Đập thủy điện sẽ được xây dựng tại khu bảo tồn Kon Chư Răng. Ảnh: Tuổi Trẻ
Trong khi người dân Cao nguyên Trung phần đang phải khốn khổ vì hạn hán mà phần nhiều là do các đập thủy điện không chịu xả nước, thì mới đây, tỉnh Đắk Lắk lại cấp phép cho doanh nghiệp xây dựng đập thủy điện. Điều đáng lên án là dự án này nằm ngay trong vườn Quốc gia Yok Đôn, và để xây dựng thủy điện, doanh nghiệp sẽ chặt bỏ 53 hecta rừng khộp tại nơi này.
Lý giải cho việc cấp phép cho doanh nghiệp xây đập thủy điện, phía chủ đầu tư là Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Và Ứng Dụng Công Nghệ Mới, khu rừng đặc dụng nằm trong khu vực xây dựng thủy điện là rừng nghèo, việc xây đập không hề ảnh hưởng nhiều đến hệ sinh thái ở đây. Người cấp phép cho doanh nghiệp này là ông Lữ Ngọc Cư, nguyên Chủ tịch tỉnh.
Trong khi đó, một doanh nghiệp ở Gia Lai vừa xincho xây thêm 2 đập thủy điện tại địa phương này. Chính quyền tỉnh đã bàn giao cho đơn vị chủ trì đi khảo sát. Điều đáng nói là 2 đập thủy điện này lại được cho xây dựng trong khu bảo tồn Kon Chư Răng.
Không phải tự dưng hàng loạt doanh nghiệp lại muốn xây dựng đập thủy điện tại những khu rừng già, khu bảo tồn. Vì tại nơi đó còn có rất nhiều loại gỗ quý, thân to. Ngoài việc xây đập thủy điện, doanh nghiệp còn khai thác gỗ để bán. Rừng trên Cao nguyên Trung phần kiệt quệ cũng vì những doanh nghiệp này.
Đợt hán hán kỷ lục 2016 đã làm cho đời sống hàng triệu người dân ở Cao nguyên khốn đốn. Một phần là do thiên tai, nhưng phần đa là do nhân tai. Mặc do người dân thiếu nước tưới tiêu cho ruộng đồng, vườn rẫy, các đập thủy điện vẫn khước từ xả nước để cứu nông nghiệp.
Theo các nhà khoa học, cao nguyên không hề thiếu nước. Chỉ khoảng 14% lượng nước hàng năm được sử dụng để phục vụ cho nông nghiệp và đời sống người dân. Số còn lại đã bị các đập thủy điện giữ lại. Chính việc đó đã làm cho người dân cao nguyên hứng chịu đợt hạn hán khốc liệt nhất từ trước đến nay.
Hạn hán ở cao nguyên chắc chắn sẽ chưa dừng ở đây, vì theo những con số từ phía chính quyền cho biết, hàng chục dự án xây đập thủy điện đã được phê duyệt. Các đập thủy điện này sẽ hình thành trong một vài năm tới đây.
Người dân Cao nguyên Trung Phần khốn đốn. Chỉ có một nhóm nhỏ các doanh nghiệp thủy điện hưởng lợi. Rất nhiều lãnh đạo địa phương lại còn hùn vốn, bắt tay với doanh nghiệp xây dựng thủy điện để kiếm chác.
04/12/2016 - 21:01
Ngọc Quân/SBTN
No comments:
Post a Comment