(tác giả : Lê Minh Khải ; dịch giả : Hoa Quốc Văn)
Nền sử học Việt Nam đã lụi tắt vào cuối những năm 1960 - đầu những năm 1970. Chính là các học giả và những người trong tầng lớp trí thức cầm quyền của DRV (Democratic Republic of Vietnam / Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) đã hủy diệt nền học thuật ấy. Những người này đã buộc các nhà sử học phải viết lịch sử theo một khung giá dân tộc chủ nghĩa hạn hẹp, một khung giá phải dựa trên những chủ đề (themes) về chủ nghĩa anh hùng, tình yêu Tổ quốc (nation), và [tinh thần] chống ngoại xâm.
Các nhà sử học người Việt đã triển khai cách tiếp cận này cho quá khứ ngay khi mà ở những nơi khác trên thế giới người ta đã không còn tiếp tục ưa chuộng cách viết lịch sử dân tộc chủ nghĩa nữa. Bởi vì thực tế là từ thời điểm ấy, người ta đã coi “dân tộc / quốc gia” (the nation) như một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc hiểu quá khứ. Nhiều năm sau đó đến nay, ở phương Tây, người ta có một nỗ lực to lớn để vượt lên trên “dân tộc / quốc gia” (the nation), và để kiểm xét mọi khía cạnh của quá khứ (và có rất nhiều là) những khía cạnh bị cản trở bởi lăng kính chủ nghĩa dân tộc.
Ở Việt Nam, tuy nhiên, dân tộc (the nation) vẫn chiếm ngự, và [kiểu] lịch sử dân tộc chủ nghĩa là dạng (form) lịch sử duy nhất được những người nắm quyền lực [the powers] chấp nhận là lịch sử. Đó là bởi vì cách tiếp cận với quá khứ được áp dụng từ cuối những năm sáu mươi, đầu những năm 1970 ở miền Bắc Việt Nam (như vừa đề cập) đã tiếp tục ở những khu vực khác trên toàn đất nước này từ sau năm 1975, và vẫn như vậy đến tận hôm nay. Vì thế những ý tưởng và việc làm của những người đã hủy diệt tri thức lịch sử ở cuối những năm 1960, đầu những năm 1970 đã trở nên rất quan trọng, vì chúng có ảnh hưởng đối với toàn bộ nền học thuật Việt Nam trong suốt vài thập kỷ qua đến nay. Thời kỳ lịch sử những năm 1960 – 1970 đó vì vậy cũng rất đáng khảo sát lại, để chúng ta nhìn thấy những gì đã thật sự được viết ra. Tôi dự định sẽ viết lên về vài nghiên cứu tiêu biểu ở giai đoạn này khi tôi nhận ra chúng sẽ gộp chung vào một nhóm mới cho blog của mình, nhóm mà tôi đang gọi là “the death of historical inquiry in Vietnam” (Cái chết của Tri thức Lịch sử ở Việt Nam). Chúng ta bắt đầu ở đây bằng việc nhìn vào một bài viết (an article) được viết ra bởi một người có lẽ chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc hủy diệt tri thức lịch sử ở Việt Nam : Trần Huy Liệu.
Tháng 7 năm 1967, nhà sử học Trần Huy Liệu đã viết một bài viết ngắn trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử với nhan đề “Nâng cao nhiệt tình yêu nước trong khi nghiên cứu lịch sử dân tộc” (Increase patriotic ardor while researching the history of the nation[ality]). Trong bài viết này, Trần Huy Liệu viết rằng các nhà sử học dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang viết ra một [phiên bản] lịch sử mới, một phiên bản có thể truy nguyên sự phát triển của Việt Nam từ thời kì công xã nguyên thủy đến hiện tại. Đó là một kiểu lịch sử [mang tính] khoa học, một kiểu lịch sử được trang bị bằng chủ nghĩa Marx-Lenin và dưới sự dẫn dắt của Đảng. Và trong khi Trần Huy Liệu phấn khởi khẳng định những tiến triển các nhà sử học đã làm được, có một điều mà [ông cho rằng] họ vẫn còn thiếu sót - tức là “nhiệt tình yêu nước”. Trần Huy Liệu nói rằng “nghiên cứu hay biên soạn lịch sử dân tộc, nhất là một dân tộc anh hùng như dân tộc ta, chúng ta chẳng phải chỉ cần có thái độ khách quan để trình bày sự thật lịch sử, mà còn phải gửi gắm ở đó một tình cảm nồng nàn đối với dân tộc, với đất nước, với lịch sử dân tộc và đất nước mình” (in writing or compiling a history of the nation[ality], especially that of a heroic nation[ality] like ours, we cannot just relate the historical facts with an objective attitude, but must also pass on ardent sentiments toward the nation[ality] , the country, and the history of our nation[ality] and country).
Trần Huy Liệu sau đó đã đặt một câu hỏi tu từ rằng liệu có mâu thuẫn giữa có khoa học và yêu nước hay không. Ông tự trả lời rằng “quan điểm khoa học và tinh thần yêu nước không những không mâu thuẫn nhau, mà còn rất cần cho một cán bộ sử học. Nếu không có quan điểm khoa học thì không thể nắm được quy luật tiến hóa của lịch sử, giải thích được những sự kiện tất yếu của lịch sử, cũng như không có tinh thần yêu nước, thì lịch sử dân tộc đối với người nghiên cứu chỉ là một đối tượng rất vô tình” (science and the spirit of patriotism are not only not contradictory, but are essential for a history cadre. If one is not scientific, then one cannot grasp the laws of historical evolution and explain the essential events in history, and if one is not patriotic, then the history of the nation[ality] will just be an indifferent topic of study for the researcher). Ông tiếp tục bằng việc nói đến vấn đề “Có người lầm tưởng rằng : theo duy vật sử quan, người nghiên cứu hay biên soạn lịch sử nước ta chỉ cần có một thái độ khoa học để phân tích người và việc một cách khách quan là đủ. Tôi thấy chưa đủ” (Some people erroneously think that in following the perspective of historical materialism, it is sufficient for the person who writes or compiles a history of our country to only need to have a scientific attitude to analyze people and events in an objective manner. I feel that this is not sufficient). Trần Huy Liệu giải thích rằng một [quyển] lịch sử một dân tộc [Việt Nam] khác với một [quyển] lịch sử dân tộc tiến hóa của nhân loại hoặc một [quyển] lịch sử phát triển của xã hội bởi vì nó phải [khiến] người đọc “thấm nhuần” (imbue) “lòng yêu quý đất nước, tinh thần tự tôn dân tộc” (feeling of love and respect for the land and a spirit of pride in one’s nation[ality]).
Ông kết luận bằng việc nói rằng “Hiện nay, lịch sử dân tộc ta đương dở ra những trang mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân, thừa kế truyền thống anh hùng của dân tộc, chúng ta đã kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, phấn đấu cho tổ quốc được độc lập hoàn toàn và xây dựng chủ nghĩa xã hội” (At present the history of our nation[ality] is opening a new page. Under the leadership of the Party of the working class, and continuing the tradition of heroism of the nation[ality], we are uniting true patriotism with international communism, and struggling for our fatherland to obtain complete independence and to build socialism). “… nhưng một điều không được quên là những người viết sử dân tộc phải làm cho người đọc nó được hun đúc thêm lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, yêu tổ quốc cũng như yêu lịch sử của tổ quốc mình. Đã vậy, những cán bộ công tác sử học phải tự mình nâng cao nhiệt tình yêu nước ; nói cách khác, nếu không có lòng yêu nước nồng nàn thì làm sao góp phần được vào việc xây dựng lịch sử dân tộc, nhất là một dân tộc anh hùng” (… on point which cannot be forgotten is that the people who are writing the history of the nation[ality] must forge in the readers a feeling of love of country, a spirit of pride in the nation[ality], and to love the fatherland as well as the history of their fatherland. As such, those cadres working on historical scholarship must elevate their patriotic ardor. To put it differently, if they do not love the country passionately, then how can they contribute to building the history of a nation[ality], particularly a heroic nation[ality] ?). “Cố nhiên là nói đến yêu nước trong lúc này, chúng ta phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, với sự lãnh đạo của Đảng tiền phong. Đó cũng là quy luật tất yếu của lịch sử dân tộc ta đương bước sang một giai đoạn mới” (Of course in speaking of love of country at this point, we have to combine this with socialism, with the leadership of the Party vanguard. That is also an essential law of the history of our nation[ality] as we enter a new phase).
Tôi cho rằng bất kỳ ai ở phương Tây ngày nay đọc những nhận xét trên sẽ lập tức quan sát tính chất chính trị rõ ràng như thế nào trong những nhận xét của Trần Huy Liệu. Những nhà sử học đích thực thì không cố gắng truyền tới người đọc một ý nghĩa nào của chủ nghĩa yêu nước. Đó có thể là điều mà một số giáo viên dạy lịch sử ở phổ thông có thể làm, nhưng điều đó không [bao giờ] có chỗ trong một nền học thuật đích thực. Mặc dù vậy, hoàn toàn có thể hiểu tại sao một người như Trần Huy Liệu đã cảm thấy cần đưa ra luận điểm như thế ở năm 1967. Và chúng ta có thể thông cảm, tôn trọng những học giả đã đáp lại lời kêu gọi ấy [của Trần Huy Liệu] để xây dựng ra một nền học thuật mang tính chất “yêu nước” tại thời điểm đó. Tuy nhiên, điều mà không tài nào hiểu được là, 43 năm sau kể từ khi Trần Huy Liệu viết bài viết ngắn này, và 35 năm sau kể từ khi chiến tranh kết thúc, cách tiếp cận này đối với quá khứ vẫn ngự trị trong thế giới học thuật ở Việt Nam. Nó có thể không rõ ràng rành rành như được thấy ở đây, trong bài viết của Trần Huy Liệu, nhưng vẫn đúng cái mệnh lệnh thức đó (tức cái yêu cầu khiến người ta phải làm theo) vẫn làm động lực cho học thuật ở Việt Nam. Đã đi qua 43 năm. 43 năm là một khoảng thời gian rất dài, và thật khó khăn để cảm thông hay tôn trọng nhưng học giả tiếp tục chỉ một kiểu học thuật sử học như thế trong 43 năm.
Cuối cùng, thứ lịch sử “khoa học” mà các học giả dưới thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gây dựng thời điểm đó cuối cùng trở nên ít khoa học hơn rất nhiều với những gì họ dự định. Không thể “nắm được quy luật tiến hóa của lịch sử” và truy nguyên sự phát triển của xã hội ở Việt Nam từ thời công xã nguyên thủy đến hiện tại, thay vào đó, họ cuối cùng đã viết ra một lịch sử dựa trên nền tảng của một thứ thiếu tính khoa học rất nhiều nhưng lại cực kỳ có uy quyền – thứ ấy là “chủ nghĩa dân tộc” (nationalism).
No comments:
Post a Comment