Sunday, May 18, 2014

Vụ 981: Dã tâm khống chế Đông Nam Á thỏa mãn giấc mơ đế quốc Trung Hoa

HỒNG THỦY 19/05/14 05:40
(GDVN)- Việt Nam không chỉ có ý thức độc lập với Mỹ, Pháp - những thế lực thực dân phương Tây mà còn luôn có ý thức thoát khỏi ảnh hưởng của "đế quốc Trung Hoa"
Vụ giàn khoan 981 đặt Nga vào tình huống vô cùng khó xử Về chủ nghĩa Đại Hán nguy hiểm của Bắc Kinh trên Biển Đông Trung Quốc quay sang cải thiện quan hệ với Nhật Bản "Phát biểu của Tập Cận Bình là một lời hăm dọa Việt Nam"

Học giả, nhà ngoại giao Ý Sergio Romano

Thông tấn xã Đài Loan ngày 18/5 dẫn phân tích của một nhà ngoại giao Ý, Sergio Romano bình luận, những phản ứng cứng rắn của Việt Nam trên Biển Đông (trong vụ Trung Quốc kéo giàn khoan 981 hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam) và qua vừa nhằm phản đối sự bành trướng của Trung Quốc, vừa phản ánh mối "ân oán lịch sử" giữa 2 quốc gia láng giềng.

Sergio Romano cho rằng, người Việt Nam không chỉ có ý thức độc lập với Mỹ, Pháp - những thế lực thực dân phương Tây mà còn luôn có ý thức thoát khỏi ảnh hưởng của "đế quốc Trung Hoa" bao đời nay.

Học giả Ý cho rằng, trong vấn đề biên giới lãnh thổ, quan điểm của Bắc Kinh thường vẫn mang sắc thái của một đế quốc cường thịnh, muốn biến các nước láng giềng thành phiên thuộc. Những xung đột trên Biển Đông gần đây (vụ giàn khoan 981) đã phản ánh dã tâm của Bắc Kinh muốn khống chế cả Đông Nam Á, đồng thời cũng cho thấy sự bất khuất và phản kháng của Việt Nam.

Sergio Romano ca ngợi bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lên án hành vi gây hấn của nhà cầm quyền Bắc Kinh trên Biển Đông trong vụ giàn khoan 981. Và Việt Nam không phải trường hợp cá biệt phải đối mặt với tham vọng bành trướng lãnh thổ của nhà cầm quyền Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines và một số nước Đông Nam Á khác cũng đang phải lựa chọn đối sách tương tự Việt Nam.

Vụ giàn khoan 981 ngoài ý đồ muốn tranh cướp tài nguyên (trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam - PV), Bắc Kinh còn mưu đồ thỏa mãn chủ nghĩa dân tộc cực đoan và giấc mộng đế quốc đang lên cao trong nước.

Nhà ngoại giao Ý cho rằng cải cách ở Trung Quốc đã mang lại sự phát triển kinh tế, nhưng cũng gây ra những nhân tố bất ổn, đặc biệt là tham nhũng lan tràn và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, dẫn đến những bất bình trong xã hội.

Mặc dù cao trào của chủ nghĩa dân tộc cực đoan sẽ làm tổn thương quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, nhưng để giải tỏa sự bất mãn trong nước ngày càng tăng, Bắc Kinh có thể cho rằng bành trướng lãnh thổ cũng là một phương thức để làm giảm áp lực phản kháng trong nước.

No comments:

Post a Comment