Hồi tháng Ba, Manila đã đệ đơn lên Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc phản bác các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh. Nhân Hội nghị Thượng đỉnh lần này tại Miến Điện, nguyên thủ Philippines cho biết ông muốn thảo luận hồ sơ này với lãnh đạo các nước ASEAN.
Mặc dù vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông không liên quan đến tất cả các nước ASEAN, nhưng theo Tổng thống Aquino, nhìn trong tổng thể, đây là vấn đề an ninh khu vực. Ông nói : « Chúng tôi mong muốn nhấn mạnh, ủng hộ và tôn trọng luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, sao cho quyền của tất cả các nước liên quan sẽ được thừa nhận và tôn trọng » và ông cho rằng không thể giải quyết qua đối thoại giữa hai nước một hồ sơ có ảnh hưởng đến tất cả các nước trong khu vực, bởi vì hồ sơ này liên quan đến an ninh của Đông Nam Á.
Lời kêu gọi của Tổng thống Philippines được đưa ra đúng ngày ASEAN khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 24 tại Miến Điện. Sự kiện ngoại giao này là một thách thức to lớn đối với Miến Điện. Kể từ khi gia nhập ASEAN cách nay 17 năm, lần đầu tiên Miến Điện đảm trách chức Chủ tịch luân phiên ASEAN. Từ Rangoon, thông tín viên RFI Rémy Favre gửi về bài tường trình :
« Điều chưa từng thấy từ 17 năm qua, kể từ khi Miến Điện gia nhập ASEAN. Chưa bao giờ, Miến Điện làm chủ tọa các cuộc thảo luận của giới lãnh đạo 10 nước thành viên, về các hồ sơ khác nhau như hàng rào thuế quan, tự do đi lại của người lao động hay xung đột lãnh thổ ở Biển Đông. Dưới chế độ quân sự độc tài, Miến Điện đứng bên ngoài các hồ sơ này.
Năm 2006, Miến Điện đã phải từ bỏ đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên ASEAN, dưới sức ép của cộng đồng quốc tế. Vào thời điểm đó, chính quyền quân sự độc tài đã bị chỉ trích mạnh mẽ về vấn đề tôn trọng nhân quyền.
Để thành công trong việc quay trở lại sân khấu chính trị quốc tế, Miến Điện sẽ phải trổ tài ngoại giao trong việc xử lý hồ sơ xung đột lãnh thổ ở Biển Đông, nơi mà Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có tranh chấp với Trung Quốc nhằm kiểm soát các nguồn dầu lửa.
Miến Điện sẽ phải bảo vệ sự đoàn kết trong khu vực mà không làm phật lòng Trung Quốc, đồng minh lớn của nước này, cho dù từ ba năm nay, Miến Điện có xu hướng xa rời Trung Quốc một chút. Người dân Miến Điện đã nhiều lần bày tỏ sự chống đối đối với các dự án của Trung Quốc, nhất là dự án xây dựng đập thủy điện và khai thác mỏ đồng ở phía bắc nước này ».
Mặc dù vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông không liên quan đến tất cả các nước ASEAN, nhưng theo Tổng thống Aquino, nhìn trong tổng thể, đây là vấn đề an ninh khu vực. Ông nói : « Chúng tôi mong muốn nhấn mạnh, ủng hộ và tôn trọng luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, sao cho quyền của tất cả các nước liên quan sẽ được thừa nhận và tôn trọng » và ông cho rằng không thể giải quyết qua đối thoại giữa hai nước một hồ sơ có ảnh hưởng đến tất cả các nước trong khu vực, bởi vì hồ sơ này liên quan đến an ninh của Đông Nam Á.
Lời kêu gọi của Tổng thống Philippines được đưa ra đúng ngày ASEAN khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 24 tại Miến Điện. Sự kiện ngoại giao này là một thách thức to lớn đối với Miến Điện. Kể từ khi gia nhập ASEAN cách nay 17 năm, lần đầu tiên Miến Điện đảm trách chức Chủ tịch luân phiên ASEAN. Từ Rangoon, thông tín viên RFI Rémy Favre gửi về bài tường trình :
« Điều chưa từng thấy từ 17 năm qua, kể từ khi Miến Điện gia nhập ASEAN. Chưa bao giờ, Miến Điện làm chủ tọa các cuộc thảo luận của giới lãnh đạo 10 nước thành viên, về các hồ sơ khác nhau như hàng rào thuế quan, tự do đi lại của người lao động hay xung đột lãnh thổ ở Biển Đông. Dưới chế độ quân sự độc tài, Miến Điện đứng bên ngoài các hồ sơ này.
Năm 2006, Miến Điện đã phải từ bỏ đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên ASEAN, dưới sức ép của cộng đồng quốc tế. Vào thời điểm đó, chính quyền quân sự độc tài đã bị chỉ trích mạnh mẽ về vấn đề tôn trọng nhân quyền.
Để thành công trong việc quay trở lại sân khấu chính trị quốc tế, Miến Điện sẽ phải trổ tài ngoại giao trong việc xử lý hồ sơ xung đột lãnh thổ ở Biển Đông, nơi mà Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có tranh chấp với Trung Quốc nhằm kiểm soát các nguồn dầu lửa.
Miến Điện sẽ phải bảo vệ sự đoàn kết trong khu vực mà không làm phật lòng Trung Quốc, đồng minh lớn của nước này, cho dù từ ba năm nay, Miến Điện có xu hướng xa rời Trung Quốc một chút. Người dân Miến Điện đã nhiều lần bày tỏ sự chống đối đối với các dự án của Trung Quốc, nhất là dự án xây dựng đập thủy điện và khai thác mỏ đồng ở phía bắc nước này ».
No comments:
Post a Comment