Sunday, May 18, 2014

Báo Pháp: Trung Quốc đừng quên từng thảm bại trước Việt Nam



Chủ nhật, 2014-05-18 13:11:05 - Nguồn: Tinmoi.vn


Trong bài viết với tựa đề “Bắc Kinh phủ bóng vũ lực trên biển Đông”, tờ báo Pháp Le Figaro cho rằng, TQ cần nhớ đến quá khứ từng lớn tiếng đòi “dạy cho Việt Nam một bài học”, nhưng cuối cùng đã thất bại thảm hại.
Kể từ đầu tháng 5, khi Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép HD 981 (Haiyang Shiyou 981) vào đặt trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, Hà Nội đã liên tục yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan về nước, tôn trọng độc lập chủ quyền và vùng lãnh hải Việt Nam. Cùng với đó, hàng loạt quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Ấn Độ, Philippines... đều lên tiếng chỉ trích, phản đối, gọi hành động ngang ngược này của Trung Quốc là sự "khiêu khích, "gây căng thẳng", "cực kì nguy hiểm", ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trong khu vực.
Đáp lại phản ứng của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn chưa có bất cứ động thái nào cho thấy sự "tôn trọng chính đáng" với vùng lãnh hải Việt Nam. Trong chuyến thăm Mỹ, Tổng tư lệnh quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy đã lớn tiếng tuyên bố Bắc Kinh không có ý định rút giàn khoan về và sẽ làm mọi việc nhằm "đảm bảo sự an toàn của giàn khoan".
Báo Pháp: Trung Quốc đừng quên từng thảm bại trước Việt Nam
Cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài biểu tình phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trên Biển Đông
Như để thêm phần chắc nịch cho tuyên bố này, Bắc Kinh huy động 126 tàu bao quanh khu vực giàn khoan bao gồm: tàu chấp pháp, tàu chiến đấu, tàu khu trục tên lửa... Bên cạnh đó, Trung Quốc còn đưa thêm 2  tàu quân sự mới là tàu tên lửa tấn công và tàu tuần tiễu tấn công nhanh đến khu vực giàn khoan để cản phá và đe dọa lực lượng chấp pháp của Việt Nam.
Bài báo trên Le Figaro cho rằng, Trung Quốc, vốn đang say sưa trên đà lớn mạnh, đã theo đuổi tham vọng biển đảo, đòi hỏi chủ quyền trên gần như toàn bộ biển Đông, gây sứt mẻ mối quan hệ với các nước láng giềng.
Những sự việc xảy ra gần đây ở Biển Đông cho thấy Trung Quốc ngày càng ngạo mạn và sẵn sàng áp đặt luật lệ riêng của mình tại thực địa để đòi hỏi, yêu sách. Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc hôm 15/5 còn không ngần ngại kêu gọi Bắc Kinh dùng vũ lực để đạt được mục đích.
Theo Le Figaro, bất chấp những cảnh báo của Washington về việc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, những chỉ trích từ Phó tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và nhiều nghị sĩ Mỹ cho đây là một hành động “khiêu khích”, “gây căng thẳng” và tỏ rõ sự quan ngại, Bắc Kinh vẫn bỏ ngoài tai và tiếp tục theo đuổi tham vọng trên Biển Đông.
Theo nhận định của Le Figaro, so với Việt Nam, một quốc gia đã trải qua những năm tháng chiến tranh bảo vệ chủ quyền và đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội, Trung Quốc rõ ràng có nền kinh tế và quân sự hùng mạnh hơn nhiều. Thế nhưng, nếu có ý đồ dùng vũ lực với Việt Nam thì Trung Quốc cũng cần nhớ lại rằng trong quá khứ, đã có lúc lãnh đạo nước này lớn tiếng đòi “dạy cho Việt Nam một bài học”, nhưng cuối cùng Bắc Kinh đã thất bại thảm hại. Tờ báo này cũng khẳng định, trong lịch sử, cả Pháp, Mỹ cũng không thể lay chuyển được ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Với người Việt Nam, không có gì thiêng liêng, cao quý hơn là độc lập, tự do, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Một đất nước đã trải qua hơn một thế kỷ đấu tranh không mệt mỏi, chống lại những đối thủ lớn mạnh hơn rất nhiều, nhưng chưa bao giờ mất đi ý chí, tự tôn dân tộc và quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Việt Nam hôm nay có thể vẫn là một nước nghèo và chậm phát triển trên thế giới, nhưng tinh thần đoàn kết, truyền thống đấu tranh và lòng yêu nước và chuộng hòa bình trải qua bao năm càng thêm lớn mạnh.
Le Figaro dẫn lời của một quan chức cấp cao Mỹ giấu tên nhận định: Việc đặt giàn khoan của Trung Quốc là một hình thức yêu sách chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp vũ lực và đe dọa. Đồng thời, vẫn theo quan chức này, hành động của Trung Quốc làm căng thẳng mối quan hệ Trung-Mỹ vì đặt ra các vấn đề về khả năng làm việc chung của hai quốc gia này tại châu Á. Thế nhưng, Trung Quốc vẫn giữ thái độ ngang ngược, cố chấp. Có vẻ như Trung Quốc coi sự bột phát căng thẳng này là để cản trở chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ.
Trong buổi lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhiều lần nhấn mạnh “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Trung Quốc đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam”.
“Chúng ta nhất quyết đòi lại Hoàng Sa. Đời tôi, đời các bạn, đời chúng ta chưa đòi được thì đời con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi lại Hoàng Sa theo luật pháp quốc tế bằng được”.
Phó Thủ tướng cũng khẳng định: “Không phải đến bây giờ mà từ lâu, Việt Nam đã luôn quan tâm và có các hành động cụ thể về mặt pháp lý để khẳng định chủ quyền. Quan điểm của chúng ta là giải quyết các tranh chấp, bất đồng về chủ quyền bằng con đường ngoại giao, hòa bình và đối thoại”.
Yên Yên (TH)

No comments:

Post a Comment