Sunday, May 18, 2014

PICS : Đội nắng mưu sinh trong "chảo lửa" 40 độ C


(Dân trí) - Dưới cái nắng như thiêu đốt, người lao động vẫn cần mẫn làm việc. Khuôn mặt đen sạm, mồ hôi đầm đìa nhưng họ không dám nghỉ vì "miếng cơm, manh áo".

Công nhân xây dựng giang mình dưới nắng 40 độ C.
Công nhân xây dựng trân mình dưới nắng 40 độ C
Những ngày này, thành phố Vinh đang trải qua đợt nắng nóng đầu tiên trong năm. Dẫu quá quen với cảnh ngột ngạt của nắng nóng nhưng cuộc sống và sinh hoạt của người dân cũng bị đảo lộn. Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, nhiệt độ cao nhất tại Nghệ An trong mấy ngày qua luôn ở mức 37-39 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ thực tế đo được ở bên ngoài có lúc lên tới hơn 41 độ C.
Bắt đầu từ gần 9h sáng, đường phố đã vắng người qua lại. Người ta chỉ ra ngoài khi có việc thực sự cần thiết và sau khi đã “trang bị” áo chống nắng. Với thời tiết này, áo chống nắng không còn là “độc quyền” của phái yếu. 
Giữa trưa nắng bỏng da bỏng thịt, rất nhiều lao động phổ thông, công nhân các công trường xây dựng vẫn trân mình chịu nóng để tiếp tục công việc của mình.
Công việc này bắt buộc người lao động gần như tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng suốt cả ngày.
Công việc này bắt buộc người lao động gần như tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng suốt cả ngày
Tại một công trình xây dựng dân dụng trên đường Lý Tự Trọng (phường Hà Huy Tập, TP Vinh, Nghệ An), tốp thợ xây vẫn cần mẫn làm việc dưới nắng nóng. Khuôn mặt  người thợ được che bởi một lớp khăn vắt qua đầu, đội thêm chiếc mũ lá vẫn đầm đìa mồ hôi. 
Anh Minh - một thợ xây cho biết: “Nắng như ri, lại đứng trên giàn giáo tứ bề mặt trời rọi vào người cũng không biết trốn mô cho khỏi nắng. Nắng quắt cả người nhưng cũng phải chịu thôi, không lẽ mình nghỉ việc. Nghỉ thì vợ con ở nhà biết trông vô mô. Anh em cũng tính làm sớm, nghỉ sớm nhưng tổ mình toàn ở Nghi Lộc, đi từ nhà đến chỗ làm cũng mất cả tiếng đồng hồ rồi nên đành phải cố”. 
Với dụng cụ bảo hộ sơ sài, người lao động Nghệ An mưu sinh trong nắng nóng gay gắt đầu hè.
Với dụng cụ bảo hộ sơ sài, người lao động Nghệ An mưu sinh trong nắng nóng gay gắt đầu hè.
Anh Trần Văn Duân - một thợ xây quê Hưng Nguyên không chịu nổi nắng nóng đã xin nghỉ từ hai hôm nay. “Nắng quá, chỉ độc có uống nước chứ cũng không ăn uống được chi. Công việc thì vất vả quá nên hôm trước tôi bị tụt huyết áp. Nghỉ vài ngày, mai mốt khỏe phải đi làm chứ”, anh Duân cho biết.
Cũng may, các công trình mà tổ thợ anh Duân nhận làm đều ở gần nên chủ thầu chủ động thay đổi giờ giấc làm việc để đảm bảo sức khỏe cho anh em. 6h bắt đầu làm, 10h trưa nghỉ, chiều bắt đầu từ 2h.
Một cửu vạn đi giữa nắng như thiêu đốt trên đường phố Vinh.
Một cửu vạn đi giữa nắng như thiêu đốt trên đường phố Vinh.
Công trường thi công Quốc lộ 46, đoạn đi qua phường Cửa Nam (TP Vinh), những tốp thợ vẫn cần mẫn làm việc. Thi thoảng, để trốn cái nắng như đổ lửa, nhóm công nhân thay nhau chui vào ống cống hình chữ nhật chưa kịp hạ xuống đất. Chiếc cống mỏng chỉ đủ cho hai người chui vào.
Cầm chai nước sôi để nguội như sôi trở lại dưới cái nắng gay gắt, tu một hơi, anh Ông Văn Công - công nhân Công ty CP 496 cho biết anh có thâm niên 11 năm làm việc ngoài công trường. Đồng nghĩa với việc đã có 11 mùa hè đổ lửa bám đường, bám cầu thi công. Tưởng đã quá quen với sự khắc nghiệt của nắng nóng thế nhưng mới đợt nắng đầu tiên trong năm, anh đã "choáng”.
Công nhân cầu đường giảm sức nóng của mặt trời bằng những tấm khăn quấn quanh đầu.
Công nhân cầu đường giảm sức nóng của mặt trời bằng những tấm khăn quấn quanh đầu.
“Để đảm bảo sức khỏe cho anh em mà vẫn đáp ứng được tiến độ thi công của công trình, công ty đã đẩy thời gian làm việc sớm hơn thường lệ một tiếng. 6h anh em chúng tôi đã bắt đầu làm việc nhưng thời tiết này thì đến khoảng 9h là đã chịu không nổi nữa. Thôi thì mỗi người tự tìm cách chống nắng cho mình vậy. Ngày nắng, anh em công nhân dường như chỉ uống nước đến no”, anh Công cho hay.
Hay trốn vào những ống cống
Hay trốn vào những ống cống 

Để đảm bảo tiến độ công trình, hầu hết các nhà thầu, các công ty xây dựng đều tính công theo sản phẩm. Vì vậy, dẫu nắng nóng, thời tiết khắc nghiệt, những người công nhân, người lao động đều phải tự khắc phục để có thể thích nghi với điều kiện làm việc mới. "Một ngày công, sau khi trừ bảo hiểm, ăn uống cũng được hơn 200 nghìn đồng. Số tiền đó ở nhà thì lấy đâu ra. Nên có nắng nóng hơn nữa thì cũng phải cố mà làm việc thôi, Trong giai đoạn này, có một công việc ổn định mà làm là may mắn hơn rất nhiều người rồi", anh Công cho biết thêm.
Hoàng Lam

No comments:

Post a Comment