Thursday, June 12, 2014

TQ đang xâm chiếm Trường Sa bằng cát và xi măng

 - 

Bãi đá thành đảo xi măng
Bãi đá thành đảo xi măng
Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động trái tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm thuyền ngư dân gây xôn xao trong cộng đồng quốc tế. Trong khi gây sóng dữ dội tại Hoàng Sa (Việt Nam), Trung Quốc lại âm thầm đi một nước cờ nguy hiểm tại Trường Sa. Hãng tin Bloomberg đã cảnh báo cho các nước ASEAN về âm mưu thâm độc này.
Xâm chiếm bằng cát và xi măng
Cát, xi măng, gỗ và thép là những công cụ mới nhất trong kho vũ khí của Trung Quốc trong việc thay đổi hiện trạng biển Đông theo mưu đồ của Bắc Kinh. Tàu Trung Quốc đang miệt mài chở vật liệu xây dựng tới các khu vực họ chiếm đóng bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo ngư dân mà Bloomberg tìm hiểu, Trung Quốc thường xuyên thực hiện công việc này trong thời gian gần đây để cải tạo các hòn đảo.
Bloomberg so sánh những nỗ lực của Trung Quốc là gợi nhớ của phong cách cải tạo đất của Dubai trong việc tạo ra những resort kiểu cành cọ đắt tiền trên biển. "Họ đang tạo ra hòn đảo nhân tạo mà không bao giờ tồn trước đây, như những gì làm ở Dubai", Eugenio Bito-onon, 58 tuổi - một người dân Philippines thường qua lại khu vực biển này cho biết.
Chỉ có điều khác là Dubai xây resort cành cọ trên biển của họ còn Trung Quốc đang ngang nhiên xây đảo nhân tạo trên biển thuộc chủ quyền của nước khác. "Việc xây dựng là rất quy mô và không ngừng. Điều đó sẽ dẫn đến việc họ kiểm soát toàn bộ biển Đông", Bito-onon than thở.
Những hòn đảo nhân tạo thâm độc
Hòn đảo nhân tạo có thể giúp Trung Quốc  phát triển các căn cứ để kiểm soát vùng biển có chứa một số tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới. Trung Quốc đang quyết tâm việc khống chế toàn bộ khu vực biển Đông theo đường lưỡi bò mà họ tự vạch ra theo kiểu khoe cơ bắp trước rồi mới từng bước thực hiện các âm mưu khác để đánh lừa thế giới. 
Sau khi cải tạo các bãi đá... trở thành đảo kiểu nhân tạo, Trung Quốc có thể đưa dân ra ở và khai thác du lịch như thể đó là vùng đất của họ. Dần dà theo thời gian, Trung Quốc sẽ đòi hỏi các quyền khác như vùng biển 200 hải xung quanh "đảo nhân tạo", thiết lập vùng nhận diện phòng không và khi đó vùng này có thể giáp ngay bờ biển của các nước ASEAN.
"Trung Quốc chỉ kết thúc trò chơi khi họ chiếm quyền kiểm soát thực tế biển Đông, dù bằng cách bất hợp pháp", ông Richard Javad Heydarian, một giảng viên khoa học chính trị tại Đại học Ateneo de Manila cho biết. "Từ lâu Trung Quốc đắn đo với trò chơi này vì họ còn phân vân với câu hỏi duy nhất là làm thế nào để đạt được mục đích. Giờ họ đang tìm ra cách thật nguy hiểm".
 Trung Quốc xây nhà trên biển của láng giềng
 Bãi đá giờ thành đảo bê tông
Đừng để khi gạo thành cơm
Trung Quốc không thể dùng vũ lực để chiếm đảo nước khác như từng làm năm 1988 tại Trường Sa, vì sợ ảnh hưởng đến "trỗi dậy hòa bình" như họ rêu rao. Do vậy, họ dùng cát và xi măng để xâm chiếm thì dư luận quốc tế sẽ không lên án mạnh mẽ.
Từ giữa tháng 5.2014, Philippines đã phát hiện ra tàu Trung Quốc dỡ bao tải xi măng, gỗ và thép gần bãi Gạc Ma. "Họ dường như sẽ xây dựng nhà ở. Họ dùng tàu cỡ lớn chở vật liệu xây dựng và cấm không cho ngư dân nước khác lại gần", Abdulpata, một ngư dân 40 tuổi, cho biết. Còn cát? Trung Quốc hút luôn từ biển và dường như họ có công nghệ đặc biệt nào đó để sử dụng cát biển trong xây dựng. Abdulpata khẳng định có một máy hút cát với khói đen bốc lên hoạt động suốt ngày.
Khi các công trình xây dựng hoàn thành, khi Trung Quốc đưa dân ra ở thì mọi chuyện sẽ rất nghiêm trọng. Từ vài cụm đá trơ trọi chiếm đoạt bất hợp pháp tại Trường Sa, Trung Quốc sẽ có khu dân cư rồi đòi hỏi. Giờ là lúc cần ngăn chặn hành động của Trung Quốc và cho thế giới hiểu sự thâm độc của chiến dịch xâm chiếm nước khác bằng cát và xi măng.
Anh Tú (theo Bloomberg)

No comments:

Post a Comment