Thursday, June 12, 2014

Trung Quốc tự rơi vào thế 'kê cân'

  - 

Giàn khoan đang phá hoại hình ảnh Trung Quốc
Giàn khoan đang phá hoại hình ảnh Trung Quốc
Trung Quốc đang cảm thấy hoang mang và bất ngờ khi cả thế giới lên án họ trong việc gây sóng trên biển Đông. Trên thực tế, Trung Quốc đã làm căng tình hình khi đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 hoạt động phi pháp tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam, gây xôn xao trong cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc tự rơi vào thế "kê cân"
Người Trung Quốc thường dùng từ "kê cân" tức gân gà, để nói về một thứ khó nuốt, tiến thoái lưỡng nan. Việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng biển của Việt Nam đúng là thứ kê cân cho Trung Quốc. 
Rút về thì sợ thế giới chê cười, người dân trong nước không hiểu về những tuyên bố xanh rờn của Bắc Kinh trước đó. Nhưng để lại thì càng không ổn khi vấp phải sự phản ứng quyết liệt của Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Điều này khiến hình ảnh về một Trung Quốc trỗi dậy hòa bình mà họ xây dựng hàng chục năm qua bị bong tróc từng mảng.
CNN dẫn lời ông Gary Samore, cố vấn Nhà Trắng về vũ khí hủy diệt hàng loạt trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Barack Obama, nhận xét rằng Trung Quốc dường như hoàn toàn bối rối bởi những thiệt hại về hình ảnh quốc tế của mình (trong việc tạo sóng ở biển Đông).
Khi Trung Quốc đưa giàn khoan ra hoạt động phi pháp, họ toan tính rằng sẽ bước một chân ra biển Đông thăm dò. Trung Quốc cũng tính trước phản ứng của Việt Nam nhưng họ không ngờ phản ứng này mạnh mẽ đến thế. Người Trung Quốc vẫn chưa thuộc bài học về tinh thần phản kháng của Việt Nam khi động chạm đến vấn đề lãnh thổ.
Chẳng ai có thể biện hộ nỗi cho hành động hung hăng của Trung Quốc
Điều khiến Trung Quốc hoang mang là cả thế giới hay ít nhất là tất cả các nước có tiếng nói quan trọng trong khu vực đều ủng hộ lập trường của Việt Nam. Không một nước nào lên tiếng đứng về phía quan điểm của Bắc Kinh.
Trước khi tạo sóng ở biển Đông bằng vụ giàn khoan Haiyang Shiyou 981 hoạt động phi pháp, Trung Quốc cũng từng thử khuấy động các vùng khác như va chạm với Nhật quanh quần đảo Senkaku, thách thức Philippines tại bãi cạn Scarborough, nhưng khi đó phản ứng của thế giới không quá mạnh mẽ.
Trung Quốc nghĩ rằng khi gây hấn với Việt Nam, một nước không tham gia liên minh quân sự và không hợp tác chặt chẽ quốc phòng với Mỹ, thì sẽ ít bị lên án. Nhưng thực tế thì hoàn toàn trái ngược.
Thế giới không thể làm ngơ dã tâm của Trung Quốc
Tại Đối thoại hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á Shangri-La (Singapore) vào cuối tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel chỉ trích "gây mất ổn định, hành động đơn phương" của Trung Quốc ở biển Đông. Đây là lần đầu tiên ông Hagel chỉ trích đích danh Trung Quốc và dùng những từ ngữ nặng nề mà chính phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung cũng phải thừa nhận là "không ngờ tới".
Trong khi các nhà lãnh đạo đến từ Úc và Nhật Bản cũng chủ yếu đứng về phía Việt Nam, đổ lỗi cho Trung Quốc đang làm vấn đề an ninh của khu vực ngày càng tồi tệ. Họ cùng dán nhãn Trung Quốc là kẻ coi thường luật pháp quốc tế. Tiếp theo, G7 cũng ám chỉ Trung Quốc đang âm mưu sử dụng vũ lực và đe dọa vũ lực đe dọa đến an ninh trên biển Đông.
Bối rối trước việc bị "tổng sỉ vả", Trung Quốc lươn lẹo đổ lỗi cho Việt Nam khi đưa ra những lời vu khống không xứng với cách cư xử của một nước lớn. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc hàng ngàn lần nhưng lại không đưa ra được bằng chứng nào.
 Bộ Ngoại giao Trung Quốc nghĩ gì khi nhìn hình ảnh này?
Ngược lại, khi Việt Nam đưa ra bằng chứng là clip quay tàu Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam, đưa nhân chứng là các ngư dân suýt bị tàu Trung Quốc hại chết thì Trung Quốc cứng họng, đánh trống lảng và tiếp tục điệp khúc vu khống không căn cứ. Cách hành xử này khiến thế giới rất thất vọng về Trung Quốc.
Hôm thứ Ba, Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á và Thái Bình Dương, khuyến khích Trung Quốc để trình bày lý lẽ ra tòa án quốc tế, nói rằng việc này "sẽ mở ra cánh cửa cho việc làm bỏ tính mơ hồ trong các yêu sách của Trung Quốc và giúp hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực". Cả thế giới muốn Trung Quốc hành xử theo luật pháp quốc tế nhưng Bắc Kinh có đủ tự tin để ra tòa án quốc tế?
Anh Tú (theo CNN)

No comments:

Post a Comment