20.01.2016
Hãng tin chính thức của Trung Quốc tuyên bố rằng việc làm sâu sắc thêm quan hệ với Bắc Kinh “chỉ có lợi” cho Hà Nội, và nhờ hợp tác với nước này, mà Việt Nam mới “ổn định xã hội”.
Trong bài bình luận về Đại hội đảng 12, Tân Hoa Xã viết rằng mối quan hệ hợp tác bùng nổ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã “đóng vai trò quan trọng”, giúp quốc gia Đông Nam Á đạt được các thành tựu về kinh tế.
Hãng tin nhà nước của Trung Quốc viết thêm rằng kế hoạch “đầy tham vọng” của Việt Nam trong 5 năm tới “cần mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn" với Bắc Kinh.
Ngoài ra, Xinhua cũng cho rằng tiến trình hiện đại hóa của Việt Nam có thể tận dụng “kinh nghiệm kỹ thuật và đầu tư lớn của Trung Quốc”.
Thêm nữa, theo cơ quan báo chí được coi là lớn nhất Trung Quốc này, Bắc Kinh đã dành “sự ủng hộ không suy suyển” cho “nỗ lực cải thiện quan hệ với các nước khác” của Việt Nam.
Thêm nữa, theo cơ quan báo chí được coi là lớn nhất Trung Quốc này, Bắc Kinh đã dành “sự ủng hộ không suy suyển” cho “nỗ lực cải thiện quan hệ với các nước khác” của Việt Nam.
Tuy nhiên, Tân Hoa Xã cho rằng Việt Nam không nên theo đuổi các mục tiêu ngoại giao bằng mọi giá, kể cả việc “đánh đổi mối quan hệ truyền thống khó khăn lắm mới đạt được với Trung Quốc” cũng như việc “gây tác động tiêu cực tới các quyền lợi tổng thể của đôi bên”.
Theo các nhà quan sát, Tân Hoa Xã là hãng tin do nhà nước quản lý mà người đứng đầu là một ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nên ý kiến đưa ra phần nào đó thể hiện quan điểm của chính quyền Bắc Kinh.
Lời bình luận bị một số người coi là “giọng điệu kẻ cả, bề trên” xuất hiện hôm 20/1, đúng ngày Việt Nam bắt đầu đại hội đảng 12, vạch ra các chính sách quan trọng cho 5 năm sắp tới.
Giáo sư Tương Lai, cựu thành viên nhóm tư vấn của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, từng lên tiếng kêu gọi Việt Nam “thoát Trung”."
Và nước khổng lồ đấy luôn luôn muốn các nước chung quanh phải quy về một mối là thiên tử, là nước Trung Quốc đứng ở giữa. Cái đấy là từ xa xưa lắm rồi. Đấy là một nỗi nhục do cái oái ăm của vị thế địa chính trị mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng. Đấy là một cái thông lệ, và vượt ra khỏi được cái thông lệ đó đòi hỏi bản lĩnh của cả một dân tộc."-Giáo sư Tương Lai nói.
Ông nhận định với VOA Việt Ngữ về vị thế của Việt Nam trong tương quan với quốc gia liền kề khổng lồ: “Khi bàn một chuyện lớn gì đó, thì trước hết người ta bàn với ông láng giềng ở cạnh, và bản thân ông láng giềng đấy cũng muốn ông ta phải là người có tiếng nói có trọng lượng nhất. Đấy là nỗi đau khổ của một nước nhỏ ở bên cạnh một nước khổng lồ".
Nhà phân tích này nói thêm: "Và nước khổng lồ đấy luôn luôn muốn các nước chung quanh phải quy về một mối là thiên tử, là nước Trung Quốc đứng ở giữa. Cái đấy là từ xa xưa lắm rồi. Đấy là một nỗi nhục do cái oái ăm của vị thế địa chính trị mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng. Đấy là một cái thông lệ, và vượt ra khỏi được cái thông lệ đó đòi hỏi bản lĩnh của cả một dân tộc”.
Trong bài bình luận, hãng tin nhà nước Trung Quốc nói rằng mối quan hệ song phương đã “chống chọi các thách thức” và “vẫn ổn định” dù bị “một số quốc gia cụ thể của phương Tây và các nhóm dân tộc chủ nghĩa chi phối”.
"Tự hại mình"
Xinhua kết luận rằng cho dù đội ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam có thay đổi thì cũng “không nên lay chuyển quyết tâm làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác giữa hai nước”.
“Cần phải làm rõ rằng bất kỳ ai thổi bùng tinh thần dân tộc trong mối quan hệ Việt – Trung sẽ chỉ tự hại mình,” hãng tin nhà nước nhấn mạnh.
Bình luận của Tân Hoa Xã được đưa ra trong bối cảnh đa phần các bình luận về Đại hội Đảng 12 ở Việt Nam đều cho rằng đang có cuộc đối đầu giữa phe thân Trung Quốc và phương Tây, nhất là Hoa Kỳ, mà đại diện cho hai phe này là đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tuy nhiên, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore, cho rằng “việc gán cho một nhóm nào đấy trong nội bộ của đảng là thân Trung Quốc hay thân Mỹ hơi phiến diện và không chính xác”.
"Nhiều người nói rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc và chống Mỹ chẳng hạn, nhưng qua quan sát gần đây thì có vẻ không phải như vậy. Bây giờ, trong nội bộ đảng, nhất là quan chức cấp cao, không ai muốn mang tiếng thân Trung Quốc cả. Trong bối cảnh biển Đông đang nóng lên, và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam cũng dâng cao như vậy, không ai muốn bị coi là thân Trung Quốc vì nó ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị của họ."Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nhận định.
Nhà nghiên cứu này nói thêm: “Ở bất cứ quốc gia nào cũng có nhiều luồng quan điểm khác nhau. Có ý kiến thiên về ủng hộ quan hệ tốt với Trung Quốc nhiều hơn, và có phía muốn thắt chặt quan hệ với Mỹ và phương Tây nhiều hơn để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi không nghĩ sự khác biệt này quá là lớn, tới mức chúng ta phải coi là có hai phe thân Mỹ và thân Trung Quốc trong nội bộ".
Ông Hiệp nói thêm: "Theo quan sát của tôi, nhìn tổng thể, khi nói về chủ quyền và quan hệ với Trung Quốc, tôi nghĩ có một sự đồng thuận ở một mức độ nào đấy. Nhiều người nói rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc và chống Mỹ chẳng hạn, nhưng qua quan sát gần đây thì có vẻ không phải như vậy. Bây giờ, trong nội bộ đảng, nhất là quan chức cấp cao, không ai muốn mang tiếng thân Trung Quốc cả. Trong bối cảnh biển Đông đang nóng lên, và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam cũng dâng cao như vậy, không ai muốn bị coi là thân Trung Quốc vì nó ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị của họ”.
Về các tin đồn về sự chi phối của Trung Quốc đối với việc lựa chọn lãnh đạo của Việt Nam, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh mới đây đã gọi đó là thông tin “xuyên tạc”.
“Tôi khẳng định Trung Quốc không thể tác động vào đại hội 12 của Đảng", ông Huynh nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Phan Tất Thành, một lưu học sinh ở Trung Quốc những năm 60, nói với VOA Việt Ngữ rằng “từ trước tới nay, yếu tố Trung Quốc bao giờ cũng rất là lớn".
“Mọi sự đạo diễn rồi ý kiến can thiệp thì thường là ảnh hưởng rất lớn tới các hoạch định đường lối của Việt Nam, của Đảng cộng sản Việt Nam,” ông Thành nói.
No comments:
Post a Comment