăn tới đây đủ rồi“?
Câu chuyện “hơn 15 tỷ đô-la” này có thể tin được. Không phải chỉ vì uy tín của nhà biên khảo lớn của Pháp, ông Benoit de Tréglodé, mà còn vì hiện tượng bất thường đã xảy ra ở những ngày sắp mở đại hội. Nguyễn Tấn Dũng đang trên đà chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua chiếm ghế Tổng Bí thư bổng tuyên bố rút lui. Đám đàn em thân tín của Dũng, chỉ trong môt sớm một chiều, quay lưng lại với Dũng và chiếm được chổ tốt như mong đợi. Nguyễn Phú Trọng ở lại một nhiệm kỳ nữa tuy theo nội qui đã quá tuổi. Lý do ở lại chức vụ vì sự “ổn định và sự đoàn kết trong đảng”.
Giá những món hàng Hà Nội bán cho Tàu
Cái triết lý “miệng túi áo mở ra phía trên” của văn hóa chánh trị Tàu đang được triệt để áp dụng ở Việt Nam và quả thật nhờ đó mà quyền lực và trật tự xã hội được ổn định. Hệ thống này dành cho mọi người. Trong dân chúng, người ta bảo nhau: “Ai có tiền, hảy vào đảng. Vào đảng sẽ giàu thêm”.
Mọi chức vụ và mọi quyết định của người ở chức vụ đều được trả giá. Theo tác giả Benoit de Tréglodé thì từ hai nhiệm kỳ đảng và chánh phủ gần đây, Thủ tướng muốn có đa số thì phải chi. Giá cho một Dân biểu bỏ phiếu thuận là 100 000 mỹ kim. Giá mua Ủy vìên Bộ chánh trị và Trung ương đảng cao hơn. Còn muốn làm Ủy viên Bộ Chánh trị phải trả hơn 1 triệu mỹ kim.
Như vậy quá hiển nhiên là Bắc Kinh bỏ túi trọn đảng cộng sản ở Việt Nam một cách êm ái. Ngược lại, đảng cộng sản ở Việt Nam đã ăn thì phải ngậm miệng để còn ăn nữa hoặc yên ổn để tiêu hóa. Việt Nam có lên tiếng phản kháng Bắc Kinh chiếm biển, uy hiếp chủ quyền, chỉ là nói cho có nói. Chớ thật sự hoàn toàn không nghĩ tới bảo vệ quyền lợi đất nước. Chỉ có đàn áp thanh niên biểu tình chống Tàu là thiệt. Cướp đất của dân, đàn áp nạn nhơn chống đối là làm chí tình.
Cả hai đảng cộng sản Bắc Kinh và Hà Nội ngày nay tồn tại nhờ biết dựa trên hai cột trụ vững chắc “quyền lực” làm sức mạnh và “tiền” làm lý tưởng. [hết trích].
Ảnh hưởng của Tàu cộng rất rõ nét trong buổi lễ tuyên thệ của Chủ tịch nước Kim Ngân khi bà xuất hiện trên sân khấu, với chiếc áo dài chưa có một phụ nữ nào từng mặc khi xuất hiện trước đám đông [Xem youtube: https://www.youtube.com/watch?v=X3Z9fJ_cXX0]. Bà là người phụ nữ nổi tiếng ăn mặc theo thời trang, nhưng chưa ai thấy bà mặc chiếc áo dài lạ lùng [xem hình trên] có đủ màu sắc mang đủ “sắc màu phường tuồng Tàu”, khi tuyên thệ. Nó đã khiến nhà vẽ biếm họa Babui sáng tác bức biếm họa độc đáo, cho đăng trên một số điễn đàn [trích từhttp://www.danchimviet.info/%5D
Quốc hội là sân chơi của Trọng lú
Quốc hội là sân chơi của Trọng lú
Dưới bóng mát của cây dù Tàu, và cái “bùng rền” Quốc hội Kim Ngân, sử dụng Hiến pháp như một thứ trò chơi, Nguyễn Phú Trọng lo củng cố quyền lực “Công An Phiệt” bằng 4 nhân vật cầm đầu 4 cơ quan trọng yếu của Nhà nước, từ Hành pháp đến Tư pháp, bằng 4 nhân vật đều là công an. Đó là:
  1. Chủ tịch nước: Đại tá công an Trần Đại Quang;
  2. Bộ trưởng Công an: Thượng tướng công an Tô Lâm;
  3. Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao: Trung tướng công an Trương Hòa Bình;
  4. Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao: Thiếu tướng công an Nguyễn Hòa Bình.
Để an tâm phát triển màng lưới “Công An Phiệt”; và ngăn ngừa mọi biến loạn có thể xảy ra từ phía quân đội, sau khi chiêu dụ được một số tướng lãnh quân đội đứng về phe mình, đưa những vây cánh trung thành vào trong quân uỷ trung ương, lấy Ngô Xuân Lịch, Lương Cường từ quân khu 3 vào Ban Bí Thư… Nguyễn Phú Trọng đã mau chóng triệt hạ ảnh hưởng của Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội, bằng cách cho hắn vào Quốc hội, làm Phó Chủ tịch cho “thím Kim Ngân’… hình thành dấu chấm than cho con đường binh nghiệp của tướng Tỵ, người bắt đầu đội nón cối năm 1972, được xem là kẻ có kinh nghiệm cầm quân trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Tàu Cộng, vào những năm 80; có trong tay gần nửa triệu quân chính quy.
Điều đó bộc lộ “nỗi lo” biến loạn mà công an của Chủ tịch nước Trần Đại Quang do chỉ có kinh nghiệm đàn áp dân, sợ không trấn áp nổi, nếu có nổi dậy từ quân đội, khi Đỗ Bá Tỵ còn nắm binh quyền. Nó khiến dư luận nhớ lại 2 câu ca dao cải biên nói về Võ Nguyên Giáp:
Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em
Từ đó, đẻ ra 2 câu ca dao tân thời:
Hôm qua đại tướng cầm quân
Hôm sau đại tướng cầm quần thím Ngân
Hẹn con thư sau,
Giáo Già
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

No comments:

Post a Comment