Theo VOA-13.04.2016
Đã hơn 40 năm nay, cứ gần đến ngày 30/4, tôi lại băn khoăn suy nghĩ, đau xót và cay đắng về chuyện hòa giải hòa hợp dân tộc đã bị lãng quên và vô vọng chưa biết đến bao giờ mới thành hiện thực. Theo dõi Hội nghị Paris họp từ cuối năm 1968, trong các bài phát biểu và các văn kiện của các bên, những chữ và hòa giải hòa hợp (HGHH) được lặp đi lặp không biết bao nhiêu lần. Trong Hiệp định cuối cùng năm 1973, còn có một chương riêng về HGHH, lập Hội đồng HGHH Dân tộc. Vấn đề này theo riêng tôi là vấn đề lớn nhất, đáng trân trọng nhất trong các vấn đề được nêu.
Tôi cố tìm hiểu, vì sao như vậy? Có lẽ vì từ trong gia đình và dòng họ Bùi của tôi, tình nghĩa họ hàng luôn được coi rất trọng. Các anh chị em chú bác của tôi đều coi nhau như anh chị em ruột thịt, thương yêu nhau hết lòng, không một chút phân biệt. Nhà tôi và nhà hai ông Bác ruột tuy ở cùng một ngõ, cách nhau vài trăm thước, nhưng luôn gọi là ‘’Nhà Trong’’, ‘’Nhà Giữa’’ và ‘’Nhà Ngoài’’, cứ như chung sống dưới một mái nhà vậy. Nghĩa tình dân tộc đi từ tình nghĩa gia đình, dòng họ, rồi tình đồng hương, đồng học, đồng nghiệp, đồng bào, đồng loại. Mẹ tôi theo đạo Phật rất sâu sắc, có giọng hát và ru con đặc biệt hay, thường dạy chúng tôi khi còn nhỏ, trước lớp vỡ lòng, những câu: tình đồng loại, nghĩa đồng bào, tứ hải giai huynh đệ, thương người như thể thương thân, thấy người ngèo đói thì thương, thấy người tàn tật lại càng xót xa, rồi lá lành dùm lá rách, miếng khi đói bằng gói khi no, nhân chi sơ tính bản thiện, ở hiền gặp lanh, tích phúc tích đức cho con cháu...Lớn lên tôi vào Hội Hướng đạo, được luyện thêm về tình thương con người, cứu giúp người nghèo khổ, hàng ngày làm việc thiện, bênh vực kẻ nghèo khổ, học băng bó cấp cứu người bị nạn, chết đuối...
Cho nên khi tham gia các cuộc họp Ban Liên hợp Quân sự 4 bên trong sân bay Tân Sơn Nhất đầu năm 1973, lần đầu gặp các sỹ quan Việt Nam Cộng hòa, tôi cảm thấy gần gũi hơn so với các sỹ quan Mỹ, nói chuyện cởi mở, thân mật, không có ý thức thù hận. Đến ngày 30/4/1975, khi gặp các nhân vật cao nhất trong Dinh Độc Lập, tôi bảo anh chiến sỹ mang súng dài không cần vào phòng lớn, chỉ có tôi và nhà báo Nguyễn Trần Thiết vào gặp. Sau khi nói vài lời có vẻ xã giao, tôi hỏi chuyện thân mật ngay với ông Dương Văn Minh, về người em ruột ông trong quân đội miền Bắc, về chuyện ông còn chơi quần vợt thường ngày không và về collection phong lan của ông. Chúng tôi ngồi nói chuyện thân mật, có thể nói chan hòa. Với Thủ tướng Vũ Văn Mẫu cũng vậy.
Tôi rất xúc động và nhớ mãi là sau khi Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Hảo gặp riêng và thông báo chính thức ‘’Chúng tôi đã giữ lại trong Ngân khố hơn 16 tấn vàng mong ông báo cho ngoài đó cho người vô tiếp nhận” , ông thân mật nói: ’’Bọn tôi chỉ mong từ nay chúng ta coi nhau như anh em ruột thịt, chung lòng chung sức thì nước Việt Nam ta sẽ phát triển rất nhanh, rất mạnh, không thua một nước nào trong khu vực này‘’.
Một suy nghĩ đúng đắn, một nguyện vọng chân thành, đẹp đẽ, vậy mà bị lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam (CSViệt Nam) quên khuấy, lờ tịt, thực hiện điều trái ngược là vẫn coi nhau là thù địch, không thể HGHH được với nhau. Tôi cho đây là sai lầm tệ hại nhất, là tội ác lớn nhất suốt hơn 40 năm nay, là món nợ lịch sử lớn nhất của đảng CSViệt Nam đối với dân tộc, với đồng bào mình. Sau này tôi gặp nhiều anh em từng ở phía bên kia, như các tướng Nguyễn Văn Hinh, Trần Văn Đôn, Lý Tòng Bá, Nguyễn Khánh... cũng vậy, còn kết rất thân với Đinh Quang Anh Thái, Đại tá Lợi, Phan Nhật Nam, Vương Văn Đông, Nguyễn Văn Huy... như bạn thân lâu năm.
Tôi vẫn không sao hiểu nổi sao lãnh đạo CSViệt Nam lại nuốt lời hứa trịnh trọng về HGHH dân tộc do chính họ từng đưa ra tại các cuộc đàm phán?
Một suy nghĩ đúng đắn, một nguyện vọng chân thành, đẹp đẽ, vậy mà bị lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam (CSViệt Nam) quên khuấy, lờ tịt, thực hiện điều trái ngược là vẫn coi nhau là thù địch, không thể HGHH được với nhau. Tôi cho đây là sai lầm tệ hại nhất, là tội ác lớn nhất suốt hơn 40 năm nay, là món nợ lịch sử lớn nhất của đảng CSViệt Nam đối với dân tộc, với đồng bào mình. Sau này tôi gặp nhiều anh em từng ở phía bên kia, như các tướng Nguyễn Văn Hinh, Trần Văn Đôn, Lý Tòng Bá, Nguyễn Khánh... cũng vậy, còn kết rất thân với Đinh Quang Anh Thái, Đại tá Lợi, Phan Nhật Nam, Vương Văn Đông, Nguyễn Văn Huy... như bạn thân lâu năm.
Tôi vẫn không sao hiểu nổi sao lãnh đạo CSViệt Nam lại nuốt lời hứa trịnh trọng về HGHH dân tộc do chính họ từng đưa ra tại các cuộc đàm phán?
Vì sao vậy? Vì sao họ lại nhẫn tâm và mê muội từ bỏ HGHH tuyệt vời để lao mãi vào con đường anh em ruột thịt thù địch nhau cho đến muôn đời? Tại sao họ mù quáng, dại dột đến thế? Ngu dại cũng phải có chừng mực chứ!
Thế rồi nỗi băn khoăn kéo dài ấy được giải tỏa gần đây.
Đó là khi cô Phạm Thanh Nghiên nhận được yêu cầu đi tìm bia và danh sách anh em tù nhân chính trị trại Ba Sao-Nam Hà bị giết và chết từ năm 1975 đến năm 1988, một điều bí mật mà lãnh đạo CSViệt Nam rất lo bị tiết lộ. Cô Nghiên liền tự mình đi lên Nam Hà, tìm cách tiếp cận trại Ba Sao rộng lớn, gian khổ tìm được ngôi chùa nhỏ trong rừng, gần đó có một cái am nhỏ có một chiếc bia nhỏ có 4 dòng; Bia thờ - 626 Linh Hồn - Tử vong tại trại Ba Sao - (1975 – 1988). Cô vui mừng chụp hình chiếc bia, nhưng đau buồn vì chưa có được danh sách 626 oan hồn, để có thể gửi ra nước ngoài cho thân nhân các nạn nhân của CS. Cô cho biết người từng bí mật xây bia và chăm sóc thắp hương tại am là một người cai tù (dấu tên) trại Ba Sao và một cô Phật tử tên Thu Hương sống trong vùng. Viên cai tù hiếm có và cô Thu Hương cũng có tinh thần HGHH tự tâm.
Trong tư duy cô Phạm Thanh Nghiên có thể không có quan điểm, lập luận, lý sự chính trị hay đạo đức gì rõ về HGHH dân tộc Nhưng quan điểm đó nằm sâu trong máu thịt, tim óc cô, do tiếp thu lẽ phải từ tấm bé, do cha mẹ, nhà trường răn dạy bằng thực tế, nên yêu thương đồng bào ta, đồng lọai - tứ hải giai huynh đệ - là lẽ sống tự nhiên của cô gái bé nhỏ này. Cô yêu thương các anh sỹ quan Việt Nam Cộng hòa bị CS giết chết oan uổng không chút đắn đo, suy tính vụ lợi, so sánh thiệt hơn, coi việc đi tìm am miếu anh em là việc cần làm, phải làm, là nghĩa vụ, không chút do dự. Cô hiểu ngay rằng nhiều bà con ta ở hải ngoại mong ước có được tấm hình bia đó và cả danh sách nữa thì càng tốt, và cô tự nhủ sẽ trở lại đây để dò tìm nữa.
Tôi hiểu rằng lãnh đạo CSViệt Nam từ Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ cho đến Nguyễn Văn Linh, nay là Nguyễn Phú Trọng là những con người không giống ai trong cộng đồng dân tộc, đã bị học thuyết đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản và bạo lực, coi chiến tranh là động lực cách mạng, giết chết tình đồng loại, nghĩa đồng bào. Trong tâm huyết và lý trí họ không có khái niệm dân tộc Việt Nam, bà con Việt Nam, nhân dân Việt Nam, mà chỉ có giai cấp đối kháng, dân tộc đối kháng, nâng căm thù lên thành khoa học căm thù, học thuyết căm thù được giảng dạy trong các trường đảng. Họ sẵn sàng làm thịt ‘’ân nhân’’ Nguyễn Thị Năm, bắt con gọi bố bằng ‘’thằng địa chủ’’ trong Cải cách ruộng đất, đầy ải không chút do dự hàng trăm ngàn quân nhân viên chức Việt Nam Cộng hòa là do những học thuyết phi nhân quái gở như thế.
Họ không hề biết sau nội chiến Bắc - Nam ở Mỹ, quân miền Bắc chiến thắng đã dàn chào các tướng miền Nam thua trận, coi nhau là anh em, các liệt sỹ hai bên được chôn chung nghĩa trang, quân lính miền Nam giải ngũ còn được mang theo ngựa về quê để cày cấy. Còn ở nước ta, lãnh đạo CSViệt Nam lên cơn điên, kiểu đồng bóng CS, hô hào anh em giết nhau đi, giết cho thật nhiều, càng nhiều càng vui càng sướng, càng ăn mừng in trên báo chữ đỏ lòm, thưởng huân chương bừa bãi cổ võ thi đua ‘’giết ngụy’’, ‘’ám sát ngụy’’, coi các ‘’địa chủ dân tộc’’, ‘’ tư sản dân tộc, nhân sỹ dân tộc, trí thức dân tộc là thù địch tuốt’, chỉ liên minh từng giai đoạn ngắn.
Tất cả lũ người mù quáng ấy đều như không còn dòng máu Việt tộc trong huyết quản, đều đặt những tên đồ tể quốc tế Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông, Tập Cận Bình… lên trên các Anh hùng dân tộc Ngô Quyền, Quang Trung, Trần Hưng Đạo... Họ chỉ coi HHHG dân tộc là một thuật ngữ chính trị nhằm mưu lợi riêng theo chiến thuật phe đảng ngắn hạn, khi không cần, không có lợi về chính trị đảng phái thì bỏ đi, vứt vào sọt rác. Chính trên cơ sở như thế mà mấy đời lãnh tụ, mấy đời Bộ Chính trị đều hèn kém, kém xa một cô gái nhẹ cân mang bản chất Việt Nam Phạm Thanh Nghiên, có tâm hồn dân tộc sâu đậm cao quý. Tôi có thể nói thẳng không chút ngại ngùng rằng trên tư thế yêu nước, thương đồng bào một cách tự nhiên sâu đậm, họ đều không thể nào so sánh được với cô gái Phạm Thanh Nghiên vậy.
Cho nên trong vấn đề HHHG dân tộc, đến nay, sau hơn 40 năm tôi mới ngộ ra một cách sâu sắc rằng có hai cách đối xử với HGHH hoàn toàn khác nhau, đối lập nhau, đó là quan niệm HGHH dân tộc thấm sâu trong tim gan một cách tự nhiên, có thể nói là HGHH tự tâm, và một kiểu trái ngược là coi HGHH dân tộc là một mưu đồ chính trị, phương tiện cơ hội, vụ lợi thấp hèn, phản dân tộc phản nhân dân.
Vì thế tôi rất tâm đắc với đường lối chính trị của Tập họp Dân chủ Đa nguyên và tạp chí Thông Luận coi HHHG không phải là một tính toán chính tri, thủ thuật chính trị, mà là một vấn đề sống còn, một nguyên tắc, một chiến lược cần thiết, thiêng liêng để khôi phục tình nghĩa Việt Nam ruột thịt một nhà, tăng lực vô tận cho công cuộc đấu tranh giành Độc lập trọn vẹn, bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải Quê hương, xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ, Bình đẳng, Phát triển và hòa nhập với thế giới Dân chủ Văn minh.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment