ĐĂNG BỞI  - 
Bắc Kinh đang tìm kiếm các tuyến đường cung cấp năng lượng mới về phía tây. Liệu điều này sẽ ảnh hưởng đến chiến lược phía đông của Bắc Kinh?
Luôn thiếu thốn về năng lượng, cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiều năm qua đã lặng lẽ khám phá các tuyến cung cấp mới, bên cạnh các đường biển truyền thống mở rộng thông qua Ấn Độ Dương, eo biển Malacca, biển Đông và biển Hoa Đông đến một trong các cảng trên bờ biển phía Đông của Trung Quốc.
Một trong những tuyến mới được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi là "con đường tơ lụa mới", kéo dài từ biên giới phía tây Trung Quốc thông qua Trung Á đến vùng giàu dầu mỏ Trung Đông. Cuối cùng, con đường này gặp châu Âu thông qua đường sắt. 
Trên thực tế, dự án lớn này cũng được gắn liền với một sự thay đổi sâu rộng trong phát triển kinh tế nội bộ của Trung Quốc.
Phát triển trục phía Tây
Điểm mấu chốt trong trục phía tây của Trung Quốc là một sự thay đổi trong trọng tâm của phát triển kinh tế của đất nước từ các vùng ven biển phía đông đang bão hòa về kinh tế đến các khu vực nội địa về phía tây. Sự thay đổi này đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. 
Các cuộc tấn công quảng trường Thiên An Môn xảy ra cho thấy sự bất mãn phổ biến ở các vùng nội địa nghèo đang gia tăng đến mức nguy hiểm. Các bất bình xã hội có thể được giải thích bởi nhiều nguyên do, trong đó có thể thấy rõ chính sách dân tộc đã thất bại và làm xấu đi tình hình xung đột tôn giáo . 
Tuy nhiên, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh dường như tin rằng nguyên do chủ yếu xuất phát từ trình độ lạc hậu kinh tế của khu vực so với phía đông công nghiệp. Chính phủ hy vọng rằng tăng cường các nguồn lực kinh tế tại các vùng nội địa nghèo sẽ giúp xoa dịu sự bất ổn xã hội đáng lo ngại.
Đầu năm 2010, các thay đổi về nguồn lực kinh tế đã khởi đầu cho sự bùng nổ kinh tế ở các tỉnh nội địa, mang lại tác động đáng chú ý. Khi kinh tế bắt đầu phát triển tại khu vực nội địa phía tây, nhiều công nhân trong các khu vực này đã chọn tìm việc làm tại địa phương gần nhà thay vì di cư đến các khu vực công nghiệp ven biển phía đông. Điều này lần đã gây ra tình trạng thiếu hụt lao động và lương nghiêm trọng ở các khu vực công nghiệp như Thượng Hải và Quảng Châu, góp phần vào sự suy giảm trong môi trường đầu tư ở Trung Quốc.
"Con đường tơ lụa mới"
Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một mối quan hệ thân mật với Pakistan. Năm ngoái Pakistan đã giành được quyền quản lý cảng Gwadar ở cửa vịnh Ba Tư, một điểm quan trọng về mặt chiến lược. Bắc Kinh cũng đã chú ý đặc biệt tăng cường đoàn kết Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, một tổ chức hợp tác giữa Trung Quốc, Nga và các quốc gia Trung Á. Chủ tịch Tập Cận Bình gần đây đã đi thăm các nước này và mang về những giao dịch năng lượng quan trọng cũng như cam kết gia tăng hợp tác kinh tế và an ninh.
Trung Quốc cũng nỗ lực để cải thiện mối quan hệ với Afghanistan sau khi các lực lượng do Mỹ dẫn đầu rút lui. Trung Quốc ngay sau đó là một người hàng xóm của Afghanistan. Hai nước chia sẻ đường biên giới hẹp ở hành lang Wakhan. 
Nhìn từ Trung Quốc, Trung Đông chỉ cách có vài trăm kilomet. Đặc thù địa lý này tạo chiến lược của Trung Quốc một ngày nào đó sẽ xây dựng một đường ống dẫn dầu từ Iran, trên khắp Afghanistan, vào Tân Cương. 
Khi cuộc chiến tại Afghanistan bắt đầu vào năm 2001, Trung Quốc tỏ ra khá "khó chịu" với sự hiện diện của một hạm đội khổng lồ của Mỹ ở "sân sau" của mình. Nhưng sau đó nhanh chóng nhận ra rằng các hoạt động chống khủng bố của Mỹ tại Afghanistan đã tạo ra những lợi thế riêng của Trung Quốc.
Trong thực tế, sự việc tại Thiên An Môn gần đây đã chứng minh Trung Quốc từ lâu đã đối mặt với phong trào chiến binh độc lập giữa các dân tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Bắc Kinh đã cố gắng trong vô vọng để ngăn chặn sự xâm nhập qua biên giới của các phần tử cực đoan Hồi giáo từ các nước láng giềng với sự hỗ trợ của các phần tử nổi dậy ở Tân Cương.
Chính vì vậy, các hoạt động quân sự của Mỹ tại Afghanistan đã làm suy yếu các mối đe dọa khủng bố từ Afghanistan. Có một giai đoạn, Trung Quốc đã yêu cầu "kín đáo" để Mỹ mở một đường dây cung cấp từ Trung Quốc cho các lực lượng Mỹ ở Afghanistan thông qua hành lang Wakhan.
Với bối cảnh Nga và Mỹ đã quá đau đớn để quay trở lại, một mình Trung Quốc có khả năng lấp đầy khoảng trống về địa chính trị ở Afganistan. Nhận thức được vai trò mới này, Trung Quốc đã chuẩn bị mặt bằng , bắt đầu đầu tư vào các mối quan hệ chính trị chặt chẽ hơn, phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng khai thác trung lập, nuôi dưỡng mối quan hệ với Taliban, trong đó hứa hẹn sẽ duy trì một lực lượng chính trị mạnh trong sau chiến tranh Afghanistan.
Trong tương lai gần, giả định chiến lược ở phương Tây có thành công, việc cung cấp các nguồn năng lượng từ Trung Đông có thể sẽ theo hai tuyến: (1) xuất phát từ Trung Đông đi bằng đường biển hoặc đường ống đến cảng Gwadar của Pakistan, sau đó thông qua đường ống dẫn đến Tân Cương, (2) một tuyến đường ống dẫn trực tiếp từ Iran qua Afghanistan vào Tân Cương. 
Với các tuyến mới trên đất liền, Trung Quốc sẽ tiết kiệm nhiều thời gian và năng lượng so với các tuyến đường biển truyền thống.
Tuyến Đông Nam Á
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã hăng hái thúc đẩy công nghệ đường sắt cao tốc đến các nước Đông Nam Á. Chuyến thăm Đông Nam Á của Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã giúp vực lại “sân bán hàng”; Trung Quốc chắc chắn trở lại cạnh tranh với các tập đoàn Nhật Bản và châu Âu.
Trong thời gian tới, Thái Lan là mục tiêu chính của dự án đường sắt được đề xuất bởi các nước, nhưng kế hoạch của Trung Quốc là kêu gọi xây dựng một mạng lưới rộng lớn các đường cao tốc từ Côn Minh ở tỉnh Vân Nam đến Singapore, đi qua Lào, Thái Lan, Myanmar và Malaysia.
Định hướng mở rộng ảnh hưởng về phía tây và phía nam của Trung Quốc không hoàn toàn bởi nhu cầu năng lượng. Hơn nữa, chiến lược của Bắc Kinh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố địa chính trị và chiến lược, bao gồm cả những ý định của các cường quốc khác như Mỹ, Nga và Ấn Độ.
Các nước phía đông của eo biển Malacca có thể nhìn thấy sự quyết đoán của Trung Quốc tại biển Đông và Biển Hoa Đông sẽ hoàn thành với các tuyến đường cung cấp mới .
Không thể mong đợi Trung Quốc từ bỏ mục tiêu trở thành một cường quốc hàng hải, nhưng các chuyên gia hy vọng Trung Quốc sẽ áp dụng một tư thế thoải mái hơn tại phía đông, sau khi đã đạt được an ninh năng lượng mới thông qua phía tây.
Phạm Uyên (Theo The Diplomat)
Ảnh minh hoạ từ New York TImes