TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, các loại thuế, phí của Việt Nam đã quá khủng khiếp không những “phí chồng phí” mà còn khiến cả thế giới phải kinh ngạc.
Hà Nội biến công trình công cộng sang thu tiền
Bức xúc trước đề xuất này, TS Nguyễn Xuân Thủy nêu lên 3 luận điểm chứng minh Hà Nội không được phép thu phí trên đoạn đường này.
Hàng chục loại thuế phí ngành giao thông vẫn thiếu tiền kho
|
Thứ nhất, đại lộ Thăng Long là công trình được nhà nước đầu tư để phục vụ cho dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long. Với mục tiêu là phát triển giao thông công cộng, phát triển hạ tầng.
Khi khởi công xây dựng công trình này không có một cơ chế cho đấu thầu nào, mà Hà Nội chỉ định nhà thầu chính tức là Hà Nội đã áp dụng cơ chế là xây dựng công trình công cộng, xây dựng hạ tầng cho Hà Nội chứ không phải cơ chế đấu thầu để sau này áp dụng hình thức thu tiền, thu phí.
Vì vậy không có một lý do gì để Hà Nội chuyển từ công trình giao thông công cộng sang thu tiền. Như vậy là Hà Nội trước sau đã không thống nhất.
Thứ hai, hiện nay tất cả các phương tiện giao thông đều đã tham gia đóng phí bảo trì đường bộ thông qua đầu phương tiện rồi. Hà Nội không có lý do gì để ngăn đường tiếp tục thu phí được. Như vậy là trùng lặp “phí chồng phí”.
Và cuối cùng, tuyến đường đại lộ Thăng Long sau này sẽ là tuyến hướng tâm của đô thị Hà Nội, tuyến chính trong nội thành thì không thể biến nó thành tuyến đường cao tốc để thu tiền được. Nó phải nằm trong chương trình nâng cao và phát triển hạ tầng đô thị của thành phố. Nên kinh phí đó là kinh phí của người dân đóng góp, tức là kinh phí của nhà nước chính vì vậy không thể dễ dàng chuyển sang thu phí một cách đơn giản như vậy được.
TS Nguyễn Xuân Thủy cũng khẳng định không thể xây dựng giao thông thông minh trên tuyến đường này với những lý do sau: đó chỉ là một tuyến cao tốc bình thường, mật độ quá thưa, không có giao cắt, chưa gây ùn tắc.
Vì vậy, mọi lý do, mọi giải thích của Hà Nội đều là bao biện, vô lý.
Tận lực thu phí vẫn kêu thiếu tiền
Đường làm chưa xong thu phí, đường xong bị hỏng cũng thu phí, đường đang đi thu phí.... trung bình một chiếc xe máy, ô tô khi ra ngoài đường phải gánh hơn chục loại phí. Tận lực thu phí, trong khi đó Bộ GTVT vẫn kêu thiếu 13.000 tỉ để phục vụ công tác sửa chữa, duy tu cho năm 2014.
Thiếu tiền đến cả những đoạn đường chưa làm xong, đường vừa xong đã hỏng cũng được tận lực thu phí.
Cụ thể như, tuyến Cao tốc Nội Bài - Lào Cai mới chỉ hoàn thành 1/10 tổng chiều dài nhưng đơn vị đầu tư cho biết sẽ thu phí đoạn Nội Bài - Tam Dương (Vĩnh Phúc) ngay sau khi đưa 26km cao tốc này vào kha thác với mức thu phí là 1.500 đồng/km.
Lý giải nghịch lý "đường chưa xong dân đã phải đóng phí", Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói rằng việc tăng này để bắt kịp trượt giá và phù hợp với mức thu nhập của người dân.
"Tỷ giá thế giới với tỷ giá Việt Nam đều tăng và thống nhất, chúng ta cũng có thể thấy mệnh giá tờ 10.000 đồng năm 2002, đến bây giờ vẫn là 10.000 đồng, tại sao lại nói thu nhập của người dân không tăng".
Lý giải hàng chục loại thuế, phí ông Trường giải thích 'Nếu thống kê có tới 10 loại thuế phí trên một đầu xe cũng đúng, nhưng tôi khẳng định Bộ GTVT không thu phí nào chồng phí nào hết".
Tình trạng này cũng diễn ra với Dự án BOT nâng cấp Quốc lộ 10 do Cty Tasco (trụ sở tại Hà Nội) làm nhà đầu tư.
Dự án từ cầu La Uyên đến cầu Tân Đệ cửa ngõ tỉnh Thái Bình bị chậm tiến độ 1 năm. Dù chỉ nghiệm thu và bàn giao đưa vào khai thác sử dụng được 4,1/5,5 km chiều dài toàn dự án, nhà đầu tư đã tiến hành thu phí.
Trước đó, theo phản ánh, công trình mở rộng tuyến tránh Quốc lộ 1A đầu tư theo hình thức BOT, đoạn qua TP Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận) bắt đầu thu phí đường bộ tại trạm thu phí Cam Thịnh (Khánh Hòa).
Theo quy định của Bộ Tài chính, chủ đầu tư muốn thu phí đường bộ khi công trình phải hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp theo dự án đã được cấp có thẩm quyền (Bộ GTVT) phê duyệt và phải bảo đảm chất lượng công trình giao thông, an toàn giao thông cho tất cả các loại phương tiện tham gia giao thông trước khi tổ chức thu phí đường bộ. Vì thế, các tài xế phản ánh công trình chưa hoàn thành, chưa đảm bảo an toàn giao thông mà buộc họ phải bỏ tiền ra mua dịch vụ không an toàn là quá vô lý.
Chưa nói tới tình trạng đường vừa làm xong đã hỏng nhưng cũng được thu phí. Điển hình như cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Một số vị trí gần cột mốc Km 257, ổ gà tại đây có đường kính gần 1m sâu hơn 10cm, nước lênh láng. Đường xấu và tốc độ không đạt như phương án phân luồng, nhưng các lái xe đang rất bức xúc vì thu phí cao.
Hay như trạm thu phí Hoàng Mai (TX Hoàng Mai, Nghệ An), ngoài ra còn nhiều con đường huyết mạch, hiện đại, đầu tư hàng trăm tỉ đồng nhưng vừa đưa vào sử dụng đã bong tróc, hỏng hóc gây bức xúc trong dư luận.
Thế giới kinh ngạc
Trong khi đó, Bộ GTVT lại tiếp tục vừa trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo phát triển hợp lý các phương tiện giao thông, theo đề án này các phương tiện có thể sẽ phải đóng thêm hai loại phí "phí lưu hành nội đô" và "phí trông giữ xe". Như vậy, mỗi loại ô tô, xe máy sẽ phải cõng tổng cộng khoảng hơn 10 loại thuế, phí.
Theo tính toán của một chuyên gia, nếu dự thảo này được thông qua, đối với ô tô, tổng hợp các loại phí có thể lên đến ít nhất 70 triệu đồng/năm. Đối với người sở hữu xe máy là 31 triệu đồng/năm.
TS Nguyễn Xuân Thủy cho biết, các loại thuế, phí của Việt Nam đã quá khủng khiếp không những “phí chồng phí” mà còn khiến cả thế giới phải kinh ngạc.
"Đây là những thuế phí không tưởng, không nên làm và thiếu nhân văn", ông Thủy nói về tình trạng thuế, phí đè đầu các phương tiện tham gia giao thông.
Cụ thể: Để nhập một ô tô cá nhân, chủ xe phải chịu thuế: nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (VAT). Tùy theo khu vực xuất khẩu của chiếc xe mà mức thuế nhập khẩu là 5% (khối ASEAN) hoặc 72%-82% với xe nhập từ các khu vực khác.
Thuế tiêu thụ đặc biệt thì phụ thuộc vào giá trị chiếc xe, thường ở mức 45%-65%. Kế đến là thuế VAT là 10%. Nếu xe nhập linh kiện về lắp ráp, cũng phải chịu mức thuế trung bình 30%. Sau các loại thuế trên, chủ xe còn phải chịu các loại phí, lệ phí: kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đăng kiểm), đăng ký, xin cấp biển số… và tương ứng với mỗi việc ấy thì phải đóng một loại phí, lệ phí khác nhau.
Bắt đầu từ 1/1/2012, chủ phương tiện lưu hành tại hai thành phố Hà Nội và TP.HCM còn phải đóng lệ phí trước bạ và lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số cho ô tô cao hơn nhiều lần các địa phương khác.
Và phí cấp giấy đăng ký, biển số của ô tô con tăng đến 10 lần, từ 2 triệu vọt lên 20 triệu đồng cho lần đăng ký đầu. Ngoài ra chủ xe còn phải đóng thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng/lít xăng dầu. Và với dự thảo này, ô tô và xe máy sẽ phải đóng thêm hai loại phí nữa là “phí lưu hành nội đô” và “phí trông giữ xe”.
Đó là còn chưa kể, khi lưu thông qua các trạm thu phí, chủ xe còn phải chịu mức phí từ 10.000-80.000 đồng/lượt, tùy theo loại xe cho mỗi trạm (theo Thông tư 90/2004 của Bộ Tài chính). Trên các tuyến đường cao tốc cũng tổ chức thu phí và dự tính sẽ thu theo kilômét xe chạy, như tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Bộ Tài chính trình thu 1.000-1.500 đồng/km, tùy theo loại xe…
No comments:
Post a Comment