Cùng với Phật Giáo, Thiên Chúa Giào và Phật Giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài cũng là một tôn giáo lớn ở Việt Nam với Tòa Thánh Tây Ninh ở miền Đông Nam Bộ, nơi được coi như Thánh địa của người Cao Đài.
Đạo Cao Đài hiện diện tại miền Bắc từ lâu
Chính vì thế khi đề cập đến Cao Đài thì mọi người nghĩ ngay đến những thánh thất và tín hữu tại các tỉnh phía Nam mà quên rằng đạo cũng đã hiện diện tại miền Bắc từ lâu. Tuy nhiên, do thể chế và hoàn cảnh chiến tranh trước 1975, tiếp đó do chính sách kiểm soát và can thiệp của nhà nước vào các tôn giáo từ sau 1975 trở đi, tầm mức sinh hoạt và thờ phượng của đạo Cao Đài ở miền Bắc cũng không thể phát triển như mong muốn. Nói một cách khác, sự thờ phượng và tu tập chỉ giới hạn trong phạm vi thôn xóm, gọi chung là hương đạo thay vì thánh thất như ở trong Nam.
Từ tỉnh Quảng Ninh, một tín đồ Cao Đài độc lập và trung kiên, bà chánh trị sự Hà Thị Vượng:
Tôi là chánh trị sự hương đạo Cao Xanh thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Tôi vào đạo từ năm 1982, sau 10 năm đó là tôi đã biết để lo việc đạo. Ở Quảng Ninh có năm hương đạo tất cả. Hạ Long có hai hương, Cẩm Phả một hương, Yên Giang một hương. Chúng tôi là những người bảo thủ chơn truyền, thành lập được cơ ngơi của đạo cũng do miền Nam giúp ít tiền mua đất.
Và từ Thái Bình, ông Vũ Văn Phì, chánh trị sự hương đạo thôn Me, xã Tân Hòa, huyện Hưng Hà:
Ở Thái Bình thì nền đạo Cao Đài là mới gây dựng được thôi. Cả một tỉnh Thái Bình có mỗi cái hương đạo ở thôn Me, xã Tân Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đầu tiên thì làm đơn xin thanh lập tổ nghi lễ, xong rồi là đăng ký với thôn, xã, huyện và làm tờ cam kết trong một năm những ngày lễ sinh hoạt như thế nào là có nói trong bản cam kết đối với một hương đạo với lại chính quyền.
Tôi là chánh trị sự hương đạo Cao Xanh thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Tôi vào đạo từ năm 1982, sau 10 năm đó là tôi đã biết để lo việc đạo. Ở Quảng Ninh có năm hương đạo tất cả. Hạ Long có hai hương, Cẩm Phả một hương, Yên Giang một hươngbà chánh trị sự Hà Thị Vượng
Bây giờ có nơi thờ tự, có nhà nghỉ ngơi, nói chung tương đối ổn định. Chính thức mà nói thì nhập môn từ 2000, đến nay thì cũng được bảy tám năm rồi. Tôi thì mới thôi, tôi mới tham gia từ 2011. Chúng tôi đã mua được đất, xây dựng được nhà thờ nói chung là chưa to nhưng cũng có nơi thờ tự chung của một cái hương đạo trên dưới 20 người, bây giờ coi như hương đạo cũng đứng vững được rồi.
Đứng vững không có nghĩa là không gặp khó khăn. Hôm mùng 8 tháng Mười chạy 29 tây tháng Mười Một vừa qua, hương đạo thôn Me làm lễ Thượng Tượng nhà thờ tự chung và đã bị chính quyền ngăn trở:
Vừa rồi làm xong một cái nhà ba gian mái bằng là nơi thờ phụng thì nói chung là chính quyền người ta cũng có sự can thiệp vào, người ta cho là đạo Cao Đài đi sai đường thế là người ta gây khó khăn. Nhưng rồi bên văn hóa của tỉnh, bên phụ trách về tôn giáo của huyện người ta về người ta cũng giải quyết êm ả rồi nên là cũng không có vấn đề gì nữa.
Tiếp lời ông Vũ Văn Phì, bà Hà Thị Vượng cho hay ngày 29 tháng Mười Một bà cũng đã từ Quảng Ninh qua Thái Bình tham dự lễ Thượng Tượng đó nên có thể xác nhận hương đạo thôn Me tiếp tục bị chính quyền gây khó dễ cho đến khi có sự can thiệp của ông chánh trị sự Hứa Phi và Ban Đại Diện Khối Nhơn Sanh Đại Đạo Cao Đài từ trong Nam:
Hôm thượng trang thì chính quyền gây khó khăn lắm. Thí dụ như ở Thái Bình hôm mùng Tám vừa rồi, chúng tôi lên Thượng Trang thì ông đầu đỏ Hải Phòng báo cho chính quyền. Công an với bảo vệ đến bao vậy, đón ngoài đầu ngõ làm khách người ta sợ người ta không dám đến. Cuối cùng chúng tôi nói với ông chánh trị sự Hứa Phi thì ông điện sang nước ngoài rồi nước ngoài điện về thì sáng hôm sau là Ban Tôn Giáo Tỉnh, Ban Tôn Giáo Huyện và Ban Tôn Giáo Xã đến tức là giải hòa. Xong đến giờ hành lễ thì chúng tôi vẫn thượng trang được .
Ấy họ gây khó khăn như thế, cứ nơi nào mà theo Bảo Thủ Chơn Truyền thì bên Hội Đồng bên ông Tám họ phá, ông bên Hải Phòng ông phá. Gọi là thánh thất chứ chỉ là hương đạo có tính chất là thờ tại gia thôi chứ nếu bày ra đúng thánh thất thì không được, họ dẹp ngay.
Tính đến lúc này thành phố duy nhất ở miền Bắc có Thánh Thất Cao Đài là Hải Phòng, nơi những ai muốn theo đạo phải đến làm lễ nhập môn để chính thức trở thành tín hữu. Thánh Thất Cao Đài Hải Phòng hiện nằm dưới quyền điều hành của ông Nguyễn Thành Tám thuộc Hội Đồng Chưởng Quản. Đây là cơ chế do nhà nước lập ra vời mục đích biến Khối Nhơn Sanh Đại Đạo Cao Đài Chơn Truyền và Tòa Thánh Tây Ninh trước 1975 trở nên trực thuộc vào Hội Đồng Chưởng Quản cho dễ bề kiểm soát.
Như ở Thái Bình hôm mùng Tám vừa rồi, chúng tôi lên Thượng Trang thì ông đầu đỏ Hải Phòng báo cho chính quyền. Công an với bảo vệ đến bao vậy, đón ngoài đầu ngõ làm khách người ta sợ người ta không dám đến.bà Hà Thị Vượng
Theo lời chánh trị sự Hà Thị Vượng, sở dĩ hương đạo Quảng Ninh cũng như hương đạo Thái Bình bị làm khó dễ là vì không phục tùng thánh thất ở Hải Phòng mà chính phủ đã công nhận:
Hải Phòng có một thánh thất cũng được chính quyền công nhận rồi. Cái thánh thất Hải Phòng đấy thì dưới quyền lãnh đạo của nhà nước mà thuộc về ông Tám quản lý. Chúng tôi giờ là không theo ông Tám mà chúng tôi chỉ tu giữ đạo để bảo thủ chơn truyền thôi. Trước đây khi Quảng Ninh chưa có thánh thất thì cứ phải về thánh thất Hải Phòng nhập môn. Bây giờ hiểu ra thì chúng tôi quay về chính đạo là bảo thủ chơn truyền chứ không về Hải Phòng lễ nữa.
Đạo Cao Đài trong nước bị chia làm hai
Như vậy, sau ngày 30 tháng Tư 1975, đạo Cao Đài trong nước bị chia làm hai sau khi chính phủ Việt Nam cho lập tổ chức mang tên Hội Đồng Chưởng Quản, giao Thánh Thất Tây Ninh cho ông Nguyễn Thành Tám cai quản.
Hơn ba thập niên qua, trong Nam thì nhiều thánh của Cao Đài Chơn Truyền thường xuyên bị công an hăm dọa, bắt buộc phải giao nơi thờ phượng lại cho Tòa Thánh Tây Ninh nằm dưới quyền Hội Đồng Chưởng Quản mà những người thuộc Bảo Thủ Chơn Truyền gọi đó là Cao Đài Quốc Doanh.
Trở lại với miền Bắc, thực sự Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã hiện diện từ năm 1935 với Thánh Thất Cao Đài Cẩm Phả Mỏ ở phường Cẩm Tây, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Từ năm 1935 đến 1994 các tín đồ Cao Đài còn được hành đạo theo nghi thức tôn giáo của mình.
Năm 1995, nhà cầm quyền ra lịnh đóng cửa các thánh thất, hạn chế các sinh hoạt tôn giáo của tín hữu Cao Đài.
Tháng Chín năm 2009, theo chính sách đổi mới, các thánh thất được mở cửa hoạt động trở lại nhưng từng bước bị buộc phải gia nhập Hội Đồng Chưởng Quản do chính phủ thành lập. Các thánh thất và các tín đồ Cao Đài không phục tùng theo Hội Đồng Chưởng Quản thường bị sách nhiễu và bị đàn áp.
Tại miền Bắc, chính quyền địa phương tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ cho người của Hội Đồng Chưởng Quản chiếm đất của Thánh Thất Cao Đài Cẩm Phả Mỏ thuộc phường Cẩm Tây, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Trên bản tường trình số 2 do các vị chánh trị sự Cao Đài Chơn Truyền trong nước soạn thảo để gởi lên báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo, ông Heiner Bielefeldt, cho thấy chính quyền phường Cẩm Tây đã hỗ trợ cho bà Hoàng Thị Nguyệt, cán bộ phường Cẩm Tây, chiếm 18 mét vuông trong tổng diện tích 45 mét vuông đất của Thánh Thất Cao Đài Cẩm Phả Mỏ.
Vẫn theo báo cáo này, đất của thánh thất Cẩm Phả chỉ còn 27 mét vuông, trong lúc chính quyền tiếp tục khuyến khích bà Lê Thị Doan, một thành viên trong Hội Đồng Chưởng Quản, bắt buộc những tín đồ Cao Đài độc lập đi theo Hội Đồng Chưởng Quản do nhà nước dựng lên.
Hiện tại phần đất còn lại của Thánh Thất Cẩm Phả Mỏ coi như đã bị chiếm giữ. Những tín hữu Cao Đài độc lập, có nghĩa là không phục tùng Hội Đồng Chưởng Quản, thì không được lui tới cúng bái mà phải về thờ lạy tại nhà. Chánh trị sự Hà Thị Vượng:
Như vậy, sau ngày 30 tháng Tư 1975, đạo Cao Đài trong nước bị chia làm hai sau khi chính phủ Việt Nam cho lập tổ chức mang tên Hội Đồng Chưởng Quản, giao Thánh Thất Tây Ninh cho ông Nguyễn Thành Tám cai quản
Họ rất mặc cảm với đạo Cao Đài, họ không muốn đạo Cao Đài phát triển. Những do người nào không hiểu luật đời luật đạo thì người ta đến người ta chèn, người ta đến người ta phá để cho mình phải bỏ đạo. Còn mình luật đạo luật đời thì họ không chèn ép được, họ phải để cho mình thực hiện đúng quyền tự do tín ngưỡng mà nhà nước đã cho phép.
Các cấp chính quyền, công an tỉnh này, công an thành phố này, Ủy Ban Tôn Giáo tỉnh này… đến hạch hỏi tôi, tôi bảo chúng tôi là người dân thì chúng tôi phải chấp hành phép nước nhưng mà chúng tôi theo đạo thì chúng tôi phải chấp hành luật đạo. Chúng tôi không thể làm khác được, chúng tôi chỉ là người tu giữ đạo.
Đó là tình cảnh sinh hoạt của đạo Cao Đài ở miền Bắc Việt Nam, cho dù số tín hữu được coi là trung kiên và độc lập, nhất quyết chỉ tin theo nền đạo chơn truyền của hội thánh Cao Đài trước 1975, xem ra không nhiều bằng con số tín đồ đi theo Hội Đồng Chưởng Quản do nhà nước lập ra.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tuần này đến đây tạm ngưng. Thanh Trúc hẹn tái ngộ quí vị thứ Năm tuần tới.
No comments:
Post a Comment