-
Úc bắt đầu lo ngại Trung Quốc
Tại hội nghị an ninh Shangri La gần đây tại Singapore, cả Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnson đều lên tiếng chỉ trích những hành vi đơn phương gây bất ổn tại khu vực.
Trên thực tế, chính Trung Quốc tạo sóng ở khu vực khi đưa giàn khoan vào hoạt động phi pháp trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm tàu ngư dân Việt Nam.
Theo báo chí Úc, câu hỏi làm thế nào để đối phó với Trung Quốc là chủ đề sẽ thống trị chuyến thăm Thủ tướng Abbott tới Mỹ trong tuần này. Quan điểm của Úc rất dễ hiểu, ông Tony Abbott muốn Mỹ tiếp tục dẫn đầu ở châu Á với vai trò đã có trong nhiều thập kỷ. Và cũng giống như hầu hết mọi người trên cả hai bờ Thái Bình Dương, ông hy vọng rằng Trung Quốc sẽ thôi khiêu khích đòi làm anh cả khu vực, cạnh tranh với vị thế của Mỹ.
Trung Quốc cũng là mối lo ngại của Mỹ trong thời gian qua. Dù Trung Quốc nói họ trỗi dậy hòa bình nhưng Washington đủ khôn ngoan để nhận ra đó chỉ là sự lừa bịp. Vì vậy, Tổng thống Obama rất quan tâm đến chính sách xoay trục châu Á nhằm đối phó với Trung Quốc. Tổng thống Obama nghĩ rằng Trung Quốc sẽ chỉ ngừng thách thức hiện trạng một khi Mỹ chịu vào cuộc một cách tích cực.
Trong hai năm qua, khi Mỹ không dành sự quan tâm đúng mức tại châu Á, Trung Quốc đã từng bước gây ảnh hưởng thay thế vị thế của Washington tại khu vực. Thực tế này cuối cùng đã chính quyền Washington hiểu ra và họ không được phép chần chừ hơn nữa
Kể từ tháng 11. 2011, khi Tổng thống Obama công bố chính sách xoay trục trong bài phát biểu tại Canberra, Trung Quốc đã cố tình tạo ra tình huống căng thẳng trên khu vực. Washington giờ chỉ còn 2 lựa chọn hoặc đối đầu chiến lược với Trung Quốc, hoặc từ bỏ vai trò lãnh đạo ở châu Á.
Sự hung hăng của TQ làm nhiều nước lo ngại |
Trung Quốc không đủ tự tin để đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ lúc này. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ gây hấn với các láng giềng và đặc biệt là đồng minh của Mỹ để thăm dò Mỹ. Đây là những gì nằm phía sau chiến thuật hung hăng của Trung Quốc trong các tranh chấp hàng hải với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam.
Nếu Mỹ phản ứng yếu ớt, Trung Quốc sẽ lấn tới và hất Mỹ khỏi ảnh hưởng tới các nước trong khu vực.
Mỹ đang tham vấn các đồng minh
Bản thân Mỹ thừa hiểu Trung Quốc đang toan tính gì tại châu Á. Báo Mỹ phân tích: “Trung Quốc biết rằng nền tảng của quyền lực và sự lãnh đạo của Mỹ ở châu Á là hệ thống liên minh với nhiều nước láng giềng của Trung Quốc, và đặc biệt là với đồng minh Nhật Bản.
Trung Quốc cũng biết rằng độ bền của các liên minh phụ thuộc chủ yếu vào sự sẵn sàng của Mỹ trong bảo vệ bạn bè châu Á trước mối đe dọa từ nước láng giềng lớn như Trung Quốc.
Vì vậy, Trung Quốc tin rằng họ có thể làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Mỹ bằng cách phô trương cho đồng minh của Mỹ tại châu Á rằng Washington không sẵn sàng đứng lên để đối đầu Trung Quốc thay cho họ. Và đó là chính xác những gì họ đã cố gắng làm ở biển Hoa Đông và biển Đông”.
Trung Quốc dám chắc Mỹ không sẵn sàng nhảy vào châu Á ngay lúc này vì họ có thể nhìn thấy sự miễn cưỡng của ông Obama trong việc sử dụng vũ lực ở những nơi như Syria, Ukraine và các nơi khác.
Nhưng có vẻ Trung Quốc tính toán sai trước quyết tâm xoay trục của ông Obama.
Mỹ - Úc - Nhật đang xích lại gần nhau |
Ngày 28.5, Tổng thống Mỹ Obam đã có bài phát biểu quan trọng tại West Point và gửi thông điệp rằng Mỹ sẽ luôn luôn bảo vệ bản thân và các đồng minh của mình, kể cả dùng vũ lực, trước những mối đe dọa (ám chỉ Trung Quốc).
Nhưng Mỹ lúc này chưa đủ một mình gánh vác nhiệm vụ giữ gìn an ninh trong khu vực. Mỹ muốn xây dựng một hệ thống liên minh quốc phòng giữa các đồng minh tại châu Á để làm đối trọng với Trung Quốc.
Trong liên minh đó, Nhật và Úc là hai mắt xích quan trọng. Nhật luôn sẵn sàng cho điều này còn Úc vẫn e dè nên họ cần đến Mỹ để xem quyết tâm của Washington tại châu Á ra sao. Do vậy, chuyển thăm của Thủ tướng Úc lần này sẽ là cơ hội để Washington đưa ra những cam kết tiếp sức mạnh cho đồng minh để đối phó với Trung Quốc.
Anh Tú (theo The Age)
No comments:
Post a Comment