09.04.2016
Sau khi bị miễn nhiễm chức thủ tướng trước thời hạn, ông Nguyễn Tấn Dũng hôm nay tiếp tục bị “cắt” vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh.
Tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người đưa ra đề nghị này tại Quốc hội.
Ngoài ông Dũng, hai ủy viên khác trong Hội đồng bị miễn nhiệm là ông Nguyễn Sinh Hùng, cựu Chủ tịch Quốc hội, và ông Phùng Quang Thanh, cựu Bộ trưởng Quốc phòng.
Ngoài ông Dũng, hai ủy viên khác trong Hội đồng bị miễn nhiệm là ông Nguyễn Sinh Hùng, cựu Chủ tịch Quốc hội, và ông Phùng Quang Thanh, cựu Bộ trưởng Quốc phòng.
Quốc hội Việt Nam sẽ phê chuẩn đề nghị trên của của chủ tịch nước vào ngày 11/4.
Theo hiến pháp Việt Nam, ông Quang hiện là người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân thông qua việc giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh.
Cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang là người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng An ninh kể từ năm 2011. Ngoài ông Dũng làm phó chủ tịch, các ủy viên còn có chủ tịch quốc hội, bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng công an và bộ trưởng ngoại giao.
Ông Dũng làm thủ tướng Việt Nam kể từ năm 2006, và các nhà quan sát cho rằng sau thất bại trong cuộc đua vào chức tổng bí thư rồi bị miễn nhiệm trước thời hạn, sự nghiệp chính trị của ông coi như đã “chấm hết”.
'Ráng làm người tử tế'
Tới nay, cựu thủ tướng Việt Nam chưa lên tiếng bình luận về dự định trong tương lai của ông. Mới đây, ông đã gây “dậy sóng” dư luận với lời khuyên “ráng làm người tử tế”.
Trong phiên họp cuối cùng trên cương vị Thủ tướng Việt Nam cuối tháng trước, ông Dũng khuyên hơn 10 thành viên chính phủ về hưu kỳ này, trong đó có bản thân mình, là “ráng giữ gìn sức khỏe, làm công dân tốt, đảng viên tốt, ráng làm người tử tế, sống tử tế”.
Trong một diễn biến khác, quốc hội Việt Nam hôm nay chính thức chuẩn thuận 21 vị trí mới trong chính phủ gồm 3 phó thủ tướng và 18 bộ trưởng.
Đầu tuần này, ông Nguyễn Xuân Phúc lên thay người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, sau khi được quốc hội thông qua với số phiếu thấp nhất so với hai quan chức khác trong “tam trụ” còn bao gồm chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội.
Ông Phúc nhận được hơn 90% (tức 446 đại biểu) bỏ phiếu đồng ý để ông trở thành người đứng đầu chính phủ Việt Nam. Có tới 44 phiếu không đồng ý với đề xuất ông làm thủ tướng.
No comments:
Post a Comment