Bài viết dưới đây của ông David Matas, luật sư nhân quyền nổi tiếng người Canada, sẽ đề cập đến những diễn biến mới nhất về nạn thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công. Bài viết được công bố tại một diễn đàn trực tuyến của trường Đại học South Australia, Adelaide, vào ngày 28/6/2015.
Xem phần 1:
6. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua nghị quyết về hiến tạng
Tháng 1/2015, Ban Điều hành của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thông qua một nghị quyết nêu rõ:
“Ban Điều hành đã xem xét báo cáo của Ban thư ký về máu và các sản phẩm y tế là nội tạng người dùng để cấy ghép,
(3) và công nhận rằng, việc bảo vệ những người hiến tạng là điều kiện tiên quyết để giúp bệnh nhân tiếp nhận tạng người một cách an toàn, điều này có tầm quan trọng cao trong bối cảnh tiếp cận dịch vụ y tế và bảo hiểm y tế toàn cầu;
(5) công nhận rằng cần phải có sự đồng thuận toàn cầu về hiến tạng và quản lý tạng người phục vụ cho việc điều trị lâm sàng, dựa trên cơ chế quản lý tốt, để bảo vệ các quyền cơ bản của người hiến tạng;
(6) công nhận thêm rằng, để bảo vệ quyền lợi của người nhận tạng thì cần phải có các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng và sự an toàn của tạng người và đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc, kiểm soát, giám sát và tiếp cận công bằng đối với các sản phẩm này;
(7) yêu cầu Tổng giám đốc WHO triệu tập các tham vấn từ các nước thành viên và các đối tác quốc tế, để hỗ trợ xây dựng sự đồng thuận toàn cầu trong việc hướng dẫn các nguyên tắc đạo đức đối với hiến tạng và quản lý các sản phẩm nội tạng như đã đề cập ở trên; cơ chế quản lý tốt; và các công cụ phổ biến nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và có khả năng truy xuất nguồn gốc, cũng như sự tiếp cận công bằng và sẵn sàng, có thể được áp dụng. Tất cả những vấn đề này sẽ được đề cập trong một tài liệu đệ trình lên Hội nghị Y tế Thế giới lần thứ 70 để xem xét”.
Hội nghị Y tế Thế giới lần thứ 70 dự kiến diễn ra vào tháng 5/2017 tại Geneva, Thụy Sĩ.
Chúng ta cần có khả năng truy xuất ra người hiến tạng để xác định xem liệu việc hiến tặng có phải là tự nguyện không. Việc truy xuất nguồn gốc sẽ cho phép chúng ta làm được điều này.
Chúng ta cần có khả năng truy xuất ra người hiến tạng để xác định xem liệu việc hiến tặng có phải là tự nguyện không. Việc truy xuất nguồn gốc sẽ cho phép chúng ta làm được điều này.
7. Công ước của Hội đồng châu Âu về chống buôn bán nội tạng người
Cả Liên Hợp Quốc và Hội đồng châu Âu đều có các hiệp ước quốc tế về cấm buôn bán người, trong đó nghiêm cấm việc lấy tạng người để bán mà không có sự đồng ý. Hội đồng Châu Âu đã thêm một quy ước cụ thể về buôn bán nội tạng. Hiệp ước của Liên Hợp Quốc là một nghị định thư về Công ước chống tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức. Nghị định thư này đã có hiệu lực từ tháng 12/2003. Còn Công ước của Hội đồng châu Âu có hiệu lực từ tháng 12/2005.
Công ước của Hội đồng châu Âu về chống buôn bán nội tạng người đã được ban hành nhiều hơn trong thời gian gần đây. Nó đã được ký kết vào tháng 3/2015. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có hiệu lực.
Công ước đầu tiên của Hội đồng châu Âu tuyên bố đơn giản tại Điều 18 rằng: “Các Bên phải tuân thủ các quy định của pháp luật và các biện pháp khác như là một sự cần thiết để cấu thành hành vi phạm tội hình sự được quy định tại Điều 4 của Công ước này, khi hành vi phạm tội là cố ý”.
Điều 4 bao gồm các định nghĩa về buôn bán người, trong đó bao gồm buôn bán nội tạng. Quy định này cũng tương tự như một điều khoản trong Nghị định thư của Liên Hợp Quốc. Nghị định thư này tuyên bố tại “Mỗi quốc gia cần thiết lập các quy định của pháp luật và các biện pháp khác để quy các hành vi tại Điều 3 của Nghị định thư này vào tội hình sự, nếu vi phạm cố ý”.
Bìa cuốn tự truyện “Why did you do that?” (2015) (Tạm dịch: Tại sao tôi lại theo đuổi sự nghiệp này?) của luật sư nhân quyền David Matas (Nguồn: Seraphim Editions)
Công ước của Hội đồng châu Âu về chống buôn bán nội tạng có thể được ký kết bởi các nước thành viên của Hội đồng châu Âu, Liên minh châu Âu và các quốc gia phi thành viên có tư cách là quan sát viên của Hội đồng châu Âu. Theo điều 28, nó cũng có thể được ký bởi bất kỳ quốc gia phi thành viên khác của Hội đồng châu Âu theo lời mời của Ủy ban các Bộ trưởng.
Cũng có thể là không phải tất cả các khía cạnh của du lịch ghép tạng đã được bao hàm trong Công ước của Hội đồng châu Âu và Nghị định thư của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, tôi tin là tất cả các công ước này bao gồm cả du lịch ghép tạng, trong đó bao gồm việc mua nội tạng có nguồn gốc từ một tù nhân lương tâm bị sát hại để lấy tạng.
Công ước của Hội đồng châu Âu về chống buôn bán nội tạng là một bản tổng hợp chi tiết hơn về các hành vi phạm tội, mà cần phải được ban hành mạnh tay hơn so với các điều ước quốc tế về chống buôn bán người.
Công ước chống buôn bán nội tạng trên nêu rõ:
“Điều 4 – Mổ lấy trái phép các nội tạng người:
a. Các bên phải thực hiện theo các quy định của luật pháp và các biện pháp cần thiết khác, để đưa hành vi cố ý mổ lấy nội tạng từ người hiến tạng còn sống hoặc đã chết thành tội hình sự theo luật pháp nước mình;
b. Trong trường hợp người hiến tạng còn sống, hoặc một bên thứ ba được cung cấp hoặc nhận một lợi ích tài chính hay ưu đãi nào đó tương đương;
c. Trong trường hợp cuộc trao đổi lấy tạng từ người hiến tạng đã chết, bên thứ ba đã được cung cấp hoặc đã nhận được một lợi ích tài chính tương đương hay ưu đãi nào đó.
Công ước của Hội đồng châu Âu về chống buôn bán nội tạng người, theo quan điểm của tôi, cần có hai thay đổi. Một là báo cáo bắt buộc. Theo ghi nhận, pháp luật Đài Loan yêu cầu báo cáo. Dự luật của Pháp và Canada đều yêu cầu ngôn ngữ báo cáo bắt buộc.
Sự thay đổi thứ hai tôi sẽ đề xuất là thay đổi Điều 10 Công ước của Hội đồng Châu Âu. Điều này sẽ khiến cho nạn buôn bán nội tạng là một loại tội phạm được quyền xét xử trên phạm vi quốc tế hoặc toàn cầu để bất cứ ai hiện diện ở bất cứ lãnh thổ nào cũng có thể bị truy tố, dù có thuộc quốc tịch quốc gia đó hay không.
Cho dù bản dự thảo công ước nên cấu thành một hành vi phạm tội quốc tế được xét xử toàn cầu, nhưng vấn đề này đã gây chia rẽ trong Hội đồng ở giai đoạn soạn thảo, với 18 quốc gia ủng hộ và 20 quốc gia phản đối. Bởi vì việc thay đổi không nhận được sự đồng thuận của phần lớn các quốc gia thành viên nên tôi đề nghị rằng công ước này, nên có một nghị định thư tùy chọn ghi rõ những nội dung cần sửa đổi hay cắt bỏ. Các quốc gia đồng thuận có thể ký vào nghị định thư này.
Cả hai đề xuất sửa đổi trên theo quan điểm của tôi là cần thiết để chiến đấu chống lại du lịch ghép tạng. Điều thứ 2 còn gây nhiều tranh cãi, tách châu Âu làm hai phần. Việc phân chia này cho thấy có khoảng cách giữa cộng đồng châu Âu trong vấn đề này. Không chỉ ở châu Âu, ngoại trừ Tây Ban Nha, thì đạo luật này chưa có hiệu lực.
Tranh sơn dầu Mổ cắp nội tạng (2007, Đổng Tích Cường), tái hiện cảnh mổ sống lấy cắp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công của quân đội và bệnh viện Trung Quốc (*).
Thay lời kết: Những thay đổi đáng chú ý tại Australia
Australia đã thực hiện một số hành động thích hợp để phản đối nạn buôn bán nội tạng người ở Trung Quốc. Thứ nhất là một dự luật mới được đệ trình ở Nam Úc và ở tất cả các bang theo mô hình mà Thượng nghị sĩ David Shoebridge đã đề xuất lên Nghị viện New South Wales.
Thứ hai là các chuyên gia ghép tạng nước ngoài tiếp tục tẩy chay, không liên lạc cũng như không hợp tác với các chuyên gia Trung Quốc cho đến khi các yêu cầu được đặt ra trước đó được đáp ứng. Tôi lưu ý rằng ông Jeremy Chapman là cựu chủ tịch Hiệp hội ghép tạng của Australia và ông Philip O’Connell là chủ tịch hiện thời.
Thứ ba là Australia tham gia các cuộc tham vấn do Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức nhằm thúc đẩy mạnh mẽ các nguyên tắc đạo đức về ghép tạng, cơ chế quản trị tốt, và các công cụ phổ biến để đảm bảo truy xuất nguồn gốc của nội tạng. Thứ tư là sự theo sát của Australia đối với Công ước của Hội đồng châu Âu về chống buôn bán nội tạng. Úc nên yêu cầu Hội đồng của Ủy ban các Bộ trưởng châu Âu đưa ra lời mời nước này tham gia công ước này.
Theo quan điểm của chính quyền Adelaide (thủ đô và thành phố lớn nhất bang Nam Úc), việc tác động đến Đảng Cộng sản Trung Quốc dường như là một nhiệm vụ khó khăn. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng những nỗ lực của chúng ta là để giúp đỡ các học viên Pháp Luân Công khác cũng đang có nguy cơ trở thành nạn nhân, cùng gia đình, bạn bè của họ.
Bất cứ cái gì chúng tôi làm, chúng tôi sẽ chiến đấu để đảm bảo gia đình, bạn bè và bạn đồng môn của các nạn nhân biết rằng chúng tôi đã biết cuộc bức hại này và đang cố hết sức để chống lại nó. Nếu chúng tôi có thể làm được điều đó, thì ít nhất chúng tôi sẽ đạt được sự tiến triển nhất định.
David Matas, Luật sư nhân quyền quốc tế ở Winnipeg, Canada
Tâm Minh biên dịch
Tựa đề do Đại Kỷ Nguyên tiếng Việt biên tập
Tâm Minh biên dịch
Tựa đề do Đại Kỷ Nguyên tiếng Việt biên tập
(*) Bức tranh dựa trên một câu chuyện có thật, theo lời chứng của vợ một bác sỹ phẫu thuật: Một vị bác sỹ đã nhìn thấy một mảnh giấy rơi ra từ trên thân của một học viên Pháp Luân Công đang vùng vẫy trên bàn mổ. Mảnh giấy ghi “Chúc mẹ sinh nhật vui vẻ”. Lúc đó ông ta thình lình ý thức được tội ác của mình, lương tâm cắn rứt khiến ông ta không thể tiếp tục được nữa. Có khoảng hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công mất tích chính là vì đã trở thành nạn nhân của tội ác mổ cướp nội tạng này
Theo Daikynguyenvn-2 tiếng trước
No comments:
Post a Comment