ĐĂNG BỞI MỘT THẾ GIỚI -
“Việt Nam đã trở thành kinh tế thị trường từ đầu những năm 1990 và bùng nổ kinh tế trong hai thập kỷ qua. Nhưng trong cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu, với những thiếu sót trong quản lý, quá trình hiện đại hóa đã diễn ra chậm chạp hơn nhiều so với những gì đất nước 90 triệu dân mong muốn”, tác giả Isabel Marques da Silva mở đầu bài báo trên Tạp chí Euronews.
Năm 2012, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu chương trình tư hữu hóa mạnh hơn để thu hút đầu tư nước ngoài. Điển hình trong số đó là sự xuất hiện nhà máy chocolate Marou ở ngoại ô TP.HCM, được sáng lập bởi hai người Pháp. Họ chỉ mua từ nhà sản xuất nhỏ lẻ và trả giá cao hơn giá thị trường để đảm bảo có những hạt cacao tốt nhất.
Một trong hai nhà sáng lập Marou đang kiểm tra nguyên liệu (Ảnh từ Voanews).
"Marou là thương hiệu phản ánh rõ ràng về chất lượng, tính xác thực, hương vị và cách làm việc ở Việt Nam. Chúng tôi muốn phát triển một nhà sản xuất chocolate thủ công lớn, không phải là một nhà sản xuất chocolate công nghiệp", Vincent Mourou, đồng sáng lập Marou nói.
Chocolate được xuất khẩu đến các thị trường hàng đầu, từ Thụy Điển đến Singapore. Trong kinh doanh, tư tưởng thiết kế và môi trường bền vững là rất quan trọng.
"Đây là lần đầu tiên họ triển khai giống hệ thống AOC của Pháp" - bắt nguồn từ "d’origine contrôlé" (kiểm soát nơi xuất xứ) cho nước mắm Phú Quốc. Tôi nghĩ EU đã làm điều này nhiều. Tôi nghĩ ta nên hướng họ quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm Việt Nam được công nhận chất lượng", người đồng sáng lập Samuel Maruta nói.
Giống những quốc gia xã hội chủ nghĩa đang mở cửa làm ăn với tư bản, tầng lớp trung lưu Việt Nam “đói” hàng tiêu dùng ngày càng tăng. EU và Mỹ đang cạnh tranh thỏa thuận thương mại tự do (FTA). Hai bên đã bắt đầu đàm phán vào năm 2012, và đã gửi một phái đoàn đến Việt Nam phát triển các hiệp hội địa phương vào năm ngoái.
"Nếu muốn giúp các công ty của mình (tự bảo vệ) thoát khỏi việc tái cơ cấu, chúng ta phải giúp chúng trở nên quốc tế hơn. Tiếc là, chỉ có 13% các công ty vừa và nhỏ (SMEs) hoạt động bên ngoài biên giới châu Âu", ông Antonio Tajani , Ủy viên Công nghiệp châu Âu cho biết.
EU đã đầu tư gần 4 triệu Euro trong trung tâm hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp mới dành cho SMEs của châu Âu, tại TP.HCM, với thách thức lớn là thích ứng với hệ thống một đảng lãnh đạo của Việt Nam.
"Tôi hy vọng sự hợp tác giữa EU và Việt Nam sẽ không phải quan hệ đơn phương. Chúng tôi muốn sự hỗ trợ của EU nhưng cũng muốn lượng du khách Việt Nam được đến các nước EU nhiều hơn", ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Du lịch Việt Nam nói.
"Nếu nhìn vào những yếu tố như tự do ngôn luận, Việt Nam là đất nước khó khăn. Nếu muốn đón nhiều nhà đầu tư châu Âu hơn, Việt Nam phải nhìn vào những vấn đề này vì nhà đầu tư châu Âu không những nhìn vào các khuôn khổ kinh tế mà còn nhìn vào cơ cấu tổ chức chính trị xã hội rộng lớn hơn", Đại sứ EU tại Việt Nam, ông Franz Jessen giải thích.
Một tiềm năng lớn khác là du lịch khi Việt Nam đã đón hơn 6 triệu du khách vào năm 2013, trong đó 1 triệu khách là từ các nước EU. Hiện Brussels đã ký một thỏa thuận hợp tác du lịch với Việt Nam, song Việt Nam lại muốn được nới lỏng quy định cấp thị thực tại châu Âu.
"Tôi hy vọng sự hợp tác giữa EU và Việt Nam sẽ không phải quan hệ đơn phương. Chúng tôi muốn sự hỗ trợ của EU nhưng cũng muốn lượng du khách Việt Nam được đến các nước EU nhiều hơn", ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Du lịch Việt Nam, nói với Euronews.
EU có thể mở cửa cho du khách trong các sự kiện cụ thể, như giải bóng đá Euro 2016 tại Pháp và hội chợ triển lãm thế giới tại Milan năm tới. Nhưng mục tiêu chính là tiếp cận phát triển du lịch và resort tại thị trường Việt Nam.
EU sẽ nới lỏng điều kiện Visa để người Việt thêm cơ hội dự Euro 2016 (Ảnh từ Livemint).
"Đây là ngành công nghiệp lớn, là đầu tư, sản xuất thiết bị, chuyển giao công nghệ, giáo dục - và rất nhiều thứ khác nữa. Tất nhiên đó cũng là cơ hội lớn để trao đổi văn hóa, thể thao và một số lĩnh vực khác", ông Janez Sirse, Chủ tịch Viện Du lịch Quốc tế, lập luận.
Oriberry là một thương hiệu cà phê mới sáng lập năm 2007 bởi một nhà phát triển cộng đồng trong một tổ chức phi chính phủ. Nó cho phép các nhà sản xuất nhỏ tăng lợi nhuận nhờ cắt giảm kênh phân phối cồng kềnh và giúp tăng thị phần nhanh chóng. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil.
"Giấc mơ Oriberry của tôi là có một số nhà sản xuất cà phê tại những khu vực khác nhau của Việt Nam, có thương hiệu riêng, có cửa hàng riêng. Điều đó sẽ tạo ra một số cơ hội cho họ và cũng cho chúng tôi cơ hội nghiên cứu thêm về cà phê", Giám đốc cà phê Oriberry - Đào Trần Phương cho biết.
Gần 4 thập kỷ sau khi kết thúc chiến tranh, dù bị tàn phá nặng nề và còn nhiều hạn chế, nhưng nền kinh tế Việt Nam mới đang dần hé cửa.
Thùy Anh (Theo Euronews)
No comments:
Post a Comment