Người quan sát (Danlambao) - Cho đến nay, sau khi bụi bặm và khói xe chở các đồng chí nào lên voi, đồng chí nào xuống chó lắng đọng đôi chút, chúng ta có thể suy đoán rằng tập thể BCT đã muốn kỷ luật ông Dũng; tuy nhiên cuối cùng vì nhiều lý do, họ đã đồng ý để Nguyễn Tấn Dũng ra đi trong ít nhiều danh dự: được hội nghị 12 đề cử với số phiếu cao nhất và sau đó chấp nhận cho rút.
Nếu nói rằng quyết định 244 là vũ khí chiến lược để Nguyễn Phú Trọng loại Nguyễn Tấn Dũng cũng đúng. Nhưng cũng có thể nói 244 đã thể hiện "sâu sắt" tinh thần chung của chóp bu cộng sản: không thể để một cá nhân làm vua một cõi và đe dọa đến sự nghiệp của mình. Vì thế Nguyễn Tấn Dũng phải ra đi.
Tuy nhiên, nhiều kẻ thù của Dũng không thể để Dũng ra đi êm thắm mà họ muốn kỷ luật Dũng. Nhất là ông Trọng và ông Sang.
Chính vì vậy mà từ Bộ Chính trị đã có những cáo trạng rất dài dành cho ông Dũng về khả năng điều hành kinh tế, làm xấu quan hệ ngoại giao, bản chất và tham vọng chính trị muốn làm tổng thống, đời sống quan hệ riêng tư với "ngụy quân", con cái giàu có bất chính. Nguyễn Tấn Dũng đã chống đỡ yếu ớt những cáo trạng này qua 1 lá thư gửi TBT và BCT đã xin không tái cử. Và sau đó lá thư bị tung ra ngoài để các "quần chúng đảng viên nắm rõ".
Tuy nhiên, khi qua BCH-TƯ thì BCT đã gặp phải sự chống đối. Đa số các ủy viên BCHTƯ đều không muốn kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến những quan hệ về kinh tế và ảnh hưởng đến những mối kiếm ăn, làm tiền của các ủy viên. Bên cạnh đó kỷ luật Dũng không khéo, sẽ lây lan ra đến toàn bộ tay chân của Dũng, kéo theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, đầu tư nước ngoài và các công trình xây dựng đang chờ để rút ruột.
Ngoài ra, kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng mà kết án ông ta vào tội tham nhũng thì phải chứng minh. Điều đó sẽ làm "bể chuyện" và "vỡ nợ" nhiều cán bộ cao cấp. Đó là nguy cơ đập chuột vỡ bình như Nguyễn Phú Trọng đã cảnh báo. Kỷ luật về khả năng điều hành kinh tế thì phải kỷ luật luôn toàn Bộ Chính trị và BCHTƯ vì theo nghị quyết TƯ 11 thì nên kinh tế lấy Quốc doanh làm chủ đạo và do đảng lãnh đạo.
Do đó, BCT và BCHTƯ đã thương lượng và thuyết phục những đại biểu tham dự Hội nghị 12 để đi đến đồng thuận: không kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng và cho ông ta rút lui trong danh dự.
Để chuẩn bị cho sự ra đi của Nguyễn Tấn Dũng và vẫn giữ được miếng ngon TPP, Nguyễn Phú Trọng đã sang Mỹ vào tháng 7, 2015 và sau đó tại Hội nghị TƯ đã xác quyết duy trì những cam kết về TPP.
26.01.2016
No comments:
Post a Comment