Wednesday, August 20, 2014

TQ gây rối ở châu Á,liên minh EU sẽ can dự sâu hơn ở Biển Đông?

BÌNH NGUYÊN 20/08/14 20:08   
(GDVN) - Đó cũng chính là lý do vì sao Washington tuyên bố là thất vọng khi thấy Trung Quốc không đáp lại Hoa Kỳ một cách lịch sự nhất.

Tờ Học giả ngoại giao có trụ sở tại Nhật Bản ngày 19/8/2014 đăng tải bài phân tích với tiêu đề “Tự do hàng hải và Trung Quốc: Châu Âu nên làm gì?” của chuyên gia Edward Schwarck – một trong những học giả nghiên cứu đang làm việc tại Cục nghiên cứu châu Á, Viên nghiên cứu liên vụ Hoàng gia (RUSI).

Nội dung bài viết khẳng định các lợi ích của châu âu tại khu vực châu Á chính là những lý do, động lực để khối liên minh này sẽ có những tuyên bố và hàng động để bảo vệ khái niệm quyền tư do hàng hải.

Tàu vỏ sắt giả danh tàu cá Trung Quốc (bên phải) đang truy đuổi tàu cá Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa. Ảnh: Laodong.com

Học giả Edward Schwarck cho biết tại cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa diễn ra vào đầu tháng 8 vừa qua liên minh châu Âu (EU) đã để ý đến sự thách thức từ phía Trung Quốc được bộ trưởng ngoại giao nước này là Vương Nghị đặt ra với chính quyền Mỹ khi quan chức này nói rằng “tình hình tại khu vực Biển Đông hiện nay cơ bản ổn định, tự do hàng hải không có bất cứ vấn đề gì phải bàn cãi” bất chấp thực tế là TQ đang gây quan ngại cao độ cho các quốc gia trong khu vực, quốc tế khi đang từng bước hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò” 10 đoạn, muốn chiếm và kiểm soát toàn bộ diện tích Biển Đông.
 

Những tuyên bố và hành động của Trung Quốc về hiện trạng tại khu vực đã không chỉ khiến cho Mỹ phải vào cuộc mà hiện nay, một bên thứ 3 nữa cũng sẽ không thể không hành động đó chính là EU.

Edward Schwarck nhận định rằng trong tương lai EU sẽ can dự sâu hơn vào vấn đề Biển Đông để đảm bảo lợi ích của chính các quốc gia trong khối này bởi các quốc gia trong liên minh EU cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định, định vượng và an ninh của khu vực đang rất năng động này.

Theo quan sát của nhà nghiên cứu Edward Schwarck, điều không rõ ràng, không được bộc lộ một cách công khai trong những tuyên bố của Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đó chính là sự đối kháng, cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự, ảnh hưởng chính trị chứ không đơn thuần là những vấn đề liên quan đến tàu bè thương mại hay tự do hàng hải.

Theo cách diễn giải chủ ý của Bắc Kinh đối với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), các hoạt động quân sự trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của một quốc gia, nơi mở rộng cách thềm lục địa 200 hải lý đều không được phép.

Nếu theo tham vọng lưỡi bò ( tham lam và bất hợp pháp -PV) của TQ thì quân đội Mỹ và nhiều quốc gia khác cũng không được hoạt động trên Biển Đông và điều đó không thể chấp nhận.

Hoa Kỳ từng nhiều lần tuyên bố rằng đây là một cách hiểu sai, cố tình bóp méo bản chất công ước quốc tế của Trung Quốc đối với những quy định đã được đại đa số các quốc gia trên thế giới công nhận và vận dụng.

Trên thế giới hiện nay chỉ có duy nhất 2 quốc gia (tất nhiên là có quan hệ tốt với Bắc Kinh, không có lợi ích tại vùng biển) dường như đồng ý với các diễn giải của Bắc Kinh.

Theo học giả Edward Schwarck, thực tế thì có rất nhiều khía cạnh có thể kể ra trong những mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Biển Đông nhưng không có một vấn đề nào có thể gây ra nhiều thù địch và quan ngại là các hoạt động quân sự giữa Bắc Kinh và Washington tại khu vực, đặc biệt trong các vùng biển được Bắc Kinh cố quy vào EEZ của mình.

Vấn đề này cũng là nguồn gốc của tất cả những sự kiện nóng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong khu vực, đáng chú ý nhất là việc tàu thuyền Trung Quốc áp sát, đe dọa một tàu do thám mang tên USS Impeccable của Hải quân Mỹ năm 2009 và vụ va chạm gần đây giữa 1 tàu của Trung Quốc và tuần dương hạm tên lửa USS Cowpens xảy ra vào đầu năm nay.

Sau khi tuyên bố Vùng nhận diện phòng không trên Biển Hoa Đông bị phản ứng gay gắt thì giờ đây Trung Quốc dường như đang từng bước cố gắng quản lý được vùng trời nơi tiếp giáp với vùng đảo Senkaku của Nhật Bản và không ai có thể biết chắc rằng sẽ không xảy ra các vụ va chạm trên không giữa Trung Quốc và Mỹ giống như những gì đã xảy ra trên Biển Đông.

Edward Schwarck cho rằng trong khi Mỹ đang tìm cách để bảo vệ quyền được tiến hành các hoạt động quân sự sau khi xảy ra các biến cố với đối thủ TQ ở khu vực thì Washington dường như ít đề cập vấn đề “tự do hàng hải” hơn. Điều này theo Edward Schwarck có thể xuất phát từ việc Washington thiếu sự ủng hộ một cách rõ ràng từ các quốc gia ở khu vực.

Các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản tất cả đều đã bày tỏ ủng hộ quyền hoạt động tự do của các tàu thuyền quân sự của nước ngoài trong các vùng đặc quyền kinh tế trực thuộc.

Những nước này lại là những nước khởi xướng và ủng hộ, vận dụng mạnh mẽ nhất công ước UNCLOS. Tất cả đều hoài nghi, không chấp nhận các tuyên bố hàng hải cũng như tính hợp pháp của những tuyên bố của Trung Quốc.

Theo Edward Schwarck, ngoại trừ các quốc gia này (Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản) số còn lại đa phần đều im lặng về vấn đề “Vùng Đặc Quyền Kinh tế” và đây chính là điều Washington chưa nhấn mạnh thời gian gần đây.

Học giả Edward Schwarck cho rằng thực tế này cũng chính là một trong những động lực để Trung Quốc – thông qua ông Vương Nghị đưa ra những tuyên bố thách thức Mỹ trong khuôn khổ cuộc họp mặt các quan chức ngoại trưởng ASEAN đầu tháng vừa qua.

Vương Nghị cho rằng “Mỹ là kẻ đứng ngoài khu vực với chính sách không được các nước khác thừa nhận”.

Nhiều người cho rằng những hoạt động quân sự “không được giải phóng” hay “tháo cùm” tại các vùng duyên hải tại khu vực châu, đặc biệt là trên khu vực Biển Đông, Biển Hoa Đông sẽ dẫn đến kết cục các bên thi triển chính sách ngoại giao pháo hạm hoặc đe dọa chủ quyền tài nguyên (TQ vừa đưa giàn khoan và tàu hộ tống vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một ví dụ điển hình).

Không chỉ dừng lại ở đó, Nhật Bản cũng đang tự động phải bước chân vào giai đoạn trực tiếp chống lại Trung Quốc để đảm bảo an toàn cho chính mình.

Trong khi còn đó những hồ nghi về khả năng đảm bảo tự do hàng hải của Washington thì Tokyo có lẽ cũng đang dần tin rằng việc cấm đoán, trục xuất các hoạt động quân sự ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình một ngày nào đó sẽ trở nên hữu ích trong việc tạo cơ chế chống lại những hoạt động mang tính xâm lược xuất phát từ đường bờ biển của Nhật Bản.

“Luật muốn hiệu quả phải rõ ràng”

Những lợi ích khác nhau ẩn sâu trong những tranh chấp tại khu vực rất rõ ràng. Thứ nhất, thực hiện được quyền tự do hàng hải đối với các tàu thuyền hải quan trong các vùng đặc quyền kinh tế của các nước sẽ góp phần rất lớn, không phải bàn cãi đối với khả năng và chiến lược hải quân thống trị thế giới của quân đội Mỹ.
 

Có được tự do hàng hải cũng đảm bảo được sự an toàn cho các tuyến đường giao thông huyết mạch trên biển trước những thế lực có thể gây tổn hại như khủng bố, cướp biển hoặc đơn giản là bảo vệ tàu thuyền trước các quốc gia thù địch, góp phần ổn định hóa các tuyến đường vận tải biển có giá trị quan trọng, mang lại lợi ích có thể kéo dài hàng thế kỷ.

Ngày nay, hiện trạng cướp biển, đánh thuế chuyên quyền, độc quyền thương mại đã được hạn chế và điều này phần nào có được nhờ thực tế là lực lượng hải quân của các quốc gia trên thế giới được tự do tiến hành các chiến dịch bảo vệ, áp tải, chống hải tặc…

Thứ hai, bất cứ một điều luật nào muốn được thực thi hiệu quả thì nó phải rõ ràng. Tự do hàng hải cũng phải được giải thích như trong luật để các quốc gia cùng tuân theo, không thể mơ hồ.

Nếu không có sự rõ ràng thì quy tắc hay bất điều luật nào cũng có thể “vấy bùn” lên những công bằng và đương nhiên nó sẽ dẫn đến nhưng cách cư xử có thể hoặc không thể chấp nhận được.

Theo nguyên tắc đó, cần thiết lập các giới hạn về tự do hàng hải một cách rõ ràng nhưng chỉ nên thiết lập các giới hạn đó ở những vấn đề rõ ràng về định tính.

“Tự do hàng hải” là vấn đề rất dễ hiểu, hình dung nhưng “tự do hàng hải trong từng hoàn cảnh cụ thể” mới là điều gây ra nhiều phiền toái vì khi đó tàu thuyền quốc tế nằm trong sự quản lý của luật từ những quốc gia có biển.

Thứ ba, tự do hàng hải trên các vùng biển của thế giới rất quan trọng trong việc duy trì sự ổn định trong quan hệ với các cường quốc của thế giới.

Trong khi trong quá khứ, vấn đề vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) đã gây ra những tranh cãi thì nay về tổng thể quan điểm về vấn đề EEZ của một chế độ ở một quốc gia có thể cho người ta thấy kẻ thù của họ là ai cũng như nhận thức về những đường giới hạn đỏ có thể dẫn đến xung đột.

Trong suốt thời gian chiến tranh lạnh, chính vì cả hai cường quốc là Nga và Mỹ đều thừa nhận và chấp nhận quyền tự do khai thác hoạt động quân sự trong các vùng EEZ của nhau nên Moscow và Washington đều tự do thực hiện các chiến dịch giám sát, trinh thám lẫn nhau, thậm chí đôi khi các chiến dịch của đối phương được bên còn lại rất “chào đón”.

Chính sự chấp nhận, thậm chí chào đón và khoan dung của các ông lớn trên thế giới, điển hình là Nga và Mỹ đã tạo nên một nền tảng chung trong hệ thống toàn cầu mở, có lợi cho sự phát triển và hạn chế xung đột đánh tiếc.

Và đây cũng chính là lý do quân đội Mỹ chấp nhận việc một tàu do thám của Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Hawaii của Mỹ giữa lúc lực lượng hải quân đa quốc gia đang tham gia diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) từ tháng 7 vừa qua.

Đó cũng chính là lý do vì sao Washington tuyên bố là thất vọng khi thấy Trung Quốc không đáp lại Hoa Kỳ một cách lịch sự nhất.

Châu Âu nên làm gì?

Cũng giống như Hoa Kỳ, liên minh châu Âu (EU) được hưởng lợi ích từ hoạt động tự do hàng hải tại các vùng biển của khu vực châu Á, trong đó có Biển Đông và chắc chắn EU sẽ hành động để bảo vệ các lợi ích của mình tại khu vực – học giả Edward Schwarck khẳng định.

Theo Edward Schwarck, quan điểm của liên minh châu Âu đối vấn đề an ninh hàng hải khá rõ ràng là một khi các quốc gia coi mình có quyền thống trị một hay nhiều vùng biển như quyền cố hữu của họ trên đất liền thì nó không chỉ dẫn đến kết quả là ngưng tắc hoạt động giao thông biển vốn đang thông suốt mà còn là lý do dẫn đến những cuộc tranh chấp lãnh thổ nguy hiểm giữa những nước lớn, mạnh và các đối thủ yếu hơn.

Mặc dù Mỹ có thể sẽ đạt được nhiều mục tiêu và lợi ích an ninh hơn ở khu vực Đông Á thông qua các cam kết triển khai binh lực, nỗ lực ngoại giao và các nguồn lực kinh tế nhưng một mình nước Mỹ không thể tự đặt ra được các quy định mang tính toàn cầu và Washington cần sự hợp sức của nhiều quốc gia.

Tự do hàng hải là quy tắc cần được cộng đồng quốc tế thừa nhận và chấp hành, không phải là nỗ lực của bất kỳ một quốc gia riêng lẻ nào.

Theo Edward Schwarck, xuất phát từ quan điểm này, EU sẽ ủng hộ Mỹ, sẽ can dự sâu hơn vào vấn đề Biển Đông, Biển Hoa Đông để bảo vệ quyền tự do hàng hải, bảo vệ lợi ích của chính mình.

EU có tể hỗ trợ tự do hàng hải, ủng hộ Mỹ ở nhiều lĩnh vực

Thứ nhất, Eu có thể kêu gọi các cường quốc mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ tham gia nhiều hơn vào việc bảo đảm an ninh hàng hải, cụ thể là việc kêu gọi tiến hành các chiến dịch chung chống hải tặc, giải cứu thảm họa và di tản công dân, điều đó đồng nghĩa với việc chấn nhận TQ và các đối tác lớn khác ở khu vực có nhu cầu phát triển hải quân mạnh, có khả năng hoạt động viễn dương và điều đó là cái giá rất chông chênh buộc phải trả.

Thứ hai, với tư cách là một bên thứ 3 độc lập với Mỹ, EU có thể tìm kiếm giải pháp kêu gọi Trung Quốc thảo luận về ý định và mong muốn cũng như giới hạn cụ thể nếu Bắc Kinh muốn duy trì một hệ thống hàng hải khép kín (điều này khó chấp nhận với Mỹ -PV).

Theo Edward Schwarck Trung Quốc có những lý do có thể hoặc sẽ không chấp nhận cách tiếp cận này, có thể những hành động gần đây của TQ xuất phát từ tâm lý bất ổn, không cảm giác được an toàn cũng như đa nghi đang lớn mạnh.

Học giả này cho rằng hiện không có bằng chứng cho thấy có cơ sở cho đề xuất này nếu chiếu theo yêu sách lợi ích của Bắc Kinh nhưng cũng nhiều dấu hiệu cho thấy khả năng này cũng có thể xảy ra.

Năm 2014, phát biểu tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri La, một quan chức cấp cao của TQ cũng đã nói rằng “là một quốc gia có quan hệ thương mại toàn cầu, tự do hàng hải đối với Trung Quốc là rất quan trọng, TQ phụ thuộc rất nhiều vào điều đó” nay thì không hiểu tại sao Trung Quốc lại không muốn nước khác có quyền như vậy, không hiểu rằng TQ sẽ đối phó ra sao nếu các quốc gia ở các vùng biển khác ngoài châu Á cũng làm giống như TQ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông?

Thứ ba, cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, Liên minh châu Âu buộc phải lên tiếng ủng hộ rộng rãi tự do tiến hành các hoạt động quân sự trong các vùng EEZ.

Việc làm này cũng đồng nghĩa với việc đứng về phía lập trường cũng như hành động của nước Mỹ một cách rõ ràng hơn để ép buộc Bắc Kinh phải thực hiện những quy tắc tương tự để kết quả cuối cùng là tái đảm bảo an ninh, an toàn cho các quốc gia khác trong khu vực.

Châu Âu từ trước đến nay đã quen với cảm giác có ít ảnh hưởng và quyền lực đối với khu vực Đông Á nói riêng và châu Á nói chung nhưng ở vấn đề là một trong những khu vực quan trọng, năng động nhất thế giới này, tiếng nói của EU có lẽ thực sự sẽ cần thiết và có giá trị.

 

No comments:

Post a Comment