Wednesday, May 28, 2014

Mỹ đánh giá như thế nào về quân đội Trung Quốc?

Phan Thuấn - theo Trí Thức Trẻ | 28/05/2014 16:04


(Soha.vn) - "Sự vượt trội về công nghệ của Mỹ hiện đang bị Trung Quốc thách thức theo cái cách mà tôi chưa từng thấy trong những thập niên gần đây...", một quan chức Mỹ nhận định.


Tạp chí National Interest (Mỹ) đăng bài viết của chuyên gia Timothy A. Walton, cố vấn 
Tập đoàn tư vấn chiến lược kinh doanh và quốc phòng Alios có trụ sở tại Washington (Mỹ), trong đó nhận định Mỹ dường như đang đánh giá thấp năng lực quân sự của Trung Quốc.
Dưới đây là nội dung bài viết:
Tháng 3 vừa qua, Brian Weeden, nguyên là một nhà phân tích không gian của Không quân Mỹ công bố một báo cáo chứng minh rằng Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu một vũ khí có khả năng phá hủy các vệ tinh trong quỹ đạo địa tĩnh. Bài viết đề cập những thông tin chi tiết về cách thức Trung Quốc thử nghiệm một hệ thống vũ khí chống vệ tinh (ASAT) có khả năng tấn công các vệ tinh ở quỹ đạo tầm trung, quỹ đạo elip cao hoặc quỹ đạo địa tĩnh. Khả năng mới này bổ sung vào kho vũ khí chống vệ tinh động lực và phi động lực của Trung Quốc, đồng thời cho thấy rằng mọi vệ tinh của Mỹ đều có thể dễ dàng bị tiêu diệt trong chiến tranh.
Phương tiện bay siêu vượt âm X-51A của Mỹ trên cánh máy bay B-52 trong một cuộc thử nghiệmPhương tiện bay siêu vượt âm X-51A của Mỹ trên cánh máy bay B-52 trong một cuộc thử nghiệm
Bản báo cáo của Weeden tiếp sau những tiết lộ trong tháng 1 rằng Trung Quốc đã thử nghiệm phương tiện bay siêu vượt âm WU-14, một loại vũ khí thử nghiệm có khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa. Trước đó, với việc quân đội Mỹ thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm vào tháng 11/2011, rất nhiều nhà quan sát đã coi siêu vượt âm là kỷ nguyên của sự phát triển tiên tiến, nơi mà Mỹ đã nắm giữ vị thế hàng đầu về công nghệ. Tuy nhiên, vụ thử nghiệm hồi tháng 1 của Trung Quốc đã xua tan suy nghĩ trên và truyền đi một thông điệp rằng Trung Quốc có chăng chỉ đi sau Mỹ vài năm mà thôi.
Trong Quốc hội Mỹ, Frank Kendall, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách mua sắm, công nghệ và hậu cần mới đây đã thừa nhận rằng “Sự vượt trội về công nghệ của quân đội Mỹ hiện đang bị Trung Quốc thách thức theo cái cách mà tôi chưa từng thấy trong những thập niên gần đây, đặc biệt là trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ưu thế về công nghệ không được bảo đảm. Đây không phải là một vấn đề tương lai mà nó là vấn đề của hiện tại.
Sai lầm trong các phân tích
Sai lầm phổ biến đầu tiên là việc tổng hợp sức mạnh của Mỹ hoặc Mỹ và các lực lượng đồng minh để đối chiếu với Trung Quốc, cho rằng Mỹ có lực lượng đông đảo hơn và sau đó vẫn sở hữu sự vượt trội về công nghệ.
Sai lầm thứ hai liên quan đến việc nhìn nhận cách thức phát triển học thuyết và năng lực của Trung Quốc so với Mỹ. Ví dụ tên lửa đạn đạo không giống như tàu sân bay nhưng điều này không có nghĩa là chúng kém hơn hay vượt trội hơn hệ thống của Mỹ, cũng không thể căn cứ vào đó để đánh giá khả năng triển khai sức mạnh của chúng trong các kịch bản mong muốn.Tên lửa đạn đạo DF-21D Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo DF-21D Trung QuốcTên lửa đạn đạo DF-21D Trung Quốc
Thứ ba, trong khi Mỹ có các đồng minh hùng mạnh và các đồng minh này chia sẻ những giá trị, lợi ích cùng với Mỹ theo nhiều cách khác nhau, thì thực tế họ có nhất trí bắt tay cùng chiến đấu với Mỹ hay không lại là những điều kiện mà Mỹ không thể bảo đảm được.
Thứ tư, Mỹ cần đánh giá một vài xu hướng và phân tích từ thời chiến tranh lạnh mà hiện nay được sử dụng một cách sai lầm để phân tích về quân đội Trung Quốc. Trước đây, nhận định của tình báo Mỹ về Liên Xô đôi khi đã cường điệu năng lực của Liên Xô thì đối với Trung Quốc, vấn đề lại đi ngược lại, hầu hết các nhà phân tích về Trung Quốc liên tục đánh giá thấp năng lực quân sự của nước này. Trong suốt những năm 1990, các nhà phân tích đã tỏ ra xem thường lực lượng của Trung Quốc và dự đoán rằng hầu hết lực lượng này yếu kém hơn vẻ bề ngoài của họ.
Tàu sân bay Liêu NinhTàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Hồi đầu những năm 2000, một số nhà quan sát không bao giờ dự đoán rằng Trung Quốc có thể xây dựng được một lực lượng hải quân có thực lực, lý do họ viện dẫn là sự thiếu hụt các hệ thống kĩ thuật như hệ thống phòng không. Tuy nhiên tới nay, khi những hệ thống vũ khí của Trung Quốc đã cải tiến rất nhiều, thì các luận điệu chỉ trích lại xoay sang hoạt động huấn luyện và tác chiến hiệp đồng của họ. Ví dụ như những cuộc tranh luận về chương trình tàu sân bay của Trung Quốc đều bị áp đảo bởi quan điểm cho rằng Hải quân Trung Quốc sẽ phải mất một thời gian dài để làm chủ các năng lực đó mà ít ai nhìn nhận rằng Trung Quốc có thể sở hữu các khả năng tương tự với một nhịp độ nhanh hơn.
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Timothy A. Walton

Mỹ thử nghiệm phương tiện bay siêu vượt âm X-51A

No comments:

Post a Comment