Friday, December 27, 2013

Nợ Trung Quốc đang đe dọa nền kinh tế

Tính đến năm 2012, tổng nợ của Trung Quốc đã tương đương với 215% GDP, đe dọa sự phát triển của nền kinh tế đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn cho vay.

 
Lý Dương - Phó trưởng Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc - cho biết theo ước tính, quy mô nợ Trung Quốc đã chạm mức 18,4 nghìn tỷ USD vào năm 2012, tương đương 215% GDP. Nghiêm trọng nhất là tình hình nợ công trên thị trường BĐS. Các khoản cho vay hộ gia đình vào năm 2012 là 2,6 nghìn tỷ USD, tương đương 31% GDP, trong đó các khoản vay dài hạn chiếm tới 1,7 nghìn tỷ USD. Đối với các khoản vay phát sinh trong nước mà một phần trong đó để phát triển thị trường nhà ở của chính quyền địa phương đã chiếm 4,6 nghìn tỷ USD, tương đương 53% GDP. Nhưng khoản nợ này tăng cao cho thấy bong bóng BĐS đang có tiếp tục trương phình khi phải mất từ 10 đến 30 năm mới có thể trả hết. Kích cỡ bong bóng được ước tính tương đương 385% GDP với giá trị nhà ở tại Trung Quốc vào khoảng 16,5 nghìn tỷ USD, trong khi các tòa nhà thương mại trị giá 33 nghìn tỷ USD. Đây là một “điềm gở” khi đối chiếu sang bong bóng BĐS Hoa Kỳ vào năm 2005 đã lên đỉnh điểm, tương đương 172% GDP, đã đủ sức dẫn đến một cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn vào năm 2006, bùng nổ vào năm 2007 và dẫn tới hiệu ứng domino gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Bên cạnh lĩnh vực BĐS, một rủi ro nợ khác đến từ khoản vay của các chính quyền địa phương. Các khoản nợ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng GDP không giới hạn trong thập kỷ qua. Số tiền thường được dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, các thành phố mới, trong đó có không ít “thành phố ma”. Cuối năm 2012, nợ của các chính quyền địa phương là 4,6 nghìn tỷ USD, tương đương 53% GDP. Trước tình hình đó, Bắc Kinh cho biết việc kiểm soát rủi ro nợ chính quyền địa phương sẽ là ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới. Mặc dù vậy, vấn đề ở chỗ không biết mức nợ chính xác là bao nhiêu, bởi giới quan sát lo ngại các con số được đưa ra, nhưng đó chỉ là một phần nổi của tảng băng khi thông tin bị bưng bít, chi phối bởi một nhóm lợi ích nằm sâu trong bộ máy chính quyền. Trong khi bệnh tại gốc chưa được chữa trị thì các chính sách đối phó khủng hoảng đang đẩy lãnh đạo Trung Quốc vào thế “ngồi trên hổ”. Cụ thể như khi nước này thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để chấn chỉnh tình trạng nợ địa phương tạo ra ra cuộc khủng hoảng thiếu cung tiền trầm trọng hồi tháng 6. Kết quả, ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã phải bơm vào hàng tỷ USD dự trữ vào hệ thống ngân hàng nước này nhằm cắt cơn khát tiền mặt cuối năm 2013. Tuy nhiên, không loại trừ, sang đầu năm Giáp Ngọ - một năm đại diện cho việc tăng tốc kinh doanh theo quy luật tâm linh của người châu Á - sẽ tiếp tục khiến cầu tiền mặt tại nước này tiếp tục tăng, báo hiệu những rủi ro tiền tệ, nguy cơ đổ vỡ ngân hàng và thị trường BĐS ngày càng cao trong năm 2014.
 
An Nhiên

No comments:

Post a Comment