Trung Quốc đang xây dựng cho mình một lực lượng không quân chiến lược, vừa khắc phục sự lạc hậu, vừa có khả năng tác chiến toàn thế giới.
Tờ “Hoàn Cầu“ Trung Quốc ngày 16/12/2013 có bài viết cho biết, gần
đây, chiếc nguyên mẫu thứ hai của máy bay vận tải quân dụng cỡ lớn thế
hệ mới Y-20 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển đã bay thử lần đầu
tiên thành công ở một trung tâm bay thử ở miền tây Trung Quốc, cách lần
bay thử đầu tiên của máy bay vận tải Y-20 đầu tiên chưa đến 1 năm.
Điều này cho thấy, các công nghệ quan trọng của máy bay vận tải cỡ lớn
Y-20 đã ngày càng hoàn thiện, và cho thấy công tác nghiên cứu chế tạo
nó rất thuận lợi. Hiện nay, chỉ có 1 máy bay nguyên mẫu đang thực hiện
nhiệm vụ bay thử, ngoài ra có thể có 1 chiếc máy bay thử cường độ trên
mặt đất và 1 chiếc máy bay kiểm tra khả năng hoạt động tối đa.
Chiếc Y-20 này đánh dấu Trung Quốc trở thành quốc gia thứ tư có thể
nghiên cứu chế tạo máy bay vận tải quân dụng cỡ lớn lớp 200 tấn, sau Mỹ,
Nga và Ukraine, cũng có nghĩa là Không quân Trung Quốc chính thức hướng tới “không quân chiến lược”.
Nhìn vào nhu cầu điều động lực lượng vũ trang, tập kết lực lượng và
cứu nạn của Quân đội Trung Quốc, Trung Quốc sẽ có nhu cầu số lượng rất
lớn đối với máy bay vận tải cỡ lớn Y-20.
Với tính toán của giới chức quân sự Bắc Kinh, chỉ riêng về vận tải
đường không, nếu đầu tư một lữ đoàn bọc thép xe tăng, 2 trung đoàn xe
chiến đấu nhảy dù, cộng với 1.500 binh sĩ nhảy dù cùng với xe đột kích,
xe chỉ huy và máy bay trực thăng có liên quan, thì ít nhất cần khoảng
250 máy bay vận tải Y-20.
Truyền thông các nước cũng suy đoán, nhu cầu số lượng tối thiểu của
Quân đội Trung Quốc đối với máy bay Y-20 là trên 300 chiếc, quy mô to
lớn như vậy đủ để 2 nhà máy chế tạo máy bay sản xuất hết công suất trong
10 năm.
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc cũng có bài viết cho rằng, chu kỳ bay thử của
máy bay vận tải cỡ lớn là 2 - 3 năm, do đó, lô máy bay vận tải Y-20 đầu
tiên sẽ biên chế vào khoảng năm 2016. Có chuyên gia cho rằng, Trung
Quốc sẽ sản xuất 6 máy bay nguyên mẫu Y-20, ngoài 1 chiếc dùng để kiểm
tra cường độ, 5 chiếc khác sẽ bàn giao trước cuối năm 2014.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng Y-20 của Trung Quốc vẫn
chỉ là một sự lai tạp giữa máy bay vận tải IL-76 Nga và một phần đặc
điểm của máy bay C-17 Mỹ.
Hoàn Cầu cũng cho rằng, nếu Y-20 thử nghiệm thành công, Trung Quốc sẽ
phát triển thành phiên bản siêu máy bay tiếp nhiên liệu YY-20 với lượng
dầu mang theo tối đa của YY-20 sẽ khoảng 110 tấn, có thể tiếp dầu cho 18
máy bay Su-30MKK (mỗi chiếc 5 tấn dầu), tức là mỗi chiếc YY-20 sẽ hỗ
trợ tác chiến cho 4 biên đội máy bay Su-30MKK. Như vậy, 2 máy bay tiếp
dầu YY-20 có thể hỗ trợ cho 1 trung đoàn Su-30MKK, JH-7 tác chiến ở quần
đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. (Trong ảnh: máy bay tiếp
dầu HY-6 mà Trung Quốc đang sở hữu).
Thậm chí, YY-20 sẽ mang đến cho không quân Trung Quốc khả năng “bay
khắp thế giới, tác chiến toàn cầu” theo như nhận định của tờ Thời báo
Hoàn Cầu. Điều này cũng thể hiện một tham vọng không nhỏ của Trung Quốc.
(Trong ảnh: Máy bay tiếp dầu cho hai chiếc tiêm kích).
Hiện tại, không quân Trung Quốc còn gặp khó khăn khi thiếu thốn lực
lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4. Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày
16 tháng 12 có bài viết nhan đề “Máy bay chiến đấu thế hệ 4 Trung Quốc
lạc hậu xa so với Âu-Mỹ, sẽ lấy J-10C bổ sung”. Bài viết cho rằng, hiện
nay, trên thế giới trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư chỉ có Mỹ,
Anh và Hà Lan, còn hình thành sức chiến đấu chỉ có Mỹ. (Máy bay J-10C)
Hiện nay, hiện nay có trên thế giới có khoảng 25 nước trang bị máy bay
chiến đấu phiên bản cải tiến thế hệ thứ ba, số lượng trang bị khoảng
2.050-2.190 chiếc, trong đó Mỹ chiếm khoảng 70%. Có thể thấy, máy bay
chiến đấu thế hệ 4, 4+ vẫn là chủ lực của Không quân Mỹ và không quân
các nước tiên tiến thế giới trong một khoảng thời gian tương lai. (Tiêm
kích thế hệ 4 F-15 của Mỹ)
So với các nước trên thế giới, thời gian Trung Quốc nghiên cứu chế tạo
máy bay chiến đấu thế hệ 4, 4+ chậm hơn nhiều, sau năm 2006 mới bắt đầu
lập chương trình nghiên cứu chế tạo, một số chương trình thậm chí tới
khoảng năm 2008 mới bắt đầu lập chương trình. (Máy bay thế hệ 4 Rafale
của châu Âu)
Nói chung, máy bay chiến đấu phiên bản cải tiến thế hệ 4 của Trung
Quốc lạc hậu hơn các nước tiên tiến Âu-Mỹ 12-15 năm, lô máy bay chiến
đấu phiên bản cải tiến thế hệ thứ tư đầu tiên lấy J-10B và J-16 làm
chính sẽ bàn giao cho Quân đội Trung Quốc vào đầu năm 2014, chậm hơn Mỹ
15 năm, châu Âu 12 năm, chậm hơn các nước xung quanh 6-9 năm. (Máy bay
J-16 của Trung Quốc)
Để khắc phục điểm yếu này trong bối cảnh hiện tại, Trung Quốc đã tăng
cường vào đó J-10C và J-15B, đồng thời lên kế hoạch nhập khẩu Su-35 bắt
đầu từ năm 2003 cũng đã bước vào giai đoạn đàm phán thực chất. (Đồ họa
khả năng tác chiến trên không của J-10C mà Trung Quốc vẽ ra).
Máy bay chiến đấu J-10C là “phiên bản cải tiến sâu sắc” nâng cao tổng
thể về điện tử hàng không trên nền tảng của máy bay chiến đấu J-10B, dựa
vào tiêu chuẩn của máy bay thế hệ thứ năm J-20.
Máy bay chiến đấu J-15B được nghiên cứu chế tạo trên nền tảng máy bay
chiến đấu J-15A (loại máy bay trang bị cho tàu sân bay, đã được sản xuất
hàng loạt), tính năng tác chiến tổng thể của nó “tương đương” với chủ
lực của Hải quân Mỹ - máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet.
No comments:
Post a Comment