Báo Tầm nhìn- Tờ The National Interest (Lợi ích quốc gia) của Mỹ số mới nhất ra ngày 9/ 6/2014 đăng bài viết của chuyên gia nghiên cứu an ninh quốc gia Robert Farley thuộc trường Đại học Kentuckey. Bài viết cho rằng, hai nước Mỹ và Trung Quốc đều không thể tránh khỏi việc nằm trong hệ thống mậu dịch quốc tế thuộc vành đai Thái Bình Dương, do đó một số người dựa vào đó và cho rằng, đây là nguyên nhân khiến hai nước không thể xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, có rất nhiều người lại cho rằng, xảy chiến tranh Mỹ - Trung là điều tất yếu.
Chiến tranh Mỹ - Trung mở màn như thế nào?
15 năm về trước, khi đưa ra câu hỏi hai nước Mỹ - Trung sẽ nổ ra chiến tranh trong hoàn cảnh nào, người ta sẽ nghĩ ngay đến vấn đề Đài Loan hoặc Triều Tiên. Đài Loan độc lập hoặc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc, hoặc những sự kiện tương tự sẽ buộc hai nước Mỹ và Trung Quốc phải khai chiến. Tuy nhiên, tình hình đã có sự thay đổi.
Tờ The National Interest cho rằng, sự mở rộng lợi ích và tiềm lực quốc gia ngày càng lớn mạnh đồng nghĩa với việc người ta có thể đặt ra nhiều giả thiết dẫn đến xung đột trực tiếp giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc. Những giả thiết này vẫn bao gồm vấn đề Đài Loan và Triều Tiên, nhưng còn bao gồm các tranh chấp trên biển Hoa Đông và biển Đông, rồi cả mối xung đột tiềm ẩn nổ ra ở biên giới Trung Quốc - Ấn Độ, dọc theo khu tự trị Tân Cương.
Bài viết cho rằng, chỉ cần tồn tại các nhân tố tiềm ẩn như thực lực của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng, Trung Quốc không đồng tình với hệ thống an ninh khu vực do Mỹ cầm đầu, và những lời cam kết của Mỹ đối với các quốc gia trong khu vực, thì khả năng xảy ra chiến tranh Mỹ - Trung là hoàn toàn có thể.
Tờ The National Interest phân tích, cho dù mồi lửa châm ngòi cho chiến tranh là gì thì đều không bắt đầu bằng việc Mỹ tấn công phủ đầu vào các thiết bị quân sự hạm cơ, không cơ và lục cơ của Trung Quốc. Mặc dù Mỹ nghiêng về phương án tấn công và phá hủy máy bay, căn cứ quân sự và tàu chiến của Trung Quốc khi Trung Quốc chống tiếp cận các hệ thống này của Mỹ, nhưng rất khó tin vào việc Mỹ sẽ quyết định trả một cái giá chính trị khiến xung đột hai nước leo thang.
Tàu sân bay USS George Washington của Hải quân Mỹ.
Ngược lại, Mỹ cần chuẩn bị về mặt tâm lý bị Trung Quốc tấn công phủ đầu. Điều này không đồng nghĩa với việc lực lượng hải quân và không quân Mỹ buộc phải chờ đợi tên lửa Trung Quốc lao xuống, trước khi chiến tranh hai nước bùng nổ, gần như có thể khẳng định rằng, chắc chắn Washington sẽ nắm bắt được một số tín hiệu liên quan đến vấn đề Trung Quốc có ý định triển khai tác chiến quân sự thường quy cao độ.
Nếu Chiến tranh thế giới thứ nhất mách bảo Mỹ một bài học gì đó thì đó chính là Trung Quốc sẽ không cho phép Mỹ điều động binh lực thoải mái để phát đột đợt tấn công đầu tiên nhằm vào Trung Quốc hoặc có sự chuẩn bị cho phù hợp để đón đợt tấn công đầu tiên. Song song với đó, kiểu tấn công “sét đánh ngang tai” cũng sẽ không thể xảy ra. Mà ngược lại, một số cuộc khủng hoảng đang âm ỉ sẽ không ngừng leo thang vì một vài sự kiện, cuối cùng dẫn đến việc quân đội Mỹ sẽ áp dụng hàng loạt biện pháp khiến Bắc Kinh cho rằng Washington đang chuẩn bị châm mồi lửa chiến tranh.
Những biện pháp này bao gồm số lượng hàng không mẫu hạm gia tăng đột biến, hàng không mẫu hạm được điều động từ châu Âu và Trung Đông sang châu Á, lực lượng máy bay chiến đấu được điều động sang Thái Bình Dương. Trong tình huống này, Trung Quốc sẽ phải quyết định có nên tiếp tục nhượng bộ nữa hay không.
Trên mặt trận kinh tế, Bắc Kinh và Washington đều áp dụng các biện pháp trừng phạt và đóng băng tài sản của đối phương và các nước đồng minh. Điều này sẽ khiến cho kinh tế khu vực vành đai Thái Bình Dương và cả thế giới trải qua cơn chấn động mạnh. Những mối đe dọa về cuộc chiến tranh khốc liệt cũng sẽ gây trở ngại lớn cho ngành hàng không toàn cầu, khiến hoạt động sản xuất công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Các nước đồng minh của Mỹ sẽ có phản ứng gì?
Bài viết chỉ ra rằng, việc các nước đồng minh của Mỹ có ủng hộ việc Washington khai chiến với Bắc Kinh hay không được quyết định bởi cuộc đại chiến giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra như thế nào. Nếu vấn đề Triều Tiên là mồi lửa châm ngòi cho chiến tranh thì có thể Mỹ sẽ giành được sự ủng hộ từ phía Hàn Quốc và Nhật Bản. Nếu những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông là mồi lửa dẫn đến chiến tranh Mỹ - Trung thì có thể Mỹ sẽ giành được sự ủng hộ của một số nước Đông Nam Á, cũng có khả năng giành được sự ủng hộ từ phía Nhật Bản. Ở một số môi trường tiềm ẩn, có thể Australia cũng sẽ ủng hộ Mỹ.
Tên lửa “sát thủ tàu sân bay” DF-21D của Trung Quốc.
Trong vấn đề đồng minh, tình hình của Trung Quốc không phức tạp như Mỹ. Có thể Bắc Kinh sẽ mong Nga giữ lập trường trung lập, ngoài ra không còn ai khác. Thách thức chủ yếu mà các quan chức ngoại giao Trung Quốc phải đối mặt là thiết lập và duy trì lập trường trung lập ở các nước đồng minh tiềm ẩn của Mỹ. Điều này liên quan đến một loạt vấn đề hết sức phức tạp, bao gồm việc đảm bảo tính an toàn cho ý đồ lâu dài của Trung Quốc và thể hiện lòng tin giành chiến thắng trong chiến tranh của Trung Quốc (ám thị sẽ trả thù các nước ủng hộ Mỹ).
Mục đích chiến tranh của Mỹ và Trung Quốc là gì?
Mỹ sẽ theo đuổi các mục tiêu sau trong chiến tranh:
- Đánh bại mục tiêu viễn chinh của hải quân PLA.
- Phá hoại năng lực tấn công của hải quân và không quân PLA.
- Làm lung lay sự thống trị của Trung Quốc.
Trừ phi chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên, nhiệm vụ đầu tiên mà Mỹ phải đối mặt là đánh bại những nỗ lực đổ bộ của Trung Quốc và đề phòng lực lượng này nhận được tăng viện hoặc tiếp tế trước khi đầu hàng. Nhiệm vụ thứ hai là cần phát động đợt tấn công trên phạm vi rộng đối với lực lượng không quân của PLA cũng như tàu chiến và máy bay của lực lượng này. Có thể dự đoán, hải quân và không quân Mỹ sẽ nhằm vào căn cứ không quân, hải quân của Trung Quốc, ngoài ra còn có thể nhằm vào căn cứ tên lửa của Trung Quốc, sao cho gây được thiệt hại nghiêm trọng nhất cho hải quân và không quân Trung Quốc.
Nhiệm vụ thứ ba có thể được quyết định bởi sự thành công của hai nhiệm vụ đầu tiên. Đánh bại lực lượng quân đội viễn chinh của Trung Quốc và tàn phá hầu hết sức mạnh của lực lượng hải quân PLA, có thể sẽ khiến Trung Quốc rơi vào tình trạng bất ổn kéo dài. Đối với sĩ quan chỉ huy quân sự Mỹ, cách làm sáng suốt là: Tập trung vào hai mục tiêu đầu tiên và hy vọng quá trình thực hiện hai nhiệm vụ đầu tiên sẽ có những ảnh hưởng về mặt chính trị, chứ không phải chỉ tập trung vào mục tiêu “chiến lược” chính trị rộng rãi. Điều này sẽ làm lãng phí tài nguyên, có thể sẽ khiến xung đột leo thang căng thẳng hơn, đồng thời gây ra những ảnh hưởng không thể dự báo đối với Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ theo đuổi những mục tiêu sau trong chiến tranh:
1. Thực hiện mục tiêu viễn chinh tích cực
2. Tàn phá năng lực viễn chinh của không quân và hải quân Mỹ
3. Gây tổn thất nặng nề cho Mỹ, khiến chính phủ Mỹ trong tương lai không còn can thiệp vào những cuộc xung đột liên quan đến Trung Quốc
4. Phá hoại hệ thống các nước đồng minh ASEAN
Để thực hiện mục tiêu đầu tiên cần bố trí lực lượng thủy quân lục chiến, có thể còn cần sự hỗ trợ của binh chủng nhảy dù của lực lượng không quân PLA. Nhiệm vụ thứ hai lại liên quan đến việc lợi dụng tàu ngầm, máy bay,tên lửa hành trình phá hủy căn cứ quân sự và tàu chiến của quân đội Mỹ và các nước đồng minh tại Đông Á.
Mục tiêu thứ ba và thứ tư được quyết định bởi việc thực hiện mục tiêu thứ hai. PLA sẽ tìm cách gây thương vong nhiều cho quân đội Mỹ, buộc người đưa ra quyết sách của Mỹ trong tương lai phải ngập ngừng trong vấn đề sử dụng vũ lực với Trung Quốc.
Kỳ II:Ai là người chiến thắng?
Thành Nam
No comments:
Post a Comment