Sau khi phát biểu khai mạc cuộc mít tinh ở Sydney, Australia nhân dịp kỷ niệm 10 năm xuất bản (19/11/2004-19/11/2014) cuốn “Chín bài bình luận về Đảng Cộng Sản” (Cửu Bình), nhà cựu ngoại giao Trung Quốc – ông Trần Dụng Lâm đã có cuộc chia sẻ với thời báo Epoch Times.
“Nhiều trí thức, trong đó có tôi, từng nghĩ rằng Đảng có mặt tốt, mặc dù có mặt xấu. Nhưng chúng tôi đã nhầm khi tin là nó đã làm được một số điều tốt đẹp, chẳng hạn như cải cách và mở cửa”, ông Trần chia sẻ.
“Cải cách và mở cửa” đề cập đến chính sách được ông Đặng Tiểu Bình đưa ra và bắt đầu từ năm 1978, giới thiệu về một số nguyên tắc thị trường tư nhân vào nền kinh tế của Trung Quốc.
Cuốn sách này có thể giúp mọi người hiểu thấu về bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Trần Dụng Lâm chia sẻ.
“Mặc dù, sự tàn bạo của Đảng là không thể tha thứ, nhưng tôi không biết nhiều tội ác chống lại loài người đã bị nó che đậy. Những điều ấy đã được tiết lộ trong cuốn Cửu Bình.
Nếu không đọc Cửu Bình, rất khó có thể nhìn ra được bản chất tà giáo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc”.
“Cửu Bình là một tài liệu nổi tiếng mang ý nghĩa lịch sử. Nó không chỉ khai mở ký ức của người dân mà còn của cả những nhà trí thức”, ông Trần nhận định.
Thoái Đảng
Một làn sóng thoái Đảng đã được tạo nên ngay sau khi “Cửu Bình” được xuất bản lần đầu tiên vào ngày 19/11/2004.
Ngày 26/5/2005, ông Trần Dụng Lâm rời Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Sydney, nơi ông đảm nhận vai trò Bí thư và lãnh sự thứ nhất về các vấn đề chính trị.
Chỉ hơn một tuần sau, trong ngày kỷ niệm cuộc thảm sát Thiên An Môn 4/6 , ông Trần lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng để phát biểu trong buổi mít tinh cho Phong trào Thoái Đảng – một phong trào thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên quan của nó như Đoàn Thanh Niên và Đội Thiếu Niên. Sự việc đã được đăng lên trang nhất các báo của Australia.
“Sau khi rời lãnh sự quán, tôi đã thoái Đảng trên trang web của Epoch Times bằng cách sử dụng tên thật của mình để rút khỏi Đảng và các tổ chức liên đới”, ông Trần chia sẻ trong cuộc trả lời phỏng vấn với giới truyền thông Australia.
“Tôi nghĩ rằng, phong trào này sẽ giúp nhân dân Trung Quốc phá vỡ xiềng xích về tinh thần do bị áp đặt chiến dịch tẩy não và đe dọa của Đảng, từ đó, khuyến khích người dân biết cách suy nghĩ và hành động một cách độc lập. Khi tất cả người Trung Quốc nhìn thấu âm mưu của Đảng, Đảng sẽ không thể lừa được ai nữa và tự nó sẽ sụp đổ”.
Tồi tệ hơn
Đảng đã trở nên tồi tệ hơn trong 10 năm qua kể từ khi “Cửu Bình” được xuất bản, ông Trần Dụng Lâm cho biết.
Trong nỗ lực mới nhất để thắt chặt và kiểm duyệt internet, chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu 29 công ty Internet lớn ở Trung Quốc phải ký cam kết tuân theo chính sách của Đảng, bằng cách dập tắt mọi bất đồng chính kiến trên mạng.
Ông Trần cho rằng, động thái này phản ánh sự hoang mang và sợ hãi của Đảng khi cố gắng dập tắt các ý kiến bất đồng từ trong trứng nước.
Khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Trung Quốc đã thỉnh cầu sự giúp đỡ từ Mỹ, Canada và Australia trong cuộc săn lùng toàn cầu các quan chức Trung Quốc tham nhũng đã bỏ trốn để thu hồi tài sản bất chính. Ông Trần nhận định, việc này hầu như không có tác dụng thay đổi gì cả.
“Nó không có tác dụng đối với một chế độ tham nhũng. Một khi tiền quay trở lại Trung Quốc, nó sẽ lại được tái phân phối giữa các quan chức khác. Hệ thống ấy sẽ không thay đổi, và Đảng đang trở nên tham nhũng hơn kể từ sau cuộc biểu tình kêu gọi cải cách của sinh viên năm 1989. Chưa hết, nhiều chiến dịch chống tham nhũng chỉ là bình phong che đậy cho cuộc đấu đá và tranh giành vì quyền lực . Những động thái này không làm thay đổi bản chất và cách thức hoạt động của Đảng”.
Ông cho rằng, ĐCSTQ giống như một thảm họa tự nhiên và luôn tự tô vẽ cho mình như “vị cứu tinh của nhân dân”. Lấy ví dụ, ông Trần chỉ ra cách chế độ trì hoãn nỗ lực cứu hộ trong trận động đất Tứ Xuyên năm 2008. Cho tới nay, số người được Đảng cứu sống vẫn chưa được công bố.
Gián điệp
Trong khi làm việc tại lãnh sự quán, ông Trần chịu trách nhiệm theo dõi các hoạt động của “5 nhóm độc hại” bất đồng chính kiến trong suốt 4 năm, gồm Pháp Luân Công, những nhà ủng hộ dân chủ, người ly khai Tây Tạng, Đài Loan và Đông Turkestan.
Sau đó, ông Trần đã được cấp tị nạn tại Australia. Theo báo cáo của nhà cựu ngoại giao, có 1.000 gián điệp Trung Quốc đang làm việc tại Australia. Ông cũng tiết lộ, lãnh sự quán Trung Quốc dành gần 60% tiền bạc và nguồn lực cho các chiến lược khác nhau nhằm vào Pháp Luân Công.
Kể từ khi trốn thoát, ông Trần đã phơi bày chiến lược xâm nhập vào hệ thống thế giới tự do của Trung Quốc trước Quốc hội Hoa Kỳ, Quốc hội Châu Âu, Quốc hội Bỉ và Nghị viện Anh. Đáng sợ hơn, ông còn chỉ ra cách thức chính quyền Bắc Kinh đưa các luận điệu chống đối nền tự do và dân chủ vào các quốc gia này.
Vào tháng 6/2007, ông Trần Dụng Lâm đã có một chuyến đi 9 ngày xuyên Canada. Trong suốt chuyến đi, ông đã tiết lộ các tài liệu cho thấy sự xâm nhập vào cộng đồng người Hoa ở hải ngoại cũng như mạng lưới đặc vụ của ĐCSTQ.
Các cuộc biểu tình
Ông Trần thường xuyên tham dự các cuộc biểu tình và các diễn đàn để hỗ trợ cho phong trào thoái Đảng.
Ngoài ra, ông còn yêu cầu các đảng viên ngừng giúp đỡ và ngừng làm tay sai cho chế độ Đảng Cộng Sản Trung Quốc tàn bạo. Ông kêu gọi mọi người: “Hãy để miệng được nói, hãy để não suy nghĩ và hãy để cho tay chân được tự do hoạt động”.
Thoái Đảng là phong trào “thức tỉnh tinh thần lớn chưa từng có trong cộng đồng người Hoa và sẽ phục hưng nền văn minh Trung Hoa. Chúng ta không nên chờ đợi tới khi Đảng cúi đầu rút ra, mà nên tích cực làm việc để loại bỏ nó khỏi vũ đài quốc tế” – ông Trần cho hay.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ban Biên Tập Đại Kỷ Nguyên.
No comments:
Post a Comment