Bài phân tích trên Thời báo Hoàn Cầu, Việt Nam có khoảng 2.200 binh sĩ đóng quân ở quần đảo Trường Sa, chủ yếu được trang bị súng, xe tăng, tên lửa chống tăng và máy bay trực thăng.
Báo Trung Quốc điểm vũ khí Việt Nam tại Trường Sa
Đó là thông tin tờ Thời báo Hoàn Cầu đăng tải ngày 18/12 và được tờ Vượng Báo của Đài Loan dẫn lại.
Vũ khí Việt Nam tại Trường Sa qua báo Trung Quốc
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng các bên trên Biển Đông có khả năng sẽ tranh thủ xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự để bảo vệ yêu sách của mình trong những năm tiếp theo. Tờ báo xếp hạng thứ tự “mối đe dọa đối với Trung Quốc” ở Biển Đông là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Theo bài phân tích trên Thời báo Hoàn Cầu, Việt Nam có khoảng 2.200 binh sĩ đóng quân ở quần đảo Trường Sa, chủ yếu được trang bị súng, xe tăng, tên lửa chống tăng và máy bay trực thăng vũ trang cơ động, nhưng Việt Nam không có bất kỳ hệ thống tên lửa đất đối hạm nào do cơ sở hạ tầng trên các đảo không đủ điều kiện hỗ trợ lắp đặt cho các hệ thống tên lửa phức tạp này.
Hoàn Cầu dựa vào một bộ ảnh nổi bật trong Báo ảnh Việt Nam cho thấy 9 đảo chính Việt Nam chốt giữ ở Trường Sa có trang bị súng phòng không 23 ly, 6 đảo có súng phòng không 37 ly, 5 đảo có pháo 85 ly và 2 đảo có pháo 122 ly và 130 ly.
Về lực lượng xe tăng, Hoàn Cầu cho rằng 6 đảo Việt Nam trang bị xe tăng hạng trung của Nga T-54/55, 4 đảo có xe tăng lội nước PT-76 do Nga chế tạo, tổng cộng khoảng 120 súng máy và 60 xe tăng hạng trung.
Cũng theo Thời báo Hoàn Cầu, trên đảo Trường Sa và Nam Yết, quân đội Việt Nam có một tiểu đoàn pháo 122 ly, một khẩu đội pháo 85 ly, một khẩu đội pháo 130 ly, 2 đến 3 cụm súng phòng không 23 ly hoặc 37 ly và 1 ụ xe tăng.
Cũng theo Thời báo Hoàn Cầu, trên đảo Trường Sa và Nam Yết, quân đội Việt Nam có một tiểu đoàn pháo 122 ly, một khẩu đội pháo 85 ly, một khẩu đội pháo 130 ly, 2 đến 3 cụm súng phòng không 23 ly hoặc 37 ly và 1 ụ xe tăng.
Máy bay trực thăng quân sự có thể cất cánh và hạ cánh từ trên ít nhất 5 trong số 29 đảo, rặng san hô Việt Nam đang đóng quân ở quần đảo Trường Sa.
Thời báo Hoàn Cầu bình luận, từ “cấu hình” binh hỏa lực này có thể thấy, nếu bị tấn công ở Trường Sa, Việt Nam sẽ sử dụng pháo nòng cỡ lớn của mình trên các đảo để bắn trả tàu chiến đối phương trong một cuộc đọ súng tầm xa. Các khẩu pháo 130 ly có tầm bắn 27 km, một khoảng cách tương tự tầm bắn của hỏa lực tàu khu trục Trung Quốc.
Trong khi đó, hỏa lực tầm gần sẽ được sử dụng đối phó với lính đổ bộ. Thời báo Hoàn Cầu lấy đảo Trường Sa làm ví dụ, tờ báo cho rằng Việt Nam bố trí 4 súng máy có tầm bắn trên 16 km, 21 súng có tầm bắn hơn 14 km, 31 súng có tầm bắn trên 10 km và 48 súng có tầm bắn 2km. Việt Nam cũng có thể sử dụng trực thăng vũ trang để khởi động các loạt tấn công đường không.
Trung Quốc chuẩn bị cho xung đột Biển Đông
Trong khi Thời báo Hoàn Cầu điểm vũ khí Việt Nam có thể có ở Trường Sa thì tờ Want China Times của Đài Loan cho biết, Quân đội Trung Quốc (PLA) đang ráo riết cải tiến loại chiến đấu cơ ném bom 2 chỗ ngồi JH-7, mà theo tờ báo nhận định, là “để chuẩn bị cho cuộc xung đột tiềm tàng tại Biển Đông”.
Chiến đấu cơ ném bom JH-7
Trong bài viết “Chiến đấu cơ ném bom JH-7 của PLA được cải tiến cho cuộc xung đột Biển Đông”, tờ báo Đài Loan dẫn nguồn từ mạng Sina Military từ Bắc Kinh loan tải những tấm ảnh được đăng công khai cho thấy một phiên bản mới của chiến đấu cơ JH-7 đang được phát triển tại Nhà máy Công nghiệp Hàng không Xian với chất liệu vỏ được làm từ vật liệu composite.
Tờ báo nhận định không chỉ có vật liệu vỏ, hệ thống điện và động cơ của chiếc JH-7 này cũng đã được nâng cấp từ phiên bản JH-7B với động cơ phản lực LM6.
Want China Times nhận định ý tưởng phát triển một chiến đấu cơ ném bom hiện đại của Trung Quốc xuất phát từ cuộc chiến Hoàng Sa của Việt Nam do Bắc Kinh phát động vào năm 1974. Trong cuộc chiến này, các máy bay tấn công Q-5 và các chiến đấu cơ J-6 của hải quân PLA bị hạn chế tầm bay đã không thể hỗ trợ các chiến hạm tham chiến trong khu vực.
Chính vì thế, Trung Quốc đã không dám điều máy bay ném bom H-5 tấn công các chiến hạm của quân đội miền nam Việt Nam vì sợ bị các chiến đấu cơ F-5E của không quân nam Việt Nam bắn hạ. Tuy vậy, Trung Quốc cũng đã cưỡng chiếm được quần đảo Hoàng Sa mà không có không quân yểm trợ.
Với radar và động cơ nhập khẩu từ Mỹ, JH-7A đã đi vào hoạt động từ năm 1988, đóng vai tân chiến đấu cơ ném bom thay thế chiếc Q-5 lỗi thời. Chiếc này được triển khai tại 3 trung đoàn không quân và 3 trung đoàn hải quân. Mỗi trung đoàn này, theo tờ báo Đài Loan, ước tính có từ 18-20 chiếc JH-7A. Đây cũng là loại máy bay đầu tiên của Trung Quốc có thể tiếp liệu trên không.
Điều đặc biệt đáng lưu ý, JH-7 có khả năng tác chiến bình thường trong mọi điều kiện thời tiết như: sương mù, mưa, bão lớn hay nắng gắt… sẵn sàng thực hiện các hoạt động tác chiến cho cả ngày và đêm.
Theo Giáo Dục Việt Nam / Một Thế Giới
No comments:
Post a Comment