Theo Soha.vn- 31/08/2014 13:30
“Thú ăn thịt” RQ-1, “Quái vật tàu sân bay” X-47B hay IAI Harpy là 3 trong số 10 máy bay không người lái (UAV) sở hữu sức mạnh tối tân nhất hiện nay.
RQ-4 Global Hawk là máy bay do thám hàng đầu do tập đoàn sản xuất vũ khí của Mỹ Northrop Grumman phát triển. Chúng sở hữu khả năng chụp, thu thập, truyền về căn cứ các hình ảnh địa hình, vật thể, trận địa với độ phân giải cực cao. RQ-4 Global Hawk còn có thể bay liên tục trong hơn 30 tiếng, ở độ cao 18.000 km, nghe trộm đường truyền tín hiệu và ghi lại các hoạt động dưới mặt đất. Với nhiều tính năng vượt trội, Global Hawk được đánh giá là “vua” của UAV. Vào năm 2013, mỗi chiếc có giá hơn 222 triệu USD. Ảnh: Wikipedia
“Quái vật tàu sân bay” X-47B là loại UAV không có đuôi và được thiết kế theo kiểu cánh dơi, do nhà thầu quốc phòng Northrop Grumman của Mỹ chế tạo. X-47B là sản phẩm của nhiều công nghệ tàng hình tiên tiến nhất cả về công nghệ thiết kế khí động học và vật liệu. Toàn bộ 2 khoang vũ khí của X-47B đều nằm trong thân nhằm tăng cường tối đa khả năng tàng hình. Với tải trọng vũ khí mang theo tới 2.000 kg, bao gồm các loại bom và tên lửa hàng không tiên tiến, X-47B có thể tiêu diệt những mục tiêu của đối phương và trở về tàu sân bay một cách an toàn. Ảnh: Aviationweek
Máy bay siêu tốc không người lái Falcon HTV-2 có vận tốc gần 21.000 km/h, nhanh gấp 20 lần tốc độ âm thanh (1.238 km/h). Falcon HTV-2 có thể chịu đựng nhiệt độ cao (800 độ C). Chi phí sản xuất cho mỗi sản phẩm là 308 triệu USD. Cơ quan nghiên cứu dự án Quốc phòng Mỹ (DARPA) là đơn vị chịu trách nhiệm nghiên cứu loại máy bay này. Ảnh: Reuters
UAV Taranis do hãng BAE Systems của Anh chế tạo và thử nghiệm là loại máy bay sở hữu những công nghệ tàng hình, động cơ và thông tin tối tân nhất thế giới. Trong tình huống bị phát hiện và kẻ thù định bắn hạ, Taranis có thể tự động tàng hình trước sóng radar mà không cần nhận lệnh của người điều khiển. Ảnh: Patrol-log
Neuron (UCAV) là máy bay tàng hình không người lái đầu tiên của châu Âu với chiều dài 10 m, sải cánh 12,5 m và trọng lượng nặng 5 tấn. UCAV Neuron được thiết kế với khả năng tàng hình cao. Khoang vũ khí bên trong thân cho phép nó đột nhập mạng lưới phòng không đối phương để bất ngờ tấn công. Ảnh: Aviationweek
RQ-1 là phiên bản đầu của loại Predator, có khả năng bay ở độ cao trung bình và dài ngày. Được sử dụng trong hoạt động giám sát và do thám, RQ-1 có radar, máy quay chống rung tự động với hai chế độ quan sát ngày và ban đêm (dùng sóng hồng ngoại), máy quay ở mũi, các loại thiết bị cảm biến. Ngoài ra, chúng còn có hệ thống ngắm quang phổ kết hợp với máy dò mục tiêu hồng ngoại và đèn chiếu laser. “Thú ăn thịt” RQ-1 Predator được sử dụng rộng rãi trong hoạt động quân sự của Mỹ. Ảnh: Hyperscale
Máy bay ném bom không người lái của Mỹ RQ-7 Shadow có chiều dài 3,6m, sải cánh 6,1 m. Chúng có thể hoạt động liên tục trong vòng 9 giờ và phát giác mục tiêu cách trung tâm tác chiến 125 km. Năm 2011, hãng Raytheon (Mỹ) đã nghiên cứu và chế tạo thành công bom chiến thuật cỡ nhỏ STM cho RQ-7.Ảnh: Suanews
IAI Harpy là sản phẩm của tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Israel IAI. Chúng mang những đặc điểm của một tên lửa tấn công, huỷ diệt nhưng được trang bị những khả năng ưu việt mà các tên lửa hành trình, thông minh khác không không có. Nhiệm vụ chính của IAI Harpy là dò tìm và tấn công các trận địa tên lửa và radar cảnh báo dẫn đường hoả lực của đối phương. Ảnh: Isrealiweapons
Super Heron là sản phẩm của công ty công nghiệp hàng không vũ trụ Israel (IAI). Chúng sở hữu động cơ nhiên liệu nặng và hệ thống đẩy cho phép hoạt động liên tục trong 45 tiếng ở độ cao khoảng 9 km cũng như bay xa 1.000 km khi kết nối với hệ thống liên lạc vệ tinh. Điểm mạnh của UAV này nằm ở hệ thống điện tử hiện đại, các khả năng xử lý, sự vận hành linh hoạt và tích hợp những tải trọng đa dạng. Ảnh: i24news
UAV RQ-8A của Hải quân Mỹ được trang bị hệ thống cảm biến quang điện tử, hồng ngoại và hệ thống tìm kiếm mục tiêu laser. Ngoài ra, nó còn sở hữu hệ thống điều khiển có nguồn gốc từ RQ-4 Global Hawk. RQ-8A có tầm hoạt động trên 280 km. Ảnh: Designationsystem
No comments:
Post a Comment