VRNs (12.12.2014) – Đồng Tháp – 14:30: Phiên tòa kết thúc và y án 3 năm cho bà Bùi Hằng, 2 năm cho cô Thúy Quỳnh và 2 năm 6 tháng cho ông Văn Minh, theo Điều 245 BLHS “gây rối trật tự công cộng”.
Việc Tòa án cấp phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm, tức bà Bùi Hằng phải chịu tù giam 3 năm, cô Thúy Quỳnh 2 năm và ông Văn Minh 2 năm 6 tháng. Điều này, có lẽ không làm ngạc nhiên những người theo dõi diễn tiến phiên Tòa trong những ngày qua. Theo khoản 2 Điều 248 Bộ luật Tố tụng Hình sự: “Toà án cấp phúc thẩm có quyền quyết định: a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; b) Sửa bản án sơ thẩm; c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án”. Như vậy, đối với vụ án cụ thể này, do cả 3 người kháng cáo kêu oan, nên Tòa án cấp phúc thẩm sẽ chỉ xem xét y án, hủy án để điều tra, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án.
Để có thể đình chỉ vụ án (tức tuyên bố không có tội), hoặc hủy án để điều tra, xét xử lại đòi hỏi Hội đồng xét xử phải thực sự “xét lại bản án” không chỉ dựa trên những “chứng cứ” buộc tội của cơ quan điều tra, của viện kiểm sát hoặc tòa án cấp sơ thẩm mà phải xem xét các chứng cứ vô tội, mà khách quan nhất chính là những nhân chứng, những người biết rõ những tình tiết liên quan đến vụ án. Hai là mở rộng cửa công đường để mọi người dân đều có thể tham dự, giám sát hoạt động “công minh” của những người tiến hành tố tụng, được thực sự “phán xét” phần tranh luận giữa công tố buộc tội với luật sư gỡ tội. Thế nhưng, cả hai điều căn bản, phù hợp pháp luật này đều không được Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện. Nhân chứng không được triệu tập, thậm chí ngăn cản, bất chấp đề nghị của Luật sư và những người làm chứng. Thế thì lấy đâu ra những “chứng cứ xác định vô tội” để làm rõ, làm sao “xác định vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ…” để “xác định sự thật của vụ án” theo đúng qui định tại Điều 10, những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng Hình sự? Cố tình vi phạm pháp luật, không thực hiện “xét xử công khai” theo Luật định, không cho người dân thực hiện quyền giám sát “bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng”, “bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án…” theo các qui định Điều 14 và Điều 19 những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Chỉ nhìn vào hai “hiện tượng” kể trên xẩy ra trước và trong ngày xét xử phúc thẩm, cũng thấy được, Tòa án cấp phúc thẩm đã “bỏ túi” bản án tuyên “giữ nguyên bản án sơ thẩm”, ngay cả trường hợp “có sai sót trong quá trình tố tụng, nhưng xét thấy những sai sót này không lớn” như vẫn thường thấy.
Lại một lần nữa, không ai có thể chứng minh hùng hồn bìa cuốn sách Luật với hình ảnh diễn viên hài Công Lý thuyết phục đến thế nào bằng chính những quan Tòa hôm nay ở Đồng Tháp.
Sáng nay lúc 8 giờ sẽ diễn ra phiên tòa Phúc thẩm xử bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh tại Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp (số 1 Lê Quý Đôn, phường 1 , Tp. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). VRNs sẽ cập nhật những thông tin liên quan đến phiên tòa này, mời quý vị theo dõi:
13:20: Mặc dù chưa có kết quả tuyên án của Tòa án, nhưng những gì diễn ra trong phiên xử phúc thẩm bà Bùi Hằng và những người bạn, cho thấy chính những cơ quan đuợc xem là bảo vệ pháp luật đang công khai chà đạp lên luật pháp. Theo Khoản 2 Điều 31 Hiến pháp 2013 và Điều 18 Bộ luật Tố tụng Hình sự qui định: “Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định”. Và Điều luật này cũng minh thị ngay các “trường hợp luật định” đó là: “Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai”. Như vậy, việc Tòa án xử phúc thẩm “kín”, không cho người dân tham dự, thậm chí là bắt bớ, hành hung người dân đến tham dự phiên Tòa chính là hành vi công khai vi phạm pháp luật.
Thậm chí, Bộ luật Tố tụng Hình sự rất coi trọng vai trò của nhân chứng, nhiều Điều luật qui định về “dẫn giải người làm chứng” trong trường hợp người làm chứng cố tình không có mặt, thế nhưng ở phiên Tòa này, có điều ngược lại là nhân chứng phải xin đến Tòa làm chứng mà không được. Phải chăng, cơ quan tư pháp đang giành quyền “ngồi xổm trên pháp luật”. Bộ luật Tố tụng Hình sự đã dành hai Điều luật liên tiếp (Điều 2 và Điều 3) để qui định “Mọi hoạt động tố tụng hình sự …phải tuân theo Bộ luật…”, nhưng chính Tòa án và các cơ quan “bảo vệ pháp luật” đang công khai “không tuân theo Bộ luật”. Có thể có người cho rằng: không công khai là để bảo đảm an toàn, trật tự phiên Tòa. Điều này vừa không phù hợp pháp luật vừa thể hiện ngụy biện cho hành vi vi phạm pháp luật. Luật pháp qui định chế tài những ai “gây rối, gây mất trật tự phiên Tòa…”, nếu công dân nào có hành vi vi phạm thì bị xử lý, không thể cấm người dân đi lại do e ngại người dân vượt đèn đỏ, hay để tránh tai nạn giao thông!
12:00: Trong số gần 20 người chúng tôi liệt kê những người bị bắt, có người tên là Vũ Thị Phương Anh nhưng đây không phải là Ts Vũ Thị Phương Anh, sống ở Sài Gòn. Trên facebook Ts Vũ Thị Phương Anh viết: “Xin thông báo: Tôi đang ở Sài Gòn và hoàn toàn bình thường. Thông tin nói tôi bị đánh ở Cao Lãnh là hoàn toàn không đúng nhé. Không rõ ai đã đưa tin này, và không hiểu họ lấy tin từ đâu thế?”.
Một số hình ảnh liên quan đến khu vực tòa án.
11:40: Blogger Peter Lâm Bùi anh và gần 10 người khác, đang tìm cách tiếp tục thực hiện một cuộc biểu tình ôn hòa nhằm phản đối phiên tòa phúc thẩm xử bà Bùi Thị Minh Hằng. Tuy nhiên, theo blogger này quan sát và suy đoán, “lực lượng bảo vệ phiên tòa đang tản ra nhằm truy quét” mọi khả năng xảy ra biểu tình. Họ có lẽ “đang lùng sục để dẹp những người có thể gây biểu tình.”
Blogger Lâm Bùi cho biết, cuộc biểu tình ôn hòa trước đó đã thu hút sự chú ý rất đông của người dân xung quanh khu chợ gần tòa án. Họ rất “bất ngờ và không biết có vụ án xử bà Hằng, bà Quỳnh và ông Minh.” Khi người dân tụ tập lại để quan sát cuộc biểu tình thì lực lượng gồm xe cơ động, cùng các lực lượng chức năng khác đã đến và giải tán ngay.
Facebooker Thanh Nguyễn Công chia sẻ: “Cám ơn các bạn đang có mặt, đang biểu tình tại Cao Lãnh! Các bạn đã chuyển được ý nguyện của mọi người về một phiên tòa vô luật của những người cầm quyền Ba Đình! Bùi Hằng và những người bạn của Chị vô tội!”.
11:15: Từ khi phiên tòa diễn ra có khoảng gần 20 Blogger và Facebooker bị bắt: Huỳnh Công Thuận, Nguyễn Ngọc Lụa, Thạch Thảo, Hoàng Bùi, Lã Việt Dũng, Trương Minh Tam, Vũ Thị Phương Anh, Huỳnh Ngọc Chênh, cô Thúy Phượng – Giáo dân giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, Nguyễn Thúy Hạnh, Mai Thanh, Nguyễn Công Thủ, Trần Bang, Châu Đức Vỹ, vợ chồng dân oan Trần Thị Hài, Ngô Hoàn Chí.
10:50: Con gái bà Hằng là cô Đặng Thị Quỳnh Anh, người ngồi cách tòa án 700m cho biết nhóm của cô gồm 4 người vẫn ôn hòa ngồi tại khu vực này. Tình hình tại đây không có bất kỳ xáo trộn nào, tuy nhiên “lực lượng bảo vệ tòa án” đã “rút đi và có vẻ đang di chuyển về một nơi khác.” Với chủ trương “theo dõi liên tục phiên tòa và chờ đợi kết quả của luật sư”, nhóm cô Quỳnh Anh không thể hiện bất kỳ sự phản đối công khai nào với phiên tòa đang diễn ra. Cô cũng dự đoán luật sư có thể ra khỏi tòa vào tầm giờ trưa.
10:40: Blogger Peter Lâm Bùi cho biết, những nhóm đến tham dự phiên tòa phúc thẩm đã phải phân chia thành những nhóm nhỏ hơn để tránh sự tấn công từ phía lực lượng an ninh. Theo quan sát của blogger Lâm Bùi, “lực lượng bảo vệ” đã được triển khai thêm và dày đặc hơn tại khu vực tòa án, cũng có thể “có những lực lượng từ các vùng khác” đến bổ sung. Trong khi đó, cô Quỳnh Anh, người ngồi cách tòa án 700m nói có vẻ lực lượng an ninh tại khu vực của cô “đang rút đi để chuyển đến một nơi khác.”
10:10: Trong khi VRNs không thể liên lạc với những người bị bắt trước đó như cô Nguyễn Thị Ngọc Lụa, ông Huỳnh Công Thuận, cô Thúy Phượng… chúng tôi tiếp tục liên lạc với anh Bạch Hồng Quyền và anh cho biết, nhóm của anh khoảng 20 người sau khi chia thành từng nhóm nhỏ để tiến trước cổng tòa án “đã bị bắt hoặc bị đánh đập,” và hiện chỉ còn anh Quyền và Hoàng Dũng đứng chung với nhau.
Anh Quyền nói rằng, anh cùng anh Dũng tìm cách “biểu tình để tiếp tục phản đối phiên tòa” và cách tòa án khoảng 50 mét. Ước lượng có khoảng 50 người “bảo vệ tòa án” tại khu vực này. Cảnh sát giao thông, cùng nhiều loại lực lượng an ninh khác vẫn đang tiếp tục bảo vệ nghiêm ngặt phiên tòa “gây rối trật tự công công” xử bà Hằng, cô Thúy Quỳnh và anh Minh”. Nhưng sau đó, anh Hoàng Dũng đã bị bắt về công an Phường 2, Cao Lãnh UB phường 2 Cao Lãnh
9:50: Anh Bùi Tiến Hưng, sống ở Hà Nội vào Đồng Tháp tham dự phiên tòa cho hay, “bị ngăn cản không cho đến cổng tòa. Anh chị em căng biểu ngữ phản đối phiên tòa vô lý, ngay lập tức mọi sắc phục cảnh sát xuất hiện, và một số côn đồ đe dọa hành hung.”
Blogger Đinh Nhật Uy cho biết thêm: “Chiếc xe cơ động này cùng hơn 20 công an các loại đã bao vây chợ Đồng Tháp. Họ đánh đập rất dã man nhóm Blogger gồm Hoàng Dũng, Thạch Thảo, Hoàng Bùi, Lâm Bùi, Lã Việt Dũng, Trương Minh Tam, Vũ Thị Phương Anh, Huỳnh Ngọc Chênh và vài người nữa. Trong nhóm này, có một người bị đánh gục ngã trên góc đường Hùng Vương – Đốc Binh Kiều rồi chở về Công an Phường 2, Tp. Cao Lãnh.
Bà Kim Liên, mẹ Đinh Nguyên Kha, nói: “Tôi đã gọi cho họ, yêu cầu họ đối xử với những người bị hốt về phải nhân đạo và lịch sự. Phải cho cơm ăn, nước uống và tắm rửa, vì đa phần là phụ nữ. Chú côn an tên Tùng đã ghi nhận ý kiến của tôi.”
9:30: Anh Bạch Hồng Quyền cho biết, nhóm của anh khoảng 20 người đã thực hiện một cuộc biểu tình nhỏ cách khu vực tòa án một km (1km) trong vài phút. Hiện nhóm đang cố gắng tiến gần hơn phía tòa án để tiếp tục thực hiện những cuộc biểu tình khác.
Anh Quyền cho biết, người biểu tình giương những băngrôn A4 và A3 với khẩu hiệu viết tay như “Trả tự do cho Bùi Hằng, Trả tự do cho Thúy Quỳnh, Trả tự do cho Văn Minh, ‘Chúng tôi nằm xuống để đất nước này đứng lên’…
Anh Quyền ghi nhận không có sự đàn áp nào từ “lực lượng bảo vệ” tòa án, vì họ đứng cách đó khá xa. Tuy nhiên, có một công an đã quay phim lại cuộc biểu tình. Trong khi những “lực lượng bảo vệ” khác gọi điện thoại liên tục.
Người dân xung quanh cũng tò mò và muốn hiểu hơn sự việc, tuy nhiên nhóm phải di chuyển nên không thể giải thích cho người dân, anh Quyền cho biết.
8:49: Cô Đặng Thị Quỳnh Anh, con gái bà Bùi Thị Minh Hằng cho VRNs biết qua điện thoại: Ước lượng “lực lượng” tham gia “bảo vệ” phiên tòa phúc thẩm chỉ bằng ⅓ so với phiên tòa phúc thẩm.
Hiện nay cô Anh đang ngồi cách 700m từ tòa án, cùng với vợ luật sư bào chữa Nguyễn Văn Miếng, cô Tạ Minh Tú, em gái tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần và anh Giang.
Theo cô Anh nói thì đây là khu vực gần tòa án nhất, và cô phải ‘đấu tranh’ để ngồi được ở vị trí này. Nhất cử nhất động của cô cùng nhóm bạn đều bị “quần chúng tự phát” theo dõi rất sát sao.
Cũng theo cô Anh, duy nhất chỉ có nhóm cô được đứng tại vị trí này và cô không thấy những nhóm xuống tham dự phiên tòa khác đứng gần đó.
8:40: Bà Trương Thị Quang, Dân oan Tiền Giang nói, an ninh mặc thường phục ngăn cản không cho Dân oan Tiền Giang đi tham dự phiên tòa xử công khai Bùi Hằng ngay tại tư gia bà Quang. Hôm qua [ngày 11.12], công an đến nhà khuyên tôi không được đi tham dự nhưng tôi đã phản đối lại ‘tại sao một phiên tòa xử công khai mà họ lại sợ dân đi tham dự?’.”
8:30: Viết trên facebook cá nhân, bác sĩ Phạm Hồng Sơn nhận định, bà Bùi Thị Minh Hằng là một mẫu người không thể thiếu để hình thành nền dân chủ.
Theo ông Sơn, “dân chủ còn cần cả những bàn chân, bàn tay, những khối óc không nề hà việc “nhỏ mọn”, “tầm thường”, “nhếch nhác”. Vì thiếu những thứ sau, rất có thể những thứ đầu [tức những thiết chế quan trọng cho một nền dân chủ] vẫn mãi mãi chỉ nằm trên văn bản, giấy tờ, ước vọng mà thôi.”
Ông nói tiếp: “Chúng ta có thể đang lo lắng, thương cảm, nhưng chúng ta cũng sẽ thấy ấm lòng và tự hào khi nhìn lại chúng ta còn có những con người như Bùi Thị Minh Hằng.”
Nói về lý do có mặt tại Đồng Tháp trong ngày diễn ra phiên tòa của bà Bùi Thị Minh Hằng hôm nay, Facebooker Nguyen Lan Thang viết: “Thường những người tử tế vốn được xã hội trọng vọng nay quay ra lên tiếng phản biện thì rất ngây thơ, họ hay dính bẫy nhận tội để được khoan hồng còn tiếp tục đấu tranh… bi kịch là an ninh không bao giờ buông mà sẽ còn nặng tay hơn nếu họ mon men tiếp đến gần vạch đỏ… Và vì thế tôi phải có mặt ở phiên toà xử chị Bùi Hằng, vì tôi ủng hộ những người chiến đấu đến cùng cho một Việt Nam tự do, bất kể người đó là ai, lưu manh hay giang hồ tôi đều trân trọng…!”
8:20: Chúng tôi mới nhận được tin: Sáng nay, Cô Thúy Phượng, một giáo dân giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và là thành viên Nhóm Giáo Dân Thừa Sai, đi tham dự phiên tòa, đã bị công an Đồng Tháp bắt đưa đi về đâu không rõ.
Facebooker Nguyen Lan Thang viết: “8h20 tại trước đường vào toà, tất cả lối vào đều có an ninh, công an giao thông, dân phòng và lính hình sự chốt chặn…!”
8:20: Chúng tôi mới nhận được tin: Sáng nay, Cô Thúy Phượng, một giáo dân giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và là thành viên Nhóm Giáo Dân Thừa Sai, đi tham dự phiên tòa, đã bị công an Đồng Tháp bắt đưa đi về đâu không rõ.
Facebooker Nguyen Lan Thang viết: “8h20 tại trước đường vào toà, tất cả lối vào đều có an ninh, công an giao thông, dân phòng và lính hình sự chốt chặn…!”
8:20: Ông Võ Văn Bửu, một trong những nhân chứng của vụ án- kể lại: “Đêm qua, công an, CSGT mang ba trắc, dùi cui… đứng khu vực nhà tôi rất đông. Cách nhà tôi 7m, họ ăn nhậu la lối, om sòm. Hiện nay, rất đông lực lượng công an đang canh trước cửa nhà nên tôi không thể đến tham dự phiên tòa mặc dù tôi có giấy triệu tập của tòa án.”
8:00: Cô Bùi Thị Diễm Thúy -vợ của ông Nguyễn Văn Minh và cũng là một nhân chứng- đã được vào bên trong tòa án.
Anh Phạm Văn Canh đang có mặt gần phiên tòa cho hay, lực lượng cảnh sát giao thông, công an, dân phòng và an ninh mặc thường phục rất đông, họ ngăn hết tất cả các lối vào khu vực tòa án, không ai có thể đi ngang qua khu vực này.
Anh Phạm Văn Canh đang có mặt gần phiên tòa cho hay, lực lượng cảnh sát giao thông, công an, dân phòng và an ninh mặc thường phục rất đông, họ ngăn hết tất cả các lối vào khu vực tòa án, không ai có thể đi ngang qua khu vực này.
Một số hình ảnh trước cổng tòa án. hình ảnh lấy từ Facebooker Nguyễn Lần Thắng
7:25: Bốn Luật sư tham gia bào chữa cho ba người là Ls Trần Thu Nam, Ls Hà Huy Sơn, Ls Đoàn Thái Duyên Hải và Ls Nguyễn Văn Miếng cùng đi với ông Phạm Nhật Thịnh -một trong những nhân chứng của vụ án- đã được vào bên trong tòa án.
Hiện nay, Blogger Huỳnh Công Thuận đi chung với bốn Luật sư nhưng bị công an ngăn cản không cho tham dự phiên tòa và đưa đi về đâu không rõ.
Hiện nay, Blogger Huỳnh Công Thuận đi chung với bốn Luật sư nhưng bị công an ngăn cản không cho tham dự phiên tòa và đưa đi về đâu không rõ.
7:00: Cô Bùi Thị Diễm Thúy, vợ của ông Nguyễn Văn Minh và cũng là một nhân chứng cho biết, “nhóm nhân chứng gồm 7 người đi trên 4 chiếc xe từ An Giang đến Đồng Tháp tham dự phiên tòa, bị một nhóm công an áp đến đánh tới tấp, khiến cho cô Hạnh -một trong những người đi chung với nhóm- ngất xỉu, tại Bến đò Chợ Thủ Chợ Mới, An Giang. Nhóm luôn bị công an mật vụ ‘bám đuôi’.”
VRNs (12.12.2014) – Đồng Tháp – Sáng nay lúc 8 giờ sẽ diễn ra phiên tòa Phúc thẩm xử bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh tại Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp (số 1 Lê Quý Đôn, phường 1 , Tp. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). VRNs sẽ cập nhật những thông tin liên quan đến phiên tòa này, mời quý vị theo dõi.
Vào ngày 11.02.2014, sau khi nghe tin gia đình ông Nguyễn Bắc Truyển bị công an Lấp Vò đối xử thô bạo, một nhóm bạn của ông đã xuống huyện Lấp Vò thăm hỏi tình trạng của gia đình. Trên đường đi, Nhóm bạn này đã bị lực lượng côn đồ, công an mặc thường phục chờ sẵn để tấn công, đánh đập, quay phim… Sau đó, công an đưa 21 người này về công an huyện Lấp Vò.
Công an câu lưu họ khoảng 36 tiếng đồng hồ, nhưng chỉ thả 18 người và tạm giam giữ ba người là bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh.
Ba người này bị truy tố và xét xử theo Điều 245 BLHS ‘gây rối trật tự công cộng’. Tòa án đã kết án bà Bùi Thị Minh Hằng 3 năm tù giam vì bị xem là bị cáo chính, ông Nguyễn Văn Minh bị 2 năm 6 tháng tù giam, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm tù giam, trong phiên tòa sơ thẩm vào ngày 26.8.2014 vừa qua. Cả ba người đều kháng cáo kêu oan.
Công an câu lưu họ khoảng 36 tiếng đồng hồ, nhưng chỉ thả 18 người và tạm giam giữ ba người là bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh.
Ba người này bị truy tố và xét xử theo Điều 245 BLHS ‘gây rối trật tự công cộng’. Tòa án đã kết án bà Bùi Thị Minh Hằng 3 năm tù giam vì bị xem là bị cáo chính, ông Nguyễn Văn Minh bị 2 năm 6 tháng tù giam, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm tù giam, trong phiên tòa sơ thẩm vào ngày 26.8.2014 vừa qua. Cả ba người đều kháng cáo kêu oan.
Bình luận về phiên tòa sơ thẩm, Luật sư Trần Thu Nam, một trong những Luật sư tham gia bào chữa cho bà Bùi Hằng, nhận xét: “Phiên xử bà Bùi Hằng sai phạm nghiêm trọng Luật tố tụng hình sự”.
No comments:
Post a Comment