Ngày 12/3 vừa qua, giới chức Indonesia đã tuyên bố bản đồ đường 9 đoạn ( hay còn gọi là "đường lưỡi bò") thể hiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông chồng lấn với tỉnh Riau của Indonesia, bao gồm chuỗi đảo Natuna. Vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia kéo dài từ nhóm đảo Natuna chồng lấn với vùng biển nằm trong “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc tự vẽ ra để yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông.
Năm 2010, Indonesia phản đối yêu sách của Trung Quốc, và đồng thời yêu cầu Trung Quốc làm rõ các yêu sách được “vẽ bừa” từ năm 1947 của mình bằng việc cung cấp các tọa độ chính xác. Lý lẽ của Trung Quốc biện minh cho yêu sách của mình rất mơ hồ và theo Indonesia là không phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Đường lưỡi bò mà TQ "tự vẽ" không được các nước trong khu vực Biển Đông chấp nhận
|
Tuyên bố của Indonesia rằng nước này là một bên có tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc đã chấm dứt “sự mơ hồ chiến lược” đã tồn tại nhiều năm qua, và có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng tình hình.
Theo ông Moeldoko, Tư lệnh Lực lượng vũ trang Indonesia (TNI), do Natuna ở một vị trí chiến lược, sự gia tăng của các lực lượng trên biển, trên mặt đất và không gian là cần thiết để đối phó với bất kỳ sự bất ổn nào ở Biển Đông và tạo lập một hệ thống cảnh báo sớm cho Indonesia và TNI.
Các quan chức cho biết Indonesia đặt mục tiêu duy trì các nguyên tắc trung lập và duy trì quan hệ chặt chẽ với các nước khác, bao gồm cả Trung Quốc, thế nhưng, cho đến nay vì lợi ích mà Indonesia đã có hành động của mình.
Đường lưỡi bò, Đường chữ U, Đường yêu sách 9 đoạn hay ranh giới lưỡi bò là tên gọi của một đường vạch do Trung Quốc đưa ra lần đầu tiên vào năm 1947 trong bản đồ các đảo trên Nam Hải do Bộ Nội Vụ nước Trung Hoa Dân Quốc ấn hành, ban đầu là vạch liền và thay đổi dần theo thời gian thành vạch gián đoạn 11 nét, 9 nét, xác lập chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.
Đường lưỡi bò bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông (biển Nam Trung Hoa) là quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, Pratas và Macclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước của biển Đông, chỉ chừa lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%. |
Việc Trung Quốc không muốn phản ứng tích cực trước những yêu cầu của Indonesia đã gửi tín hiệu mạnh mẽ đến Jakarta rằng Trung Quốc không coi trọng những gì giới chức Indonesia cho là những phản ứng kiềm chế trước sự khiêu khích từ Trung Quốc cũng như những nỗ lực của Jakarta nhằm thuyết phục các nước ASEAN khác đi theo sự dẫn dắt của nước này.
Không chỉ vậy, ngày 18/2, phát biểu trước Ủy ban quốc hội về lĩnh vực quốc phòng và ngoại giao Indonesia, Bộ trưởng Ngoại giao Marty Natalegawa đã đưa ra tuyên bố trên đồng thời khẳng định: "Trung Quốc hiện vẫn chưa thông qua kế hoạch thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Đông và ông hy vọng Trung Quốc - ASEAN sẽ sớm cho ra đời bộ quy tắc ứng xử chung".
Hiện tại, Indonesia đã có trong biên chế 2 tàu ngầm phi hạt nhân Type 209/1300 do Đức chế tạo. Tháng 9/2003, Indonesia đã đặt mua thêm 3 tàu ngầm phi hạt nhân Type 209 cải tiến do Hàn Quốc sản xuất.
Tiến Thành
No comments:
Post a Comment