Thông tin trên được Hải quân Mỹ cho biết hôm 16/1. Theo đó, Hải quân Mỹ cho biết lực lượng này sẽ luân chuyển 3 tàu sân bay: USS Theodore Roosevelt, USS George Washington và USS Ronald Reagan như một phần trong kế hoạch gia tăng hiện diện của quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương.
Theo kế hoạch, tàu USS Theodore
Roosevelt sẽ đi từ bang Virginia sang California để thay thế cho chiếc
USS Ronald Reagan đang neo đậu tại đó, tàuUSS Ronald Reagan sau đó sẽ
chạy sang một căn cứ hải quân Mỹ ở thành phố cảng Yokosuka (Nhật Bản) để
thay thế chiếc USS George Washington và tàu USS George Washington sẽ
quay về xưởng đóng tàu Newport News ở bang Virginia (Mỹ) để trùng tu.
Tuy nhiên, Hải quân Mỹ không đưa ra thời
gian cụ thể của việc luân chuyển các tàu sân bay này, nhưng khẳng định
việc này đóng vai trò quan trọng cho chiến lược xoay trục về châu Á -
Thái Bình Dương của Washington.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt |
Phó đô đốc David Buss, chỉ huy Lực lượng
Không quân của Hải quân Mỹ cho biết: “Sự hiện diện của các tàu sân bay
của chúng tôi thể hiện một cách mạnh mẽ cam kết của chúng tôi đối với an
ninh, ổn định và thịnh vượng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.
Hiện sở hữu 10 tàu sân bay, 5 chiếc
trong số này đang có mặt ở Thái Bình Dương và 5 chiếc còn lại đang neo
đậu tại Đại Tây Dương.
Không chỉ tăng cường tàu sân bay tại khu
vực này, hồi tháng 6/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tái
khẳng định trước năm 2020 Mỹ sẽ triển khai 60% tàu chiến Hải quân ở khu
vực Thái Bình Dương, đồng thời còn tuyên bố sẽ triển khai 60% lực lượng
không quân tại nước ngoài tới châu Á-Thái Bình Dương.
Tàng hình cơ B-2 Spirit tại đảo Guam |
Và để hiện thực hóa chiến lược này, ngày
13/1 hãng tin Yonhap dẫn thông báo của Không lực 5 thuộc Không quân Mỹ
có trụ sở tại căn cứ Không quân Yokota, Nhật Bản cho biết, Mỹ dự định sẽ
điều động 12 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor cùng 300 binh sĩ sang
Nhật Bản trong tháng 1/2014.
Các chiến đấu cơ F-22 nói trên sẽ được
điều động sang căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa (Nhật Bản).
Việc Mỹ gửi máy bay chiến đấu sang khu vực Thái bình Dương đã được tiến
hành kể từ năm 2004, với mục đích nhằm duy trì một lá chắn phòng ngự
chống lại các mối đe dọa đối với an ninh và ổn định của khu vực, theo
Không quân Mỹ.
Ngoài ra, Mỹ cũng công khai kế hoạch
triển khai chiến đấu cơ F-16 tại Hàn Quốc trong tháng 1/2014. Theo
Yonhap, Không quân Mỹ có kế hoạch triển khai 12 máy bay chiến đấu F-16
tới Hàn Quốc ngay trong tháng này.
Không lực số 7 của Mỹ cho hay, số máy
bay trên hiện đang có mặt tại Căn cứ không quân Hill, bang Utah, và dự
kiến được gửi tới Hàn Quốc vào khoảng giữa tháng 1 cùng với 300 nhân sự.
Không chỉ tăng cường sức mạnh cho Không
quân tại châu Á-Thái BÌnh Dương, Mỹ còn quyết định tăng năng lực chiến
đấu cho lực lượng tàu ngầm.
Theo đài KBS của Hàn Quốc, Mỹ đang tập
trung bố trí hơn 60% số tàu ngầm hạt nhân của nước này ở Thái Bình
Dương, bao gồm vùng biển gần bán đảo Triều Tiên, trong bối cảnh
Washington gần đây giảm các hoạt động trinh sát tàu ngầm hạt nhân chiến
lược.
Dù không thừa nhận, tuy nhiên theo đánh
giá của nhiều chuyên gia, việc Washington điều động các tàu ngầm hạt
nhân tới Thái Bình Dương để đối phó với khả năng chiến tranh hạt nhân
với Trung Quốc và Triều Tiên.
Việc Mỹ liên tục tăng cường điều động vũ
khí đến châu Á-Thái Bình Dương chứng minh cho lời khẳng định của Chính
phủ Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng sẵn sàng theo đuổi đến cùng cam kết
chuyển hướng trọng tâm chiến lược tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương hồi
đầu năm nay.
Động thái của Mỹ - Trung trong Kỷ nguyên Thái Bình Dương |
T.Thành
No comments:
Post a Comment