Monday, November 24, 2014

PICS:Cửu Bình giúp người dân Trung Quốc tỉnh ngộ

Dương Giai cầm dao giết cảnh sát Thượng Hải mà được người dân ca ngợi như là anh hùng. (hình ảnh trên mạng)
Bài viết về các cuộc biểu tình phản đối của người dân Trung Quốc
Tháng 11 năm 2004, thời báo Đại Kỷ Nguyên đã đăng một loạt bài “Cửu Bình Đảng Cộng Sản”, (xem bản tiếng Việt tại đây) tiết lộ toàn diện bản chất tà ác của Đảng Cộng Sản; ví như một thanh kiếm sắc bén, đâm thủng vỏ bọc ngoài khủng bố mà Trung Cộng tạo nên; tiêu trừ đi nỗi sợ hãi trong lòng nhân dân Trung Quốc bấy lâu nay đối với Trung Cộng. Đến nay đã có hơn trăm triệu người thoái xuất khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của Trung Cộng, đồng thời cùng lúc với sự việc này, càng ngày càng có nhiều ngươi dân không thể lại tiếp tục nén giận, can đảm trực tiếp đứng ra phản kháng lại chính quyền bạo ngược. Làn sóng phản kháng bạo lực nổi lên mạnh mẽ tại Trung Quốc chính là một chứng kiến của lịch sử.
Vì Trung Cộng thống trị thời gian dài với đàn áp tàn khốc, dưới chế độ Tư Pháp tham nhũng, hũ bại đã tích dồn các loại mâu thuẫn xã hội, đặc biệt là những năm gần đây chính phủ cưỡng chế trưng thu đất đai, phá hủy nhà cửa cưỡng chế di dời, cho đến các quan chức tham nhũng hũ bại .v.v.. dẫn đến việc phát sinh sự đối lập giữa người dân và chính quyền, toàn bộ xã hội chính là giống như một tòa núi lửa có thể bùng nổ bất cứ khi nào.
Người dân Trung Quốc lên tiếng ủng hộ làn sóng biểu tình chống bạo lực
Vào thời điểm phát hành《Cửu Bình》, đồng thời cùng lúc, không đến 10 ngày trước và sau khi tại Tứ Xuyên liên tiếp phát sinh 2 cuộc nổi dậy quy mô lớn chống bạo lực trong lịch sự thành lập chính quyền Trung Cộng, từ quận Vạn Châu chống bạo lực cho đến huyện Hán Nguyên chống bạo lực. Đặc biệt là sự kiện khởi phát tại quận Vạn Châu, nguyên nhân vốn là từ 1 tại nạn nhỏ, nhưng bởi vì cách xử lý bất công của phía chính quyền mà dẫn phát sự phẫn nộ của quần chúng, hàng vạn người đốt xe đập lầu, đủ đế thấy tích dồn oán khí sâu sắc giữa dân chúng và quan chức tại xã hội Trung Quốc .
Sau khi 《Cửu Bình》 được đăng, tại Trung Quốc các cuộc biểu tình chống bạo lực càng lúc càng nghiêm trọng. Vụ án nhảy lầu tử vong khác thường của Cao Oanh Oanh tại Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, và vụ án tử vong kỳ lạ của vị nữ giáo sư Đới Hải Tĩnh ở Ôn Châu, sự kiện tại huyện Úng An, tỉnh Quý Châu (2008); sự kiện Dương Giai giết cảnh sát (2008); cuộc biểu tình chống bao lực tại huyện Cát Thủ tỉnh Hồ Nam (2008); vụ án Đặng Ngọc Kiều cầm dao giết dâm Quan (2009); cuộc biểu tình chống bạo lực tại thị xã Thạch Thủ, tỉnh Hồ Bắc (2009); và sự kiện chống bạo lực của người dân Thập Phương tỉnh Tứ Xuyên biểu tình kháng nghị dự án gây ô nhiễm v.v.. Trong đó, mỗi lần sự kiện chống bạo lực xảy ra đều nhận được làn sóng ủng hộ của người dân Trung Quốc trên mạng internet, mỗi 1 lần chống bạo lực đều đẩy quá trình Trung Cộng tiến lên thêm 1 bước đến phần mộ của mình.
Trong những sự kiện người dân chống bạo lực này, dân chúng đốt xe cảnh sát và tòa lầu lớn của chính phủ, cư dân mạng đều nhất loạt gọi là tốt. Xuất hiện trăm lỗ hổng trong việc dối trá của quan chức chính phủ nên tất yếu nhận lấy sự lên án mạnh mẽ và chế nhạo của dân chúng. Đặc biệt là vào năm 2008, khi quan tòa Thẩm phán vụ án Dương Giai giết cảnh sát, hơn hàng ngàn dân chúng tập trung đột phá qua các hàng rào cản đến trước cửa Tòa Án lên tiếng ủng hộ Dương Giai, giương cao biểu ngữ “Đao Khách Bất Hủ”, dân chúng tại hiện trường đồng thanh hét to: “Dương Giai vạn tuế! Đả đảo Đảng Cộng Sản! Đả đảo Phát xít.” thanh thế to lớn, chấn động cả hiện trường.
Sự kiện chống bạo lực tại Úng An, tỉnh Quý Châu, dân chúng Trung Quốc tại diễn đàn bình luận trên mạng phát biểu tiếng nói của chính mình: “Trục xuất bọn giặc Đỏ, Khôi phục Trung Hoa!”’; “Không bằng tin tưởng vào chính mình, trùng tân xây mới trường thành của chúng ta, đem bọn cộng phỉ Đỏ cút về Siberia ”; “ Yêu nước không yêu Đảng” ; “Đả đảo phát xít, tự do thuộc về người dân!” ; “ không mua bán nước tương, không làm hít đất , cần đem bình rượu! ”
( chú thích:
  1. “Mua Nước tương”, là một trong 10 câu nói nổi tiếng lưu hành năm 2008. Truyền thống giải thích: nước tương ngày xưa đều là mua theo dạng đo thể tích, mua nhiêu bán nhiêu, tự mình đem theo 1 chai đến cửa tiệm, bạn muốn mua bao nhiêu, người ta sẽ bán cho bạn bấy nhiêu. Đây được gọi là mua xì dầu. cư dân mạng sử dụng từ này mang ý nghĩa để ám chỉ, ở trên mạng không đề cập đến những vấn đề mẫn cảm, ko đàm luận đến chính trị, không nói đến những vấn đề ko liên quan đến bản thân mình, cho đến chính mình cái gì cũng không biết, đây là dùng từ này để ám chỉ việc mua bán xì dầu là đủ rồi, tương đương với ý nghĩa là “con đường thông lộ” trên mạng.
  2. “Làm Hít đất” đây là từ ngữ mới rất thịnh hành trên mạng. Huyện Úng An tỉnh Quý Châu, 20 ngàn người dân vây đánh cơ quan chính phủ, nguyên nhân là do một nữ sinh trong giờ thi từ chối đưa câu trả lời cho bạn nữ sinh ngồi phía sau sao chép đáp án, kết quả là bị người chú của cô nữ sinh này cũng là người bác làm phó cục công an cùng với một đám nam sinh đánh hội đồng gây tử vong, quăng xác xuống sông. Sau khi người nhà của nạn nhân đi báo án bị nhân viên cục công an độc ác đánh đập. Công an điều tra kết quả nói là vị nữ sinh này là nhảy sông tự sát, còn mấy vị nam sinh đánh chết nạn nhân thì gọi là nhân chứng, “chứng kiến nạn nhân nhảy sông tự sát”, và phạt đám nam sinh này đứng trên cầu làm hít đất. Vì vậy mà trên mạng đã lưu hành từ ngữ này.
  3. “Cầm Bình Rượu” cũng là một câu nói rất thịnh hành trên mạng, Trong tiếng Hán, phát âm từ Bình rượu酒瓶【jiǔpíng】 ; đồng âm với từ 九评【jiǔpíng】= Cửu Bình . Bình rượu ở đây là để chỉ một quyển sách, chính là ám chỉ sách “Cửu Bình ĐảngXX ”. Vì để vượt qua sự kiểm soát phong tỏa mạng của Trung Cộng nên đã ám chỉ đến sự ứng đối của cư dân mạng đem theo bình rượu mà phát minh ra chữ viết theo hàng dọc cũng là quay trở lại thời cổ mà đột phá phong tỏa .
Đôi câu vài lời đơn giản của một số biểu ngữ này, biểu thị rõ người dân Trung Quốc triệt để buông bỏ Trung Cộng và tỉnh ngộ đối với hình thái ý thức dối trá của Trung Cộng.
Có bình luận nói, một cư dân mạng bình luận, lên mạng ở Trung Quốc giống như xem thủy triều dâng lên, đủ để chứng minh điểm này. Loại chuyển biển của lòng dân lan truyền như tuyết lở, vốn là điều tất nhiên mang tính lịch sử và hiện thực, tuy nhiên《Cửu Bình》 được truyền rộng đã khởi lên hiệu quả đồng dạng như vậy tuyệt không dễ dàng nhìn thấy.
Cao Oanh Oanh – nỗi oan của nàng Đậu Nga hiện đại
câu chuyện nàng Đậu Nga kể về một cô gái tên Đậu Đoan Vân từ nhỏ vì cha Đậu Thiên Chương không có tiền để trả nợ, nên thay cha mình trả nợ, được gả đến nhà Thái gia làm dâu – tức là cô dâu trẻ em, về sau đổi tên là Đậu Nga )
Tháng 1 năm 2006, tạp chí  Đại Lục đăng 1 bài << Quan phủ Tương Dương đồng loạt phát bệnh>> lần đầu tiên tiết lộ sự bất công của nàng ”Cao Oanh Oanh”, dẫn khởi sự bất bình trong cư dân mạng tiếng Trung ở Đại Lục, dân chúng phẫn nộ yêu cầu điều tra làm rõ chân tướng sự việc, trừng phạt nghiêm khắc hung thủ.
Năm 2002, Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, nhân viên phục vụ khách sạn Tân Quán Cao Oanh Oanh bị cưỡng gian trong khách san sau đó bị giết chết rồi dàn dựng vụ nhảy lầu tự tử, quan chức địa phương lại gọi vụ việc này là do Cao Oanh Oanh nhảy lầu tự sát. Gia quyến đã chứng minh chỉ rõ nhiều điểm nghi vấn, ví dụ như: trên cổ của nạn nhân thì có dấu lằn đỏ; trên hai cổ tay đều có dấu vết làn đỏ; cút áo trên y phục của nạn nhân bị mất đi vài cái, còn lại vài cái khuy áo thì bị cài sai; bên dưới thân dây kéo quần bị mở, dây nịt quần cũng biến mất, đầu vú bị cắn nát, quần lót trong còn lưu lại tinh trùng.
Trước khi nạn nhân bị giết chết thảm như vậy, cô đã từng nhiều lần nói với cha mẹ rằng, có 1 vị lãnh đạo thành phố để mắt đến cô, muốn mời cô đi ăn cơm, và bị cô từ chối. Sau khi bi kịch phát sinh, cơ thể của nạn nhân bị cưỡng chế thi hành đem đi hỏa táng.  Vơ chồng Cao Thiên Hổ, cha mẹ của nạn nhân vì bảo vệ di thể của cô mà bị đánh đập, sau sự việc này họ vẫn đang trốn chạy lưu lạc khắp nơi để kêu oan, nhưng  mãi cho đến năm 2005, Tôn Sở Dần liên quan đến vụ án tham nhũng bị rớt ngựa, vụ án oan của Cao Oanh Oanh đến tháng 1 năm 2006 mới lần đầu được đưa ra ánh sáng, đăng tải trên truyền thông.
Người dân địa phương nói, người phạm tội cưỡng gian là con trai của bí thư thành ủy; người biết rõ sự tình nói, người phạm tội cưỡng gian là người thân thích của bí thư thành ủy,
Sau khi vụ án này được phơi bày, đã nhanh chóng dẫn khởi chấn động trong toàn bộ cư dân mạng ở Đại Lục, Cao Oanh Oanh được gọi là “ nàng Đậu Nga phiên bản hiện đại ”, dân chúng chỉ trích Trung Cộng công nhiên thách thức sự giới hạn dung nhẫn của công chúng, trực tiếp chỉ rõ “ Chính quyền như vậy, thọ mệnh lâm chung [ngôi mộ của Trung Cộng] đã không còn xa nữa rồi”.
Vụ án tử vong kỳ lạ của vị nữ giáo sư Đới Hải Tĩnh tại Ôn Châu
Năm 2006, thị xã Thụy An, Triết Giang, tỉnh Ôn Châu, vụ án tử vong nhảy lầu kỳ lạ của vị nữ giáo sư Đái Hải Tĩnh. Công an địa phương chỉ rõ Đái Hải Tĩnh tự sát, truyền thông của chính phủ cũng theo đó mà báo cáo giả tạo. Ngày 8 tháng 9,  hơn hàng ngàn người đến trước tòa lầu của chính quyền thành phố kháng nghị, phát sinh xung đột tại trận địa được chuẩn bị sẵn của cảnh sát đặc nhiệm, đánh đập làm nhiều người bị thương, dẫn đến 1~2 người bị tử vong. Buổi chiều, dân chúng tức giận đập tan cửa ra vào và cửa sổ tòa lầu của chính quyền. Sự kiện này dẫn khởi làn sóng phẫn nộ bất bình của cư dân mạng tại Đại Lục.
Năm 2006, thị xã Thụy An, Triết Giang, tỉnh Ôn Châu, vụ án tử vong nhảy lầu kỳ lạ của vị nữ giáo sư Đới Hải Tĩnh, dẫn khởi sự phẫn nộ của công chúng. (hình ảnh trên mạng)
Dương Giai giết cảnh sát trở thành anh hùng , một tiêu chí của thời đại
“Bạn không cho tôi một lời giải thích, thì tôi sẽ cho bạn một lời tuyên bố. ” Đây là câu nói nổi tiếng được lưu lại của Dương Giai một thanh niên tại Bắc Kinh. Năm đó, Dương Giai 27 tuổi đến Thượng Hải du lịch bị ngộ nhân là tên trộm xe đạp, khiến cho anh ta bị cảnh sát đánh đập và đối xử thô bạo. Bởi vì không còn nơi nào để đi kêu oan, ngày 1 tháng 7 năm 2008, Dương Giai tại văn phòng công an quận Áp Bắc thành phố Thượng Hải, nắm lấy con dao giết chết 6 cảnh sát, ngoài ra có 5 người bị thương.
Ở một thành phố lớn Thượng Hải, khu vực mở cửa nhất tại Trung Quốc, phát sinh vụ thảm án như vậy, sự kiện làm chấn động Trung Quốc, truyền thông quốc tế cũng lần lượt đưa tin. Mật độ nghị luận trên mạng đã vượt qua hơn bất kỳ một sự phản kháng nào của người dân cho đến nay, Dương Giai 27 tuổi, một tội phạm bị nghi ngờ đã nhận được sự tán dương ca ngợi, được cư dân phong là Võ Tòng đương đại, Kinh Kha đương đại, anh hùng giết cảnh sát, nghĩa sĩ, Đại hiệp Dao sắt, Dương đại hiệp .v.v. các tên gọi khác; bài hát, bài thơ, bức tranh ca tụng Dương Giai được lưu truyền lan rộng.
Dương Giai cầm dao giết cảnh sát Thượng Hải mà được người dân ca ngợi như là anh hùng.(hình ảnh trên mạng)
Vụ án Dương Giai dẫn khởi sự ảnh hưởng xã hội, vượt xa khỏi dự đoán của chính quyền đương cục, thậm chí cũng vượt khỏi sự tưởng tượng của các nhà quan sát. Khi 6 cảnh sát nằm trên vũng máu, hiện trường không thể không gọi là thảm khốc ác liệt, nhưng không một ai vì họ kêu oan, mà chỉ có vì người cầm dao mà ca hát. Rõ ràng đã chứng minh sự bất công trong xã hội TQ đại lục, sự đen tối trong hệ thống tư Pháp đã đến bước như thế này.
Dưới tình thế mà dân chúng oán hận ngập tràn khắp nơi, câu nói đó của Dương Giai “Bạn không cho tôi một lời giải thích, thì tôi sẽ cho bạn một lời tuyên bố.”  Đã dẫn phát sự cộng hưởng từ trước đến nay chưa từng có. Những người ủng hộ Dương Giai, quảng đại dân chúng từ giai tầng thấp đến học giả Pháp Luật và đoàn luật sư nổi tiếng, kháng cáo đến chính phủ trung ương, can thiệp và yêu cầu đặc xá cho Dương Giai.
Vụ án Dương Giai được gọi là sự kiện chấn động nhất trong 59 năm Trung Cộng nắm quyền cho đến nay. Một bình luận nói, vụ án Dương Giai đã trở thành một sự kiện mang tính tiêu biểu, nó đánh dấu cho nỗi oan trái, sự oán hận của dân chúng tại Trung Quốc đã dồn tích đến mức độ có thể phun trào ra bất cứ khi nào. Vụ án Dương Giai trở thành một đỉnh cao của một cá nhân chống lại bạo hành, châm lửa cho dân chúng tìm cầu chính nghĩa,  tìm ngọn lửa quay trở về công đạo. Dương Giai, tên gọi này cũng được ghi chép đưa vào lịch sử.
Ngày 13 tháng 10 năm 2008, vụ án Dương Giai giết cảnh sát được hai lần mở phiên tòa tối cao tại Thượng Hải. Hơn một ngàn người dân đột phá qua các hàng rào cản đến trước cửa tòa án ủng hộ Dương Giai. Bởi vì cảnh sát chìm mặc thường phục trong khu vực đánh đập và bắt những người dân lên tiếng ủng hộ, xúc phạm sự phẫn nộ của dân chúng, dân chúng tại hiện trường đồng thanh hét to: “Dương Giai vạn tuế! Đả đảo Đảng Cộng Sản! Đả đảo Phát xít” thanh thế to lớn, Video được truyền rộng từ trong nước đến hải ngoại, dẫn khởi sự chấn động cực kỳ trong hành ngũ lãnh đạo Trung Cộng, hạ lệnh kiểm tra nghiêm ngặt sự kiện.
Huyện Úng An chống bạo lực
Hàng vạn người hỏa thiêu cục công an của chính quyền huyện
Ngày 21 tháng 6 năm 2008, tại huyện Úng An, nữ sinh trung học Lý Thụ Phân bị cưỡng hiếp giết hại, nhưng hung thủ có quan hệ với cục công an và lãnh đạo chính quyền tỉnh ,huyện; vì vậy mà hung thủ đã được thả. Ngày 28 tháng 6, hàng vạn dân chúng huyện Úng An tức giận biểu tình chống bạo lực, dân chúng phẫn nộ tấn công và phóng hỏa tòa lầu chính quyền huyện cho đến cục công an, hàng chục xe cảnh sát bị lật đổ và đốt cháy.
Chính quyền đương cục của Trung Cộng đối với sự việc này cực kỳ hoảng sợ, dưới sự chỉ đạo của Chu Vĩnh Khang khi còn là bí thư ủy ban thường vụ bộ chính trị, chính quyền đương cục đã tiến hành trấn áp bạo lực và bắt giữ một lượng lớn, khiến ít nhất 3 người chết, 150 người bị thương, ước tính có 300 người bị bắt, bao gồm 30 học sinh trung học.
Ngày 21 tháng 6 năm 2008, nữ sinh trung học huyện Úng An – Lý Thụ Phân bị cưỡng hiếp giết hại, mà hung thủ lại được thả, dẫn phát hàng vạn dân chúng phẫn nộ biểu tình chống bạo lực. (hình ảnh trên mạng)
Sự kiện chống bạo lực của dân chúng huyện Úng An nhận được sự ủng hộ của người dân toàn quốc, sau khi bị trấn áp, cư dân mạng tại TQ đại lục phát biểu :” Đảng Cộng Sản cút khỏi Trung Quốc, đem bọn cộng phỉ đỏ cút về Siberia”, “Trục xuất bọn giặc Đỏ, Khôi phục Trung Hoa!”.
Liệt nữ Đặng Ngọc Kiều – giết dâm quan
Tháng 5 năm 2009, thị xã Ân Thi, huyện Ba Đông, tỉnh Hồ Bắc, khách sạn thị trấn Dã Tam Quan, 3 vị quan viên yêu cầu nữ phục vụ Đặng Ngọc Kiều đáp ứng nhu cầu “phục vụ đặc biệt” , gặp phải sự từ chối của Đặng Ngọc Kiều, 3 vị quan viên thẹn quá hóa giận sau đó mưu tính cưỡng dâm cô Đặng, Đặng xuất phát từ mục đích phản kháng phòng vệ chính đáng, trong hỗn loạn vô ý đâm chết quan viên Trung Cộng, sau khi vụ án này phát sinh nhanh chóng nổi tiếng chấn động Trung Quốc, Đặng Ngọc Kiều cũng được ca ngợi là “Liệt nữ đương thời”; “Liệt nữ thị trấn Ba Đông ” .v.v.
Chính quyền đương cục thị trấn Ba Đông huyện Hồ Bắc đem Đặng Ngọc Kiều bắt nhốt vào bệnh viện tâm thần. Mưu tính dùng sự tấn công bất ngờ của người bệnh tâm thần làm màn che để che đậy đi sự việc dâm quan bị giết; sau đó lại lấy “phòng vệ quá đáng”; “cố ý giết người” .v.v.. làm tội danh, gia tăng hãm hại Đặng Ngọc Kiều.
Sau khi sự kiện phát sinh trong thời gian không đến nửa tháng, người dân Trung Quốc nhanh chóng triển khai các hành động để giải cứu Đặng Ngọc Kiều. Chẳng hạn như một cư dân mạng khởi xướng vận động : “Lên tiếng ủng hộ Đặng Ngọc Kiều chính là đang lên tiếng ủng hộ bản thân chúng ta”, đoàn thể dân chúng đến hiện trường tại Ba Đông điều tra thực tế, công khai kêu gọi lấy danh nghĩa là “ Đoàn công dân Tư Pháp chính nghĩa theo dõi vụ án Đặng Ngọc Kiều”; luật sư đại biểu cho Đặng Ngọc Kiều tố cáo quan dâm, dân chúng địa phương tại Ba Đông chuẩn bị biểu tình ủng hộ, người dân lái xe từ xa đến tặng cho Đặng Ngọc Kiều bảng hiệu “Đông Phương Liệt Nữ” v.v…
Do dân chúng toàn quốc phẫn nộ lên án, Trung Cộng lo lắng sự việc này sẽ kích phát hoạt động biểu tình kháng nghị quy mô lớn của quần chúng trước ngày kỉ niệm sự kiện 4-6, nên buộc phải công bố tin tức trong tối ngày 31 tháng 5, định án Đặng Ngọc Kiều “phòng vệ quá mức”.
Ngày 16 tháng 6 bắt đầu mở phiên tòa, ước tính có 500 người dân ủng hộ Đặng Ngọc Kiều lần lượt tình nguyện đến tòa án trấn Ba Đông tỉnh Hồ Bắc. Chính quyền đương cục Dã Tam Quan đối diện với làn sóng lên án phô thiên cái địa của toàn quốc, tòa án bị bức bách tuyên án, hành vi của Đặng Ngọc Kiều thuộc về phòng vệ quá mức, được miễn trừ hình phạt.
Kết quả vụ án Đặng Ngọc Kiều được công nhận là chiến thắng của dân chúng Trung Quốc chống lại bạo lực, là thắng lợi của dư luận xã hội.
Năm 2009 cuộc biểu tình chống bạo lực tại thị xã Thạch Thủ – Cảnh sát nhiều lần bị đánh lui.
Ngày 17 tháng 6 năm 2009, tại nhà hàng Vĩnh Long thị xã Thạch Thủ (đây là nhà hàng có cổ phần của một vị lãnh đạo tỉnh Hồ Bắc), một nam đầu bếp 23 tuổi là Đồ Viễn Cao đã rơi xuống từ tầng lầu thứ 3; nạn nhân đã chết ngay tại hiện trường. Cảnh sát tuyên bố đây là tự sát, nhưng người thân gia quyến của nạn nhân cho rằng nguyên nhân cái chết rất khả nghi, bởi vì thân thể nạn nhân có cục máu đông trong lỗ tai, mũi, phía dưới cơ thể bị nhừ nát, trên đầu bị đóng đinh lên, mà nơi thân thể rớt xuống không có một tý máu, người biết rõ sự tình nói rằng nạn nhân là bị ngược đãi mà chết.
Sau khi sự kiên phát sinh, chính phủ nhiều lần dùng cảnh sát vũ trang cưỡng chế giành lấy thân thể nạn nhân, người dân địa phương tự phát tập trung tại xung quanh nhà hàng, nhiều nhất là đạt đến 5 vạn dân chúng tập trung trên đường, giúp cho gia đình có thể bảo hộ được thân thể nạn nhân, cảnh sát và cảnh sát vũ trang nhiều lần bị đánh lui. Trong khi xung đột nhiều chiếc xe công an, xe cảnh sát vũ trang bị dân chúng tức giận mà đập vỡ thiêu hủy, nhà hàng Vĩnh Long cũng bị thiêu rụi.
Ngày 17 tháng 6 năm 2009,  cái chết kỳ lạ của một nam đầu bếp 23 tuổi Đồ Viễn Cao tại nhà hàng Vĩnh Long, thị xã Thạch Thủ, tỉnh Hồ Bắc; một vị lãnh đạo nào đó có tham gia cổ phần tại nhà hàng này, chính phủ nhiều lần dùng cảnh sát vũ trang cưỡng chế giành lấy thân thể nạn nhân. Người dân địa phương tự phát tập trung tại xung quanh nhà hàng, giúp cho gia đình có thể bảo hộ được thân thể nạn nhân.
Ngày 21 chính quyền đương cục sử dụng gần vạn cảnh sát vũ trang trang bị đầy đủ vũ trang để thực thi dọn dẹp hiện trường, thân thể của nạn nhân bị cướp lấy, người dân xung quanh bị giải tán.
Sau khi sự việc phát sinh, Bí thư thành ủy và cục trưởng công an thị xã Thạch Thủ cả hai đều bị cách chức.

Năm 2012  người dân Thập Phương chống bảo lực   Thế hệ trẻ sau năm 90 trở thành sự kiện chính của quần chúng
Ngày 2 tháng 7 năm 2012, dự án xây dựng hợp kim đồng mô lip đen động thổ khởi công tại Thập Phương tỉnh Tứ Xuyên, dẫn khởi người dân thành phố kháng nghị chống bạo lực, ước tính có hai vạn dân chúng xuống đường biểu tình chống bảo lực, dân chúng phẫn nộ đập phá biển hiệu của Đảng ủy thành phố Thập Phương, tòa lầu pha lê của chính quyền cũng bị đập tan. Một lượng lớn cảnh sát đặc nhiệm dùng dùi cui đánh đập người dân, và bắn đạn hơi cay, rất nhiều dân chúng bị thương tích, dẫn phát càng nhiều người dân xuống đường.
Trong lần sự kiện này, các bạn học sinh kêu to “chúng tôi có thể hy sinh, chúng tôi là “thế hệ trẻ sinh sau năm 90” là khẩu hiệu phổ biến trên mạng, buộc các công ty phải dừng thi công dự án hợp kim đồng mô lip đen.
Quần chúng thị trấn Khải Đông biểu tình chống bạo lực , Bí thư thành ủy bị lôi ra ánh sáng
Tiếp nối theo sau sự kiên Thập Phương tỉnh Tứ Xuyên, ngày 28 tháng 7, thị trấn Khải Đông, Nam Thông tỉnh Giang Tô phát sinh sự kiện biểu tình quy mô lớn của quần chúng, phản đối việc xí nghiệp giấy của Vương tử Nhật Bản thải nước gây ô nhiễm gần khu vực biển Khải Đông. Hàng vạn người dân phẫn nộ xuống đường tiến đến chính quyền thành phố, chiếm lấy tòa nhà, xe cảnh sát bị lật đổ, bí thư thành ủy Khải Đông Tôn Kiến Hoa bị lôi ra ánh sáng trước công chúng với y phục cực kỳ nhếch nhác,
Cảnh sát đến hiện trường để đem ngài thị trưởng đi, bị người dân biểu tình bao vây,  dân chúng yêu cầu các quan chức phải mặc áo thun có ghi “ Cương quyết chống lại nước thải ô nhiễm của Vương tử ”.
Dưới sự phẫn nộ oán giận mạnh mẽ của dân chúng, chính quyền đương cục lập tức tuyên bố “vĩnh viễn thủ tiêu” dự án này.
Hàng chục ngàn người biểu tình phản đối, yêu cầu chấm dứt dự án PX ở Ninh Ba
Ba tháng sau, ngày 27 tháng 10, Triết Giang Ninh Ba hàng vạn người dân tập trung tại trung tâm thành phố tại quảng trường Thiên Nhất, phản đối dự án lạc hậu PX (Paraxylene) tại địa phương, dân chúng tại hiện trường giương cao biểu ngữ, hô to khẩu ngữ; chính quyền đương cục phái xuất hàng ngàn cảnh sát đặc nhiệm hành động, cùng lúc cưỡng chế bắt người dân biểu tình, tham gia kháng nghị hôm đó đại đa số đều là thanh niên trẻ sinh sau năm 90.
Dưới áp lực cuộc biểu tình phẫn nộ của dân chúng, ngày 28 tháng 10, chính quyền thành phố Ninh Ba kiên quyết tuyên bố không tiếp tục dự án PX, toàn bộ hóa chất được chiết luyện trong thời gian trước đây của công tác dự án phải dừng lại, quay lại làm luận chứng khoa học.
Người dân biểu tình phản đối: bị động kêu oan không bằng chủ động xuất kích
Một hai năm gần đây, người dân Trung Quốc càng thêm tỉnh ngộ, đối với chính quyền bạo lực của Trung Cộng từ trước là bị động phản kháng cho đến chủ động duy trì đối phó tạm thời, chủ động xuất kích, vây quanh cửa lớn của chính quyền, đi đến nhà ngục đen giải cứu bạn đồng hành bị cầm tù, phản kháng lại cuộc trưng thu đất, tiến đánh bí thư huyện trưởng nhập viện. Tại Quảng Châu có người dân xuống đường giơ cao khẩu hiệu “đả đảo Đảng Cộng Sản, lật đổ chế độ Cộng Sản độc tài chuyên chính.” sau khi chính quyền đương cục bắt người, bất kể bắt giam ở đâu dưới hình phạt như thế nào, chỉ bắt giam sau 10 ngày là không thể không phóng thích.
Ngày 20 tháng 3 năm 2013, tỉnh Vân Nam phó huyện trưởng huyện Vân Long, Lý Châu đem theo đội hình gần 20 chiếc xe cưỡng chế chiếm lấy đất đai của người dân làng Sư Tĩnh thôn Kiểm Tào, tại hiện trường dùng bạo lực cưỡng chế trưng thu đất, khiến cho xương sườn của một người dân thôn bị gãy, dẫn phát sự phẫn nộ của người dân thôn. 11 chiếc xe cảnh sát ở bên trong thôn đã bị dân làng chặn lại. Người dân hô to “chôn sống huyện trưởng”, huyện trưởng nghe thấy vội nhảy ra khỏi xe mà chạy trốn vào cánh đồng hoang.
Ngày 11 tháng 5 năm 2013, tại Tuyền Châu tỉnh Phúc Kiến, huyện Huệ An thị trấn Đông Kiều, gần 1 ngàn dân làng cảm thấy bị bức bách đến tuyệt lộ (con đường cùng), phẫn nộ vây đánh ủy viên hội thôn Nam Hồ, đã có một trận đại chiến với cảnh sát, sau đó bắt được một cảnh sát đặc nhiệm, và đem xuống phố diễu hành thị chúng.
Ngày 3 tháng 12 năm 2013, tại tỉnh Quảng Đông thành phố Hồ Châu huyện Nhiêu Bình, hơn 1 trăm dân làng phản kháng chặn đường “cảnh sát phòng chống bạo lực” và xảy ra cuộc ẩu đả bạo lực, hàng ngàn người dân thôn nhanh chóng đến hiện trường,  dùng gạch, đá, dao, bình khí hơi gas, hộp quẹt tập trung lại, “cảnh sát” đại bại, tháo chạy vào rừng, 10 vị cảnh sát bị dân làng bắt sống.
Ngày 14 tháng 10 năm nay, tỉnh Vân Nam thành phố Côn Minh huyện Tấn Ninh, người giàu có trong thôn cùng với dân làng biểu tình phản đối chính quyền đương cục cưỡng chế trưng thu đất đai, quan chức thuê hàng ngàn xã hội đen cùng với dân làng phát sinh cuộc xung đột kịch liệt, hai bên thương vong trầm trọng. Tin từ địa phương cho biết, 2 dân làng bị đánh chết, 8 vị nhân viên trưng thu đất bị dân làng bắt sống, trong đó 5 vị bị hỏa thiêu mà chết, người dân bắt giữ một lượng lớn trang thiết bị của cảnh sát như bình xịt hơi cay, khiên cảnh sát .v..v.
Ngày 14 tháng 10, tỉnh Vân Nam thành phố Côn Minh huyện Tấn Ninh, người giàu có trong thôn cùng với dân làng biểu tình phản đối chính quyền đương cục cưỡng chế trưng thu đất đai, quan chức thuê hàng ngàn xã hội đen cùng với dân làng phát sinh cuộc xung đột kịch liệt,  8 nhân viên trưng thu đất bị dân làng bắt sống.(hình ảnh trên mạng)
Tiết Phi 24 Tháng Mười Một , 2014

No comments:

Post a Comment