Đăng Bởi -
Xây nhiều dự án nhà ở, song đa số đều trống rỗng, không có người ở
Trong chuyến thăm Trung Quốc 2009, tôi trèo lên tầng 13 của một ngôi chùa trong thành phố công nghiệp Changzhou, không xa Thượng Hải là bao, và ngước mắt nhìn bao quanh. Các công trình đang xây dựng kèo dài suốt khắp chiều ngang chân trời, bụi mù trong nắng vàng.
Daniel – cậu con trai tôi đang dạy Anh ngữ ở đại học vùng này, bảo tôi rằng: “Màu vàng là màu của sự phát triển”.
Những ngày ở tôi làm việc Bắc Kinh trong vai trò của một phóng viên theo dõi mảng kinh tế Trung Quốc, từ năm 2011, Trung Quốc đã trở thành quốc gia có kim ngạch buôn bán số 1 thế giới, cao hơn Mỹ và là nền kinh tế số 2 thế giới, vượt qua Nhật Bản. Các nhà kinh tế học nhận định rằng: việc GDP của Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ còn là vấn đề thời gian.
Cũng giai đoạn này, Trung Quốc chứng kiến sự thay đổi quyền lực trong giới lãnh đạo. Tân tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Tập Cận Bình tự lên tiếng như một nhà cải cách, đưa ra kế hoạch 60 điểm để cải tiến nền kinh tế Trung Quốc và phát động một chiến dịch chống tham nhũng qui mô nhằm làm trong sạch Đảng.
Sự thanh lọc này – như những người ngưỡng mộ ông Tập nói với tôi – làm cho những quan chức nhà nước, những lãnh đạo chính trị địa phương và lãnh đạo các tập đoàn nhà nước sợ chết khiếp.
Giờ thì sao? Gần kết thúc thời gian 4 năm làm việc ở Trung Quốc, tôi cảm thấy bi quan về tương lai của nền kinh tế nước này. Khi tôi đến, GDP của Trung Quốc tăng trưởng gần 10% mỗi năm như đã tăng trưởng trong gần 30 năm qua. Đây là một kỳ công không ai có có thể sánh kịp trong lịch sử kinh tế hiện đại.
Nhưng sự tăng trưởng đó đang giảm xuống 7%. Các doanh nhân phương tây và các nhà kinh tế ở Trung Quốc cảnh báo rằng số liệu về GDP của chính phủ chỉ chính xác như là một thuật toán về chiều hướng, và sự chiều hướng của nền kinh tế Trung Quốc đang rõ ràng là đi xuống. Những câu hỏi lớn được đặt ra là “xuống đến đâu” và “nhanh như thế nào”.
Những thông tin tự bản thân tôi thu thập được cho thấy chúng ta đang chứng kiến sự kết thúc của cái gọi là phép lạ kinh tế Trung Quốc. Chúng ta đang thấy sự thành công của Trung Quốc đang dựa như thế nào vào nợ công và tham nhũng. Những tòa cao ốc là biểu tượng không cần thiết cho khí lực của một nền kinh tế, mặt khác, nó cũng có thể trở thành biểu tượng của một nền kinh tế cố phát triển (bằng mọi giá).
Đa số các thành phố ở Trung Quốc tôi từng đến đều bị bao quanh bởi những tòa nhà, những khu phức hợp khổng lồ song lại trống rỗng. Chúng ta có thể nhìn thấy được điều đó vào ban đêm, khi những tòa nhà to lớn chỉ le lói vài ánh đèn ở tầng cao nhất. Tôi đặc biệt chú ý đến chuyến đi đến các khu đô thị được xếp loại 3-4, có đến 200 đô thị loại này hoặc hơn với dân số từ 500 ngàn đến vài triệu người, đây là những nơi người nước ngoài ít viếng thăm song lại được tính đến 70% tổng giá trị bất động sản nhà ở của Trung Quốc.
Tôi ví dụ từ cửa sổ khách sạn tôi ở ở TP Yingkou - đông bắc Trung Quốc, tôi có thể nhìn thấy những dự án căn hộ Trung Quốc đã hoàn thành nhưng trống rỗng, kèo dài đến nhiều dặm và muốn đi hết thì chỉ có nước leo lên xe ô tô. Nó khiến tôi nghĩ sao giống như một khu vực vừa bị ném bon nguyên tử vì nhà ở kết cấu thì còn nhưng người thì không thấy bóng dáng đâu cả.
Tình hình đã trở nên tồi tệ ở Handan, một trung tâm thép cách Bắc Kinh gần 500km về phía nam. Hè năm ngoái, một nhà đầu tư tuổi trung niên đã dọa sẽ tự tử nếu địa phương không giữ đúng lời hứa về lãi suất vốn anh này đã chịu không nổi. Sau khi nghe hàng loạt câu chuyện tương tự, các quan chức chính quyền thành phố đã phải nhắc nhở cư dân ở đây rằng nhảy lầu tự tử là … vi phạm pháp luật.
Trong 20 năm qua, bất động sản đã trở thành động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Những năm cuối thập niên 1990, nhà chức trách TQ cuối cùng cũng đã cho phép người dân TQ sống ở thành thị được sở hữu nhà riêng, và nền kinh tế cất cánh từ đó. Người dân ào ào đổ tiền để dành đi mua nhà, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan như sắt thép, cửa kính và thiết bị điện tử tiêu dùng, có lúc, bất động sản đạt đến hơn ¼ tổng GDP.
Sự phát triển này kéo theo các khoản nợ, bao gồm nợ vay của chính phủ, của các nhà phát triển và các ngành công nghiệp. Hè năm nay, Quỹ tiền tệ quốc tế IFM lưu ý rằng suốt 50 năm qua chỉ có 4 quốc gia có số nợ lên nhanh như Trung Quốc trong vòng 5 năm qua. Cả 4 quốc gia đó gồm Brazil, Tây Ban Nha, Ireland và Thụy Điển đều đã đối mặt với khủng hoảng ngân hàng trong vòng 3 năm sau khi số nợ tăng mạnh.
TQ đã theo sau Nhật và Hàn Quốc trong việc dùng xuất khẩu để kéo nền kinh tế ra khỏi nghèo khó. Nhưng TQ, với mức độ xuất khẩu ở mức lớn, giờ đã gần đạt đến mức tới hạn. Là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, xuất khẩu của TQ có thể cao hơn được bao nhiêu nữa từ việc buôn bán với Mỹ và châu Âu? Trong khi các đối thủ của TQ đang có một lợi thế lớn là họ đang khuyến khích tự do thương mại.
Khi tôi nói chuyện với các sinh viên đại học TQ, tôi hỏi họ xem họ có kế hoạch như thế nào? Tại sau? Tôi tự nghĩ, trong một nền kinh tế dường như không có giới hạn gì cả, tại sao lại có quá ít sinh viên chọn cách để trở thành thương gia? Theo các nhà nghiên cứu ở Mỹ và Trung Quốc, các sinh viên theo học làm kỹ sư ở Stanford nhiều gấp 7 lần so với các sinh viên có ý đồ muốn khởi nghiệp ở các trường đại học danh tiếng ở TQ.
Tôi bị ấn tượng trong một lần phỏng vấn một sinh viên học khoa môi trường ở đại học Tsinghua. Cha mẹ cậu này giàu nhanh nhờ xây dựng các công ty chế tạo giày dép và máy bơm. Nhưng cậu ta không hề có ý định nối nghiệp bố mẹ. Và bản thân bố mẹ cậu cũng không muốn con trai mình nối nghiệp. “Tốt hơn là mày đi làm nhà nước”- bố mẹ cậu bảo. Và rõ ràng, họ muốn con trai họ có được một vị trí tốt trong bộ máy nhà nước thì công việc làm ăn của gia đình mới phát đạt.
Liệu ông Tập có giúp nền kinh tế TQ đang giảm ở mức giảm thấp nhất? Có thể. Nó sẽ lệ thuộc vào các nhà cải cách TQ: tái cơ cấu ngân hàng để khuyến khích đầu tư, phá bỏ tư duy độc quyền để kiến tạo vai trò lớn hơn cho nền kinh tế tư nhân, dựa nhiều hơn vào sự tiêu dùng trong nước.
Nhưng ngay cả các nhà lãnh đạo hùng mạnh của TQ cũng đã gặp trở ngại trong việc muốn triển khai ý định của mình. Tôi được biết rằng đầu năm nay TQ có kế hoạch giảm sản lượng sắt thép ở Hebei – một thành phố ngoại vi Bắc Kinh có sản lượng thép thô cao gấp đôi Mỹ, nhưng TQ giờ đâu còn cần nhiều sắt thép như trước. Song vùng này này vẫn im hơi lặng tiếng đến khi ông Tập phải lên cảnh báo các quan chức địa phương.
Vào cuối năm 2013, Hebei tổ chức một sự kiện gọi là “ngày chủ nhật hành động”. Các quan chức cử các đội quân đi đập phá các lò luyện kim, làm nổ tung các nhà máy cán thép để làm những thông tin lớn trên truyền hình. Tuy nhiên, chuyện đến khi vở lỡ mới biết rằng các lò luyện thép đó đã từ lâu không còn được sử dụng và việc phá hủy chúng cũng chẳng ăn nhập gì đến đầu ra của ngành luyện thép. Thay vào đó, công nghệ luyện thép của TQ đang trên đường lập kỷ lục về sản lượng trong năm nay.
Ở TQ, tôi đã học và nhận ra, màu vàng không chỉ là màu của sự phát triển. Nó còn là màu sắc của hoàng hôn.
L.H.L (trích dịch)
No comments:
Post a Comment