NGỌC QUANG 12/06/14 15:27
(GDVN) - Tham nhũng vặt thường xảy ra ở những hoạt động thường xuyên với việc tiếp xúc công dân, doanh nghiệp. Vì sao chưa thể ngăn chặn?
Tham nhũng vẫn nghiêm trọng và tinh vi
Đại biểu Trần Ngọc Vinh - TP Hải Phòng nhận định, ngoài những vụ án điểm với nhiều “đại gia cá mập” nói như ngôn ngữ dân gian bị đưa ra xét xử thì tình trạng tham nhũng vặt tràn lan trong mọi ngõ ngách của đời sống xã hội đang gây ra những hệ lụy to lớn cho nhân dân mất niềm tin. Nhưng nếu cộng nhiều tham nhũng vặt thì sẽ thành tham nhũng rất lớn, gây nguy cơ khôn lường cho xã hội, chấn chỉnh việc này như thế nào, giải pháp căn cơ là gì, khi nào đặc trị căn bệnh trầm kha này?
Tổng Thanh tra Chính phủ - ông Huỳnh Phong Tranh thừa nhận, tham nhũng vặt, trong luật gọi là tham nhũng nhỏ, trong thời gian vừa qua diễn ra trên một số lĩnh vực trong quản lý nhà nước, thường xảy ra ở những hoạt động thường xuyên với việc tiếp xúc công dân, doanh nghiệp… Từ dự báo đó khẳng định tham nhũng vừa qua chưa được đẩy lùi và còn diễn biến khá phức tạp, tinh vi, tiềm ẩn mà phải tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn.
Từ tình hình tham nhũng như vậy, ngành thanh tra xác định hành vi tham nhũng khó khăn thì đào tạo thế nào?
Ông Huỳnh Phong Tranh cho biết, cán bộ thanh tra phải công tâm, khách quan, tuy nhiên trong công việc đã phát hiện và xử lý một số trường hợp không làm đúng luật.
"Từ năm 2011 đến 2013, toàn ngành có 85 cán bộ công chức bị xử lý trên 28.000 cán bộ trong toàn ngành. Trong đó xử lý hành chính 71 người, xử lý hình sự 14 người và có 11 trường hợp có dấu hiệu tham nhũng. Riêng thanh tra Chính phủ trong thời gian 3 năm đã xử lý 12 cán bộ, trong đó có 1 xử lý hình sự, một cách chức, còn lại là hình thức khác. Trong vi phạm vừa qua nổi lên mấy nguyên nhân. Thứ nhất, ý thức chấp hành pháp luật và kỷ luật của cán bộ, công chức chưa tốt. Thứ hai, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, chưa có chiều sâu. Thứ ba, tình trạng nể nang, né tránh, bệnh thành tích trong xử lý cán bộ", ông Tranh cho biết.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh - TP Hải Phòng nhận định, ngoài những vụ án điểm với nhiều “đại gia cá mập” nói như ngôn ngữ dân gian bị đưa ra xét xử thì tình trạng tham nhũng vặt tràn lan trong mọi ngõ ngách của đời sống xã hội đang gây ra những hệ lụy to lớn cho nhân dân mất niềm tin. Nhưng nếu cộng nhiều tham nhũng vặt thì sẽ thành tham nhũng rất lớn, gây nguy cơ khôn lường cho xã hội, chấn chỉnh việc này như thế nào, giải pháp căn cơ là gì, khi nào đặc trị căn bệnh trầm kha này?
Tổng Thanh tra Chính phủ - ông Huỳnh Phong Tranh thừa nhận, tham nhũng vặt, trong luật gọi là tham nhũng nhỏ, trong thời gian vừa qua diễn ra trên một số lĩnh vực trong quản lý nhà nước, thường xảy ra ở những hoạt động thường xuyên với việc tiếp xúc công dân, doanh nghiệp… Từ dự báo đó khẳng định tham nhũng vừa qua chưa được đẩy lùi và còn diễn biến khá phức tạp, tinh vi, tiềm ẩn mà phải tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn.
Từ tình hình tham nhũng như vậy, ngành thanh tra xác định hành vi tham nhũng khó khăn thì đào tạo thế nào?
Ông Huỳnh Phong Tranh cho biết, cán bộ thanh tra phải công tâm, khách quan, tuy nhiên trong công việc đã phát hiện và xử lý một số trường hợp không làm đúng luật.
"Từ năm 2011 đến 2013, toàn ngành có 85 cán bộ công chức bị xử lý trên 28.000 cán bộ trong toàn ngành. Trong đó xử lý hành chính 71 người, xử lý hình sự 14 người và có 11 trường hợp có dấu hiệu tham nhũng. Riêng thanh tra Chính phủ trong thời gian 3 năm đã xử lý 12 cán bộ, trong đó có 1 xử lý hình sự, một cách chức, còn lại là hình thức khác. Trong vi phạm vừa qua nổi lên mấy nguyên nhân. Thứ nhất, ý thức chấp hành pháp luật và kỷ luật của cán bộ, công chức chưa tốt. Thứ hai, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, chưa có chiều sâu. Thứ ba, tình trạng nể nang, né tránh, bệnh thành tích trong xử lý cán bộ", ông Tranh cho biết.
Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, tham nhũng còn nghiêm trọng và tinh vi. Ảnh minh họa, nguồn internet. |
Trước ý kiến của Đại biểu Nguyễn Văn Hiến - Bà Rịa - Vũng Tàu đặt ra: Theo báo cáo năm 2011 phát hiện 150 vụ, 320 người, năm 2012 phát hiện 89 vụ, 107 người, bằng 59% số vụ và 33% số người. Năm 2013 phát hiện 80 vụ, 90 người, bằng 53% số vụ và 28% số người. Số liệu chuyển cơ quan điều tra năm 2011 là 76 vụ, 159 người. Năm 2012 là 24 vụ, 42 người, bằng 31% số vụ và 26% số người. Năm 2013 là 11 vụ, 34 người, bằng 14% số vụ và 21% số người.Theo số liệu đó, nhận định đó thì tham nhũng đã bị đẩy lùi hay thực sự kết quả thanh tra phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng ngày càng hạn chế?
Ông Huỳnh Phong Tranh thẳng thắn đánh giá, công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu; tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và gây bức xúc trong xã hội là một thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
“Dự báo tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và tinh vi, khó phát hiện. Tham nhũng nghiêm trọng chiếm tỷ lệ càng ngày càng lớn, thiệt hại do tham nhũng gây ra với ngân sách nhà nước, tài sản nhân dân, doanh nghiệp vẫn còn cao nhưng thu hồi tài sản, xử lý các vụ án tham nhũng còn thấp. Hành vi tham nhũng nhiều dạng khác nhau, trong đó có tham ô, hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn, nhũng nhiễu và tham nhũng tiếp tục phát sinh ở hầu hết các lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, trong cơ chế xin cho, kiểm soát quyền lực và những lĩnh vực rất nhạy cảm”, ông Tranh nói.
Sai phạm đất đai ở Đà Nẵng: Kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo thời kỳ 2003-2011
Trước ý kiến của Đại biểu Nguyễn Văn Rinh – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị làm rõ vấn đề: Thanh tra Chính phủ đã kết luận về sai phạm trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng đã gây thất thoát tới 3400 tỷ đồng nhưng UBND TP Đà Nẵng đã phủ nhận kết luận đó, đã được báo chí đăng tải làm dư luận phân tâm.
Ông Huỳnh Phong Tranh cho biết, việc thanh tra trách nhiệm tại UBND TP Đà Nẵng được chuẩn bị và nắm tình hình từ trước, tức là trước năm 2010 Văn phòng ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương, các cơ quan chức năng đã nắm tình hình việc thực hiện việc quản lý sử dụng đất đai tại Thành phố Đà Nẵng. Năm 2011 khi Tổng thanh tra Trần Văn Truyền còn làm Tổng thanh tra đã có chủ trương thực hiện việc thanh tra trách nhiệm đối với UBND TP Đà Nẵng. Cuối năm 2011 được thực hiện, đoàn thanh tra này thực hiện thanh tra liên ngành gồm có thanh tra Chính phủ và Văn phòng ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương lúc đó.
Sau khi ban hành kết luận thanh tra Văn phòng Chính phủ đã có thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý kết luận thanh tra và đề nghị Thành phố Đà Nẵng thực hiện kết luận thanh tra.
Ông Huỳnh Phong Tranh thẳng thắn đánh giá, công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu; tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và gây bức xúc trong xã hội là một thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
“Dự báo tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và tinh vi, khó phát hiện. Tham nhũng nghiêm trọng chiếm tỷ lệ càng ngày càng lớn, thiệt hại do tham nhũng gây ra với ngân sách nhà nước, tài sản nhân dân, doanh nghiệp vẫn còn cao nhưng thu hồi tài sản, xử lý các vụ án tham nhũng còn thấp. Hành vi tham nhũng nhiều dạng khác nhau, trong đó có tham ô, hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn, nhũng nhiễu và tham nhũng tiếp tục phát sinh ở hầu hết các lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, trong cơ chế xin cho, kiểm soát quyền lực và những lĩnh vực rất nhạy cảm”, ông Tranh nói.
Sai phạm đất đai ở Đà Nẵng: Kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo thời kỳ 2003-2011
Trước ý kiến của Đại biểu Nguyễn Văn Rinh – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị làm rõ vấn đề: Thanh tra Chính phủ đã kết luận về sai phạm trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng đã gây thất thoát tới 3400 tỷ đồng nhưng UBND TP Đà Nẵng đã phủ nhận kết luận đó, đã được báo chí đăng tải làm dư luận phân tâm.
Ông Huỳnh Phong Tranh cho biết, việc thanh tra trách nhiệm tại UBND TP Đà Nẵng được chuẩn bị và nắm tình hình từ trước, tức là trước năm 2010 Văn phòng ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương, các cơ quan chức năng đã nắm tình hình việc thực hiện việc quản lý sử dụng đất đai tại Thành phố Đà Nẵng. Năm 2011 khi Tổng thanh tra Trần Văn Truyền còn làm Tổng thanh tra đã có chủ trương thực hiện việc thanh tra trách nhiệm đối với UBND TP Đà Nẵng. Cuối năm 2011 được thực hiện, đoàn thanh tra này thực hiện thanh tra liên ngành gồm có thanh tra Chính phủ và Văn phòng ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương lúc đó.
Sau khi ban hành kết luận thanh tra Văn phòng Chính phủ đã có thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý kết luận thanh tra và đề nghị Thành phố Đà Nẵng thực hiện kết luận thanh tra.
Ông Huỳnh Phong Tranh - Tổng Thanh tra Chính phủ. |
Tuy nhiên, sau khi công bố kết luận thanh tra có ý kiến khác nhau, đặc biệt là đại biểu có nêu là TP Đà Nẵng chưa đồng tình với kết luận thanh tra.
Để đảm bảo tính khách quan, đúng pháp luật, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành kiểm tra lại tính hợp pháp về mặt pháp luật của kết luận thanh tra cùng với Bộ tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính. Các bộ này tham gia vào kết luận thanh tra hoàn toàn khẳng định thanh tra Chính phủ kết luận thanh tra trách nhiệm về quản lý sử dụng đất đai tại Thành phố Đà Nẵng là đúng pháp luật và có cơ sở. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng giao cho Bộ Công an làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái việc chuyển nhượng đất đai và đầu tư dự án, Bộ Công an cũng đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.
“Có thể nói kết luận thanh tra TP Đà Nẵng là có đủ căn cứ pháp luật, đồng thời trên cơ sở các quy định của nhà nước mà chúng tôi thực hiện, sau khi kết luận thanh tra, Bộ Chính trị cũng đã có chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra trung ương kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ban cán sự và cá nhân các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Ban cán sự Đảng của Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng lúc đó Bộ Chính trị đã có kết luận, nói tóm lại việc thanh tra thành phố Đà Nẵng được làm đúng pháp luật, công khai và đồng thời thực hiện theo quy trình một cách rõ ràng.
Đến hôm nay TP Đà Nẵng đã thực hiện kết luận thanh tra và những ngày gần đây có một báo cáo hiện nay đang thực hiện 7 vấn đề, trong đó có vấn đề thứ nhất là kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các đồng chí Chủ tịch, Phó chủ tịch, Bí thư Ban cán sự thời kỳ 2003-2011; UBND TP Đà Nẵng cũng cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc ý kiến của Thủ tướng Chính phủ để kết luận thanh tra có hiệu lực, hiệu quả tốt hơn”, ông Tranh thông tin.
Để đảm bảo tính khách quan, đúng pháp luật, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành kiểm tra lại tính hợp pháp về mặt pháp luật của kết luận thanh tra cùng với Bộ tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính. Các bộ này tham gia vào kết luận thanh tra hoàn toàn khẳng định thanh tra Chính phủ kết luận thanh tra trách nhiệm về quản lý sử dụng đất đai tại Thành phố Đà Nẵng là đúng pháp luật và có cơ sở. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng giao cho Bộ Công an làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái việc chuyển nhượng đất đai và đầu tư dự án, Bộ Công an cũng đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.
“Có thể nói kết luận thanh tra TP Đà Nẵng là có đủ căn cứ pháp luật, đồng thời trên cơ sở các quy định của nhà nước mà chúng tôi thực hiện, sau khi kết luận thanh tra, Bộ Chính trị cũng đã có chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra trung ương kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ban cán sự và cá nhân các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Ban cán sự Đảng của Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng lúc đó Bộ Chính trị đã có kết luận, nói tóm lại việc thanh tra thành phố Đà Nẵng được làm đúng pháp luật, công khai và đồng thời thực hiện theo quy trình một cách rõ ràng.
Đến hôm nay TP Đà Nẵng đã thực hiện kết luận thanh tra và những ngày gần đây có một báo cáo hiện nay đang thực hiện 7 vấn đề, trong đó có vấn đề thứ nhất là kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các đồng chí Chủ tịch, Phó chủ tịch, Bí thư Ban cán sự thời kỳ 2003-2011; UBND TP Đà Nẵng cũng cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc ý kiến của Thủ tướng Chính phủ để kết luận thanh tra có hiệu lực, hiệu quả tốt hơn”, ông Tranh thông tin.
No comments:
Post a Comment