BáoTầm nhìn - Tiếp theo kỳ I, tờ The National Interest của Mỹ đã phân tích thời khắc gay cấn nhất nếu chiến tranh Mỹ - Trung Quốc xảy ra và kết quả cục diện sẽ thế nào nếu một trong hai bên giành chiến thắng.
Thời khắc “nín thở”
Khi PLAN ngang nhiên tấn công mẫu hạm Mỹ, thời khắc gay cấn nhất trong cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ đến. Cuộc chiến giữa hai nước không còn đơn thuần là dọa dẫm và phát tín hiệu đơn thuần, mà là một cuộc chiến tranh toàn diện nhằm dủy diện lực lượng vũ trang của đối phương.
Tờ The National Interest chỉ ra rằng, cách thức tấn công có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đối với Mỹ, phát động tấn công từ tàu chiến hoặc tàu ngầm sẽ khiến mọi tàu quân sự của hải quân PLAN trở thành mục tiêu tấn công hợp lý, nhưng chưa chắc đã tấn công căn cứ không quân, căn cứ quân sự của quân đoàn pháo binh thứ hai, thậm chí là căn cứ hải quân của Trung Quốc.
Tuy nhiên, dùng tên lửa đạn đạo tấn công mẫu hạm lại là hình thức tấn công nguy hiểm nhất. Điều này không chỉ là do tên lửa đạn đạo khó đánh chặn, mà còn vì loại tên lửa này có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Một quốc gia hạt nhân lợi dụng tên lửa đạn đạo thường quy để phát động tấn công với một quốc gia hạt nhân khác, đặc biệt là phát động các đợt tấn công nhằm vào một quốc gia có thế mạnh hạt nhân giả định là vấn đề vô cùng phức tạp.
Bài viết cho rằng, thời khắc “nín thở” tiếp theo sẽ đến khi Mỹ phát động cuộc tấn công tên lửa đầu tiên nhằm vào Trung Quốc. Do Mỹ có thế mạnh hạt nhân mang tính áp đảo so với Trung Quốc nên đợt tấn công tên lửa đầu tiên của nước này nhằm vào Trung Quốc sẽ gây ra sức ép vô cùng lớn, nhất là trong thời điểm Trung Quốc cho rằng mình có thể giành chiến thắng trong chiến tranh thường quy, vì họ lo ngại Mỹ sẽ giữ vững ưu thế và phát động cuộc tấn công hạt nhân.
Bài viết dự đoán, Trung Quốc sẽ bố trí tàu ngầm để đáp trả. Tuy nhiên, tàu chiến mặt nước lại có phần khác. Trong bất kỳ cuộc xung đột gay gắt nào, hải quân và không quân Mỹ đều coi tàu chiến Trung Quốc là mục tiêu để hợp tác tấn công, sẽ bố trí lực lượng trên không và dưới nước để phát động tấn công. Kể cả hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc cũng không thể ngăn chặn được các đợt tấn công của Mỹ.
Chỉ trong hai tình huống sau Trung Quốc mới huy động lực lượng hải quân: Trung Quốc tự cảm thấy có đủ lực lượng, có thể bảo vệ một lực lượng đặc chủng thực thi hành động mà không gặp rắc rối gì; Hoặc là Trung Quốc đã tuyệt vọng. Trong bất kỳ tình huống nào, tàu ngầm của Mỹ sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với tàu chiến mặt nước của Trung Quốc.
Trong hầu hết các cuộc chiến tranh giả định, Trung Quốc đều cần tranh thủ các mục đích tích cực chứ không chỉ đơn thuần là phá hoại sức mạnh quân sự của Mỹ hay Nhật Bản. Điều này đồng nghĩa với việc hải quân PLA buộc phải xâm nhập, chiếm đóng, tiếp tế và bảo vệ một số vị trí địa lý, khả năng cao nhất là Đài Loan hoặc tiền đồn nằm trên biển Hoa Đông hoặc biển Đông. PLA cần tạo điều kiện để ủng hộ nhiệm vụ tác chiến mặt nước của hải quân.
Ai sẽ chiến thắng?
Phán đoán vấn đề “ai là người chiến thắng” là điều khó khăn nhất vì câu trả lời của bài toán này liên quan đến sự đánh giá nhiều vấn đề chưa biết. Tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc biểu hiện thế nào, hiệu quả tấn công chiến tranh mạng của Mỹ nhằm vào hải quân PLA ra sao, biểu hiện thực chiến của máy bay chiến đấu F-22 đối với máy bay chiến đấu thường quy của Trung Quốc thế nào và khả năng phối hợp thực chiến giữa các đơn vị hải quân PLA ra sao... đều là những ẩn số chưa biết. Cuối cùng, hai nước Mỹ - Trung khai chiến như thế nào cũng là điều chưa ai có thể biết, vì dù sao tới năm 2020, quân đội hai nước chắc chắn không giống với quân đội hai nước năm 2014.
Tuy nhiên, thông thường kết quả chiến tranh được quyết định bởi các vấn đề sau:
1. Chiến tranh điện tử:
Mỹ sẽ phá hoại hệ thống thông tin, điện tử và năng lực giám sát của Trung Quốc như thế nào? Sự tấn công của PLA nhằm vào quân đội Mỹ được quyết định bởi sự trao đổi giữa quan sát viên và xạ thủ. Ở một mức nào đó, Mỹ có thể thông qua việc phá hoại sự trao đổi này để làm suy yếu sức mạnh của PLA.
2. Tên lửa VS phòng thủ tên lửa
Lực lượng hải quân và không quân Mỹ có đánh bại được tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của Trung Quốc hay không? Hải quân, không quân và quân chủng pháo binh số 2 của Trung Quốc có thể phát động cuộc tấn công tên lửa trên quy mô lớn nhằm vào Mỹ. Khả năng giành chiến thắng của Mỹ trong vòng tấn công này được quyết định bởi tính hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của Mỹ, và cả khả năng tấn công và phá hủy thiết bị phóng tên lửa trong lãnh thổ và khu vực xung quanh Trung Quốc.
3.Phối hợp hành động
Trong các hành động quân sự cao độ, tính phá hoại cao, khả năng phối hợp hành động của các đơn vị PLA thế nào? Không giống với quân đội Mỹ, trong 30 năm qua PLA không có nhiều kinh nghiệm thực chiến. Mặc khác, khái niệm “chiến tranh không biển” của lực lượng hải quân và không quân Mỹ được phối hợp triển khai như thế nào?
4. Chất lượng và số lượng
Rất có thể quân đội Trung Quốc chiếm ưu thế số lượng ở một số tài sản, đặc biệt là máy bay và tàu ngầm. Khoảng cách kỹ thuật và huấn luyện giữa hai nước sẽ quyết định tới việc quân đội Mỹ có giành chiến thắng trong tình huống này hay không.
Chiến tranh sẽ kết thúc như thế nào?
Nếu Mỹ giành chiến thắng, tình huống tốt nhất là chiến tranh Mỹ - Trung sẽ xuất hiện kết quả tương tự như như chính phủ Đức tan rã sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thảm bại trong chiến tranh, không quân và hải quân PLA bị tàn phá nặng nề, cộng với sự suy yếu nghiêm trọng về kinh tế, có thể sẽ phá hoại sự thống trị của Trung Quốc. Tuy nhiên, kết quả này rất đáng nghi ngờ, Mỹ không nên kỳ vọng sự thắng lợi của họ sẽ tạo ra một cuộc cách mạng mới.
Trong tình huống Trung Quốc giành chiến thắng, Trung Quốc có thể tuyên bố thắng lợi và ép Mỹ phải hòa giải. Nếu Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Philippines không có hứng thú với chiến tranh thì Mỹ sẽ không thể tiếp tục thúc đẩy chiến tranh. Tất cả những điều này đều là sự phá hoại đối với sức mạnh quân sự của Mỹ, thậm chí còn có thể tàn phá nền kinh tế Mỹ.
Rất khó có thể dự đoán sự ảnh hưởng của kết quả thật bại tới nền chính trị của Mỹ. Trước đây, Mỹ cũng đã từng “thất bại”, nhưng sự thất bại đó thường là những cuộc đàm phán không ảnh hưởng nhiều tới lợi ích toàn cầu của Mỹ. Hiện tại chưa rõ người Mỹ đánh giá thế nào về sự thất bại quân sự trước đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là khi sức mạnh kinh tế và quân sự của đối thủ đó không ngừng đi lên. Khiến tổng thống và chính đảng bị cuốn vào cuộc chiến tranh này thất thế trong cuộc bầu cử.
Có thể thách thức ngoại giao lớn nhất mà hai nước Mỹ và Trung Quốc phải đối mặt là tìm kiếm một phương thức, để bảo vệ được “danh dự” cho đối phương song song với việc yêu cầu đối phương phải đầu hàng. Nếu cuộc chiến tranh này diễn biến thành cuộc đấu tranh sinh tồn của chính quyền hoặc danh dự quốc gia thì sẽ không có bên nào là người chiến thắng.
17:25 | 12/06/2014
Thành Nam
No comments:
Post a Comment