BBC-49 phút trước
Có ý kiến nói thủy điện làm nông dân mất nước tưới tiêu trong mùa khô.
Giải quyết hậu quả của các dự án thủy điện với nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang là 'món nợ' của nhà nước với dân, theo chuyên gia chính sách từ Việt Nam.
Trao đổi với BBC hôm 09/01/2015, nhà nghiên cứu chính sách công Phạm Quý Thọ từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng Việt Nam hiện đang phải 'trả giá' trong lĩnh vực năng lượng do việc 'tăng trưởng nóng' từ phát triển 'tùy tiện' các dự án thủy điện, thủy lợi trong cả nước nhiều năm qua.
Phó Giáo sư Thọ cho rằng có ba cơ quan phải chịu trách nhiệm chính đối với các dự án vốn gây xáo trộn dân sinh, phá hoại môi trường và để lại nhiều hậu quả kinh tế, xã hội nghiêm trọng.
"Đó là các Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Ủy ban Nhân dân các cấp", GS Phạm Quý Thọ nói.
Nhà nghiên cứu cho rằng nạn phát triển tràn lan thủy điện 'bằng mọi giá' xuất phát một phần từ bệnh thành tích, từ cơn đua xin dự án mà trong đó có nhiều liên hệ tới các lợi ích nhóm.
Trong cuộc trao đổi với BBC hôm 09/01/2015, PGS. TS. Phạm Quý Thọ cũng bình luận về các bài học về hoạch định, thực hiện chính sách mà trước mắt để giải quyết hậu quả và về lâu dài là để tránh lặp lại các cách làm không tốt.
'Cái nhìn hạn hẹp'
Tạp chí The Economist của Anh vào hôm 9/01 có bài bàn về thủy điện ở Việt Nam. Bài báo cho hay vào năm 2013 Quốc hội nói có 268 dự án thủy điện đang được vận hành với 205 dự án nữa dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2017.
"Tuy nhiên cơn sốt thủy điện có cái giá phải trả. Sông và rừng già đã bị tàn phá, và hàng chục ngàn dân làng, thường là người dân tộc thiểu số phải di dời. Nhiều người đã được tái định cư trên đất nghèo. Những người ở lại có nguy cơ lũ quét gây ra bởi công nghệ đập yếu kém và giám sát không đầy đủ. Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh, một nhóm môi trường tại Hà Nội, cho biết việc xây dựng đập kém chất lượng không phải là hiếm và các nhà thi công xây dựng không đếm xỉa gì tới câu hỏi liệu dự án của họ có thể gây tác động dẫn tới động đất hay không."
Bài báo cho biết nhiều công ty thủy điện này được sở hữu bởi hoặc liên kết với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nhưng làm ăn độc quyền.
"Bởi vì thủy điện là nguồn điện rẻ nhất của Việt Nam, EVN quả quyết rằng đầu tư vào việc đánh giá các biện pháp an toàn cho đập sẽ tiếp tục làm yếu vị thế tài chính của mình. Thực tế là, mặc dù đánh giá ảnh hưởng môi trường có tác động đối với các dự án thủy điện là việc bắt buộc, việc đánh giá này không bao giờ được công bố, theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
"Một vấn đề là khi các quan chức có quyền lợi trong các dự án thủy điện là họ đặt công suất phát điện lên trên nhu cầu quản lý nước vì lợi ích và sự an toàn của người dân địa phương. Các công ty thủy điện muốn giữ hồ trữ nước của họ càng đầy càng tốt để tạo ra càng nhiều điện trong bối cảnh sông ngòi của Việt Nam cho phép.
"Nhưng cái nhìn hạn hẹp đó có thể làm nông dân mất nước tưới tiêu trong mùa khô. Và khi mưa lớn vào mùa hè và mùa thu, nước lũ tràn tường đập mà không hề có cảnh báo hoặc cảnh báo rất ít. Khi đập bị vỡ vào tháng Tám ở tỉnh Gia Lai, một dân làng nói với báo Thanh Niên rằng tiếng ồn và sự hoảng loạn chẳng khác gì những đợt ném bom từ thời chiến tranh", báo The Economist cho hay.
No comments:
Post a Comment