LÊ DŨNG CƯỜNG 12/06/14 14:18
(GDVN) - TQ thì thầm nói với Mỹ “chúng tôi sẽ là cường quốc thống trị toàn bộ phía Tây Thái Bình Dương còn các anh sở hữu từ quần đảo Hawaii kéo về...”
Daniel Twining
Ngày 11/6/2014, mục Quan điểm của Tuần báo điểm tình hình châu Á Nikkei của Nhật Bản đã đang tải bài viết ghi lại ý kiến của học giả Mỹ Daniel Twining về tình hình an ninh châu Á hiện nay, đặc biệt là sau khi Trung Quốc thực hiện các hành vi gây hấn với các quốc gia láng giềng trong khu vực châu Á trong có Nhật Bản, Phillippines và gần đây nhất là Việt Nam.
Daniel Twining hiện là học giả cao cấp chuyên nghiên cứu về châu Á của quỹ German Marshall Fund của Mỹ. Hiện ông đang công tác với vai trò chuyên viên hoạch định chính sách cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, đồng thời ông cũng là cố vấn chính sách đối ngoại cho Thượng nghị sỹ Mỹ đảng Cộng Hòa John McCain.
Châu Á đứng trước thách thức nghiêm trọng từ cái gọi là "Trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc" |
Dẫn lời một quan chức của Đông Nam Á từng phát biểu tại Hội nghị đối thoại an ninh Sangrila – một trong những diễn đàn thường niên quy tụ rất nhiều các chuyên gia và quan chức an ninh trên thế giới và khu vực vừa kết thúc cách đây không lâu ở Singapore, học giả Daniel Twining bình luận rằng “Chúng tôi không nghĩ rằng Trung Quốc muốn (đủ sức) thống trị thế giới. Trung Quốc chỉ muốn thống trị chúng ta (các nước trong khu vực châu Á”.
Theo Daniel Twining, trong 2 ngày diễn ra Đối thoại an ninh thường niên Sangrila, người ta có thể quan sát thấy rằng các đại biểu đến từ tất cả các quốc gia châu Á, phương Tây và Mỹ đều đang muốn đặt ra và tìm câu trả lời đâu là giá trị thực cho cái gọi là “sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc”. Trên thực tế vấn đề này đã được các đại biểu đặt ra dưới nhiều hình thức khác nhau từ câu hỏi cho đến, bình luận.
Chúng ta có thể hiển nhiên thấy rằng thái độ và hành động thù địch của của Bắc Kinh đang đe dọa nghiêm trọng hòa bình của khu vực châu Á, động chạm, làm tổn hại tới lợi ích cốt lõi của gần như tất cả các quốc gia trong khu vực.
TQ dùng chiến thuật “Xúc xích Salami” để tạo ra cơn ác mộng cho Châu Á
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã sử dụng nhuần nhuyễn, công khai chiến thuật “ngoại giao pháo hạm” để thực hiện tuyên bố đòi hỏi quyền lợi đơn phương đối với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, đơn phương tuyên bố Khu vực nhận biết phòng không trên quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý, dùng lực lượng, phương tiện chiếm quyền kiểm soát của Phillipines đối với bãi cạn Scarborough, hạ đặt dàn khoan, cho tàu thuyền, máy bay xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thậm chí vô nhân đạo đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Trung Quốc thường xuyên có các hành vi cản trở khi các tàu của Hải quân Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Phillipines và Việt Nam trong các khu vực biển quốc tế, thậm chí có lúc còn gây hấn với tàu bè một số nước khi chúng hoạt động trong vùng biển có chủ quyền.
Daniel Twining nhấn mạnh lại rằng tại Hội nghị Sangrila 2014, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã có một bài diễn văn cơ bản đáp ứng được sự đón đợi của các đồng minh của Washington trong khu vực.
Trong đó, quan chức đứng đầu quân đội Mỹ đã một lần nữa khẳng định vị thế cường quốc của Mỹ trong số các cường quốc quân sự, nêu cao vai trò đầu tàu lãnh đạo của Hoa Kỳ trong quan hệ đối tác với các đồng minh.
Ông Chuck Hagel cũng đã phác thảo những hành động đang được Lầu Năm Góc thực hiện đi đối với các cam kết trước đó của mình về sự quay đổi trọng tâm sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó cụ thể là kế hoạch tiến hành các cuộc tập trận quân sự, cử tàu chiến du hành châu Á, chi tiêu quốc phòng và một loạt các hoạt động khác có giá trị tăng cường và củng cố quan hệ đồng minh, khẳng định vai trò của Hoa Kỳ đối với trật tự của khu vực “mở” sôi động này.
Điều đáng chú ý nhất là Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã tuyên bố rằng Washington phản đối việc dùng vũ lực để thực hiện các tuyên bố đòi hỏi chủ quyền, giới hạn tự do hàng hải, không phận và yêu cầu Trung Quốc phải lựa chọn hoặc là tái cam kết chấp hành các quy tắc quốc tế vốn được tạo ra để đảm bảo hòa bình và tính đa dạng hoặc là tảng lờ chúng hòng tạo ra các nguy cơ chiến tranh, xung đột.
Học giả Daniel Twining cho rằng rất nhiều quan chức an ninh, học giả châu Á đã nhận định rằng Bắc Kinh đang áp dụng và theo đuổi “chiến thuật Xúc xích salami” (tên một loại xúc xích của Italy) để thực hiện tham vọng chủ quyền (trái phép –PV) đã được Trung Quốc tuyên bố.
Chiến thuật “Xúc xích salami” được học giả Daniel Twining cắt nghĩa đó là chính sách chia nhỏ, cắt lát để trị/salami-slice tactic hay được người châu Á cũng có khái niệm tương ứng là chiến thuật “bẻ từng chiếc đũa”.
Xúc xích cắt lát Salami |
Theo Daniel Twining, trên thực địa hiện TQ đang thực hiện bằng việc Bắc Kinh dùng lực lượng, phương tiện để chiếm giữ các đảo đá, bãi cạn, bãi san hô không người, kém phòng thủ của nước khác trên cả khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông sau đó xây căn cứ, đánh dấu cái gọi là “chủ quyền của Trung Quốc” sau đó dùng sức mạnh quân sự, bán quân sự, cải trang dân sự tiến hành khai thác tài nguyên, khoan dầu trong vùng đặc quyền của nước khác bấp chấp việc phản đối.
Trên vùng biển Hoa Đông, Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản phải xin phép khi máy bay của họ bay qua vùng không phận của Quần đảo Senkaku, đòi thống lĩnh và quản lý các vùng biển quốc tế như thể là vùng biển đó, khu vực đó thuộc về Trung Quốc (thế giới văn minh không thể chấp nhận thủ đoạn này-PV).
Cần phải nói thêm rằng, trên mặt trận ngoại giao, kinh tế, chính trị, chiến thuật "Xúc xích Salami" cũng được Trung Quốc ráo riết tiến hành bằng các hoạt động ngấm ngầm như gây chia sẽ quan hệ ASEAN, chia sẽ giữa các nước đang bị Trung Quốc gây tổn hại chủ quyền, thậm chí cả những nước không có lợi ích cốt lõi tại khu vực.
Trung Quốc vẫn muốn dùng ảnh hưởng kinh tế, sức mạnh quân sự và những lời dụ dỗ, thậm chí là đe dọa của mình để “bẻ từng chiếc đũa” để thực hiện cho kỳ được tham vọng của mình đã đặt ra.
Biếm họa cạnh tranh giữa Trung Quốc, Mỹ |
Học giả Daniel Twining chỉ ra những thủ đoạn như vậy của chiến thuật “Xúc xíc Salami” “made in China” không đủ gây sự chú ý để buộc Mỹ phải hành động. Thiệt hại trên hết đó chính là an ninh về lâu dài đối với các nền tảng, trật tự của thế giới nói chung và khu vực châu Á nói riêng.
Daniel Twining nhận định rằng “dường như Trung Quốc ngày càng cho mình có quyền hiến hành thực hiện các hành động đòi hỏi lợi ích trên khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông mà chúng ta (cộng đồng quốc tế) đã chứng kiến phiên bản tương tự là Nga ở khu vực Đông Âu sau khủng hoảng chính trị ở Ucraine.
Theo Daniel Twining, chính quyền Trung Quốc coi các lỗ lực của Mỹ và các đồng mình của mình trong khu vực châu Á là hành vi gây “mất ổn định”. Trung Quốc cũng tuyên bố ra miệng rằng sẽ chỉ tự vệ với các hành vi khiêu khích của nước khác (Trung Quốc hiện là lực lượng khiêu khích mạnh nhất, chủ động và gian xảo nhất, Trung Quốc cũng đã thể hiện hành động tìm cách vu cáo, tạo cớ để đổ lỗi cho nước khác, lòe bịp thiên hạ hòng dễ bề hành động-PV) đặc biệt là từ Nhật Bản, quốc gia vẫn bị trói buộc bởi rào cản hiến pháp, chưa cho phép dùng quân đội để bảo vệ các đồng minh cùng Mỹ khi bị tấn công trực tiếp.
“Chiếc bẫy Kissinger”/"Kissinger Trap"
Theo học giả Mỹ, có lẽ Trung Quốc là người muốn tự cho mình quyền đặt ra luật chơi cho sự ổn định tại khu vực. Điều này được thể hiện qua cái mà các nhà lãnh đạo nước này gọi là “kiểu quan hệ mới giữa các cường quốc” và ngầm hiểu với Bắc Kinh rằng “ Mỹ đừng để những nước khó chịu như Nhật Bản, Philippines lôi kéo vào một chiến tranh xa nhà”.
Thay vào đó Trung Quốc muốn Mỹ cùng xây dựng chế độ “quản lý kiểu Mỹ - Trung” để nâng cao cái gọi là “quan hệ giữa các cường quốc đang lên cũng như hiện tại”. Điều Trung Quốc mong muốn là cơ chế đó sẽ cho phép các cường quốc tôn trọng “lợi ích cốt lõi” của nhau (đương nhiên là không cần màng đến lợi ích của các nước khác, theo quan điểm của Bắc Kinh là “nằm chiếu dưới”).
Tập Cận Bình - Chủ tịch nước Trung Quốc |
Mô hình thư tham vọng của Trung Quốc có lẽ tương tự như mối quan hệ giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong thế kỷ 15 với sự ra đời của Hiệp ước Tordesillas và khi đó Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cùng nhau chia đôi Thế Giới Mới.
Học giả Daniel Twining nhận định một cách ví von rằng một Trung Quốc thì thầm nói với Mỹ “chúng tôi (TQ) sẽ là cường quốc thống trị toàn bộ phía Tây Thái Bình Dương còn các anh sở hữu từ quần đảo Hawaii kéo về phần còn lại– đây sẽ là địa bàn của Pax Mỹ”.
Một cựu quan chức trong chính quyền của Tổng thống Obama gọi tư duy này là “Chiếc bẫy Kissinger” và theo Daniel Twining, quan chức này tin rằng một thỏa thuận cỡ bự giữa Mỹ và Trung Quốc, nơi mà trong đó sẽ hạ thấp tất cả quan hệ với các đồng minh và lợi ích phụ sẽ tạo ra được cái gọi là “nền tảng” cho “hòa bình giữa các cường quốc”.
Tuy nhiên, Daniel Twining cho biết trên thực tế ý tưởng sách lược này thực tế là muốn làm sói mòn ảnh hưởng, làm yếu đi vai trò của Mỹ trong trung tâm thịnh vượng và quyền lực của thế giới.
Dù thế nào đi nữa, các cường quốc còn lại của châu Á như Nhật Bản và Ấn Độ cũng không thể chấp nhật được kịch bản như vậy. Ấn Độ là một điển hình tiêu biểu, Ấn Độ sẽ không bao giờ chịu hạ mình trước đối thủ Trung Quốc. Đó cũng là lời được trích dẫn từ một phát biểu của một trong những chiến lược gia hàng đầu tại Ấn Độ.
Trong Hội nghị đối thoại Sangrila 2014 vừa qua có lẽ Trung Quốc đã hậm hực vì người ta đã không giao cho Trung Quốc “vai trò lãnh đạo toàn châu Á”.
Liệu những quốc gia bé nhỏ, thấp cổ bé họng có thể bị đặt dưới bàn đàm phán Mỹ - Trung? |
Cũng tại cuộc đối thoại an ninh mới vừa kết thúc tại Singapore này một quan chức cao cấp của châu Á cũng đã nhận định rằng Trung Quốc thực sự chỉ quan tâm đến Mỹ bởi hiện tại Mỹ vẫn là một chiếc trục xoay có vai trò quan trọng đối với an ninh tại toàn bộ khu vực Đông Á nói chung và châu Á nói riêng.
Hầu hết các quốc gia ở châu Á đều mong muốn xây dựng được một mối quan hệ mang tính chất bằng mặt, bằng lòng, cả hai cùng có lợi thay vì đe dọa kiểu Trung Quốc. Đặc biệt là họ rất dị ứng với tuyên bố năm 2010 của cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì rằng “Trung Quốc là nước lớn, các quốc gia khác rõ ràng là nước nhỏ. Đó là thực tế”.
Vì thế, theo Daniel Twining, nếu đây tiếp tục là những gì mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang và sẽ theo đuổi thì gần như tất cả các quốc gia láng giềng của Bắc Kinh sẽ đi theo quy đạo của người Mỹ.
Hiệp ước Tordesillas là một hiệp ước giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, ra đời vào cuối thế kỉ XV nhằm mục đích chia Thế giới Mới, nơi được xem như terra nullius (đất vô chủ). Theo hiệp ước này, Thế giới Mới được phân chia bằng đường phân định là một kinh tuyến nam-bắc cách quần đảo Cape Verde (hồi đó thuộc về Bồ-đào-nha) 370 hải lí (1770 km), đường kinh tuyến này hiện ở 46° 37' tây. Hiệp ước này được soạn thảo tại Tordesillas, xứ Castille (nay là tỉnh Valladolid, Tây-ban-nha). Bản tiếng Castille của hiệp ước này được vua Ferdinand đệ nhị xứ Aragon và nữ hoàng Isabelle đệ nhất xứ Castille phê chuẩn ngày mồng 2 tháng bảy 1494 tại Castille. Bản tiếng Bồ-đào-nha được vua Jean đệ nhị của Bồ-đào-nha kí ngày mồng 5 tháng chín cùng năm tại Setúbal. Theo hiệp ước Tordesillas, vương quốc Castille cùng quần đảo Canaries thuộc về triều đình Tây-ban-nha, còn các đảo Madère (Madeira), quần đảo Cap-Vert cũng như quyền chinh phục vương quốc Fez hoặc Fès (vương quốc Maroc) và quyền đi lại bằng đường biển ở phía nam đường vĩ tuyến chạy qua quần đảo Canaries thuộc về triều đình Bồ-đào-nha. Vùng đất Brasil được khám phá trước khi hiệp ước này được kí kết, vì thế nó thuộc về chủ quyền của Bồ-đào-nha. Hiệp ước Tordesillas giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh từ việc khám phá ra Thế giới Mới.
No comments:
Post a Comment