Theo BBC-4 giờ trước
Trả lời phỏng vấn với Nguyễn Hoàng của BBC Tiếng Việt tại Hà Nội, ông Lê Truyền, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bình luận về một số diễn biến mới nhất liên quan tới Đại hội Đảng 12:
BBC: Ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Giám đốc Trung tâm Báo chí Đại hội XII của Đảng, mới đây nói “Những kẻ xấu họ bịa đặt, dựng nên những câu chuyện không có thật như trong Đảng “mất đoàn kết”, “tranh giành quyền lực”, “đấu đá nội bộ”, “bôi nhọ tổ chức, vu cáo cá nhân, xuyên tạc sự thật nhằm phục vụ những ý đồ, mục tiêu đen tối”. Theo phán đoán cá nhân của ông thì những “kẻ xấu” mà ông Nguyễn Thế Kỷ nói tới đó đang ở đâu?
Tôi nghĩ trong quá trình đóng góp thì có rất nhiều ý kiến khác nhau mà bản thân tôi cũng theo dõi. Tôi nghĩ rằng không nên vơ đũa cả nắm. Không phải là bất kỳ ý kiến gì khác với Trung ương thì là những ý kiến bôi nhọ, và là những cái hòng nói xấu Đảng và Nhà nước mà phải xem xét cái tấm lòng, cái thực tâm, cái xây dựng của những ý kiến đó.
Ví dụ nhiều đồng chí lão thành cách mạng hoặc trí thức người ta đóng góp thẳng thắn thì Trung ương không bao giờ đánh giá, gói chung vào trong nhóm có ý kiến bôi nhọ đó.
Thế còn những lực lượng mà ông Nguyễn Thế Kỷ muốn nói tới là những lực lượng không ủng hộ cho sự tiến lên của Việt Nam, tìm mọi cách để nói những vụ việc này. Có thể là bịa đặt, có thể là lợi dụng nội dung này để biến thành những cái không có lợi cho Đảng và Nhà nước Việt Nam. Thì những cái đó phải có cơ quan minh bạch phân biệt ra những ý kiến có thể giống nhau nhưng mà bản chất thì khác nhau. Tôi nghĩ là chúng ta không nên “vơ đũa cả nắm” trong quá trình đóng góp xây dựng chuẩn bị cho Đại hội Đảng 12.
BBC: Giới lãnh đạo Đảng từng nói về điều được gọi là những suy thoái, biến chất, tham nhũng, lãng phí có trong một bộ phận không nhỏ trong Đảng.
Tôi nghĩ việc đánh giá bộ phận không nhỏ suy thoái biến chất là tự thấy cái khuyết điểm của Đảng. Và Đảng nói trước nhân dân là phải kiên quyết để loại trừ tình hình đó.
Điều rất quan trọng trong tình hình hiện nay là Đảng, Nhà nước cùng với nhân dân phải tính toán đến biện pháp là giám sát và kiểm soát quyền lực để cho việc lợi dụng quyền lực, đặc quyền đặc lợi không còn ở trong đội ngũ cán bộ Đảng viên, nhất là những người có chức có quyền.
Nếu khi nào trong đội ngũ cán bộ của mình còn tham quyền, còn biểu hiện lạm dụng quyền lực vì đặc lợi với nhau, gắn quyền lực với lợi ích, dùng tiền để mua lợi ích, dùng lợi ích để kiếm tiền thì sẽ là báo động hết sức nguy hiểm.
Do đó Đảng và Nhà nước phải đặt ra cơ chế kiểm soát quyền lực, không phải giữa các cơ quan tổ chức với nhau mà còn huy động được sức mạnh của nhân dân, tạo ra áp lực để tham gia vào quá trình kiểm soát được những người có quyền, có chức để đảm đương công việc nhân dân giao phó.
Tham nhũng là một quá trình đấu tranh mà tôi hình dung ra là phải quyết liệt nhưng không thể làm một sớm một chiều. Tai mắt của nhân dân và báo chí là rất quan trọng trong việc phát hiện ra những vụ tham nhũng ở người này người khác, nơi này nơi khác.
Tham nhũng lớn cũng như tham nhũng vặt hiện còn xảy ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Những báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với Đảng và Nhà nước thì cái yêu cầu hiện nay của nhân dân đối với việc chống tham nhũng vẫn là bức xúc nêu lên hàng đầu.
BBC: Nói về những đóng góp của Mặt trận Tổ quốc trong quá trình đưa lên các góp ý kiến soạn thảo hiến pháp 2013 thì có một số người nói về nguyện vọng xóa bỏ Điều 4. Chắc là ông có ý kiến không nên xóa bỏ Điều 4, tức là Việt Nam chỉ nên có một đảng lãnh đạo?
Tôi ủng hộ quan điểm đó. Điều 4 Hiến pháp ngày càng bổ sung trách nhiệm của Đảng trước dân tộc. Nói rất rõ là Đảng chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình. Đảng chịu sự giám sát của nhân dân. Khi Đảng xác định nhiệm vụ của mình là lãnh đạo Nhà nước và xã hội và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật thì Đảng, Nhà nước và Nhân dân thực sự gắn bó với nhau trong một quá trình đi lên và xây dựng đất nước.
BBC: Luật sư Lê Công Định trên Facebook cá nhân viết rằng sau khi nghiên cứu “rất kỹ” dự thảo văn kiện Đại hội 12 như báo cáo chính trị thì “không thấy có gì mới” so với đại hội trước, ông bình luận gì về ý kiến này?
Tôi thấy ý kiến của mọi người thì chúng ta phải nhận biết và tôn trọng sự khác biệt đó. Thế nhưng mà phải nhìn vào cái chung, nhìn vào nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, cán bộ đảng viên. Thực sự thì Đảng, tập trung vào là Trung ương Đảng đã làm việc hết sức vì nhân dân để tìm ra được điều này điều khác để đưa vào văn kiện và nhân dân vẫn góp ý thêm để tiếp thu. Thế nhưng mà không phải tất cả các ý kiến đóng góp.
Cần phân biệt cái tính chất hợp lý. Đương nhiên là còn nhiều mong muốn nữa nhưng mà khả năng để mà thực hiện những cái mong muốn trong mỗi một thời kỳ thì nó cũng đến một cái giới hạn nào đó thôi chứ không phải tất cả các thứ đều có thể giải quyết được trong một kỳ đại hội.
BBC: Đại hội Đảng là để bầu ra nhà lãnh đạo, nhưng lá phiếu đó chỉ là lá phiếu của Đảng viên thì làm sao người dân có vai trò giám sát và đóng góp được bởi họ không được cầm lá phiếu để bầu?
Đảng và nhân dân thì đúng là có truyền thống là gắn bó với nhau. Đảng bàn những việc không phải của riêng Đảng mà bao giờ cũng liên quan tới lợi ích của nhân dân và của dân tộc. Vì vậy từng Đảng viên xác định trách nhiệm của mình trước nhân dân khi tiến hành Đại hội. Ngay trong Đại hội Đảng 12 này thì Đảng cũng chủ trương là mở rộng dân chủ và Đảng giao cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vai trò giám sát xã hội, vai trò phản biện xã hội, đại diện cho quyền và lợi ích của nhân dân.
BBC: Khi nói về dân chủ thì có thể nói về dân chủ trong thông tin. Làm sao có thể thực thi được dân chủ khi người ta không biết được các ứng viên ở vị trí quan trọng nhất như tổng bí thư là ai. Nói cách khác đi là nếu trong Đảng không có sự minh bạch về các ứng viên thì cái gọi là dân chủ đó là gì?
Dân chủ trong bầu cử thì tôi cũng được biết là quá trình tiến hành bầu cử ở trong Đảng thì Ban Chấp hành Trung ương và kể cả Bộ Chính trị đã chuẩn bị khá công phu. Và cũng có thể nói là tinh thần dân chủ trong nội bộ Đảng được đề ra rất là kỹ và cao để lựa cho ra được một danh sách để trình ra Đại hội 12.
BBC: Ở góc độ một Đảng viên trong 4 triệu Đảng viên, có thể không phải là đại biểu đi dự Đại hội nhưng có đóng Đảng phí và sinh hoạt Đảng mà người ta không biết được ứng viên trong các vị trí lãnh đạo Đảng quan trọng nhất thì theo ông đó có phải là thiếu sót gì không?
Cái đấy thì cũng không có gì là mâu thuẫn bởi vì là quá trình mà anh tiến hành Đại hội để bầu những đại biểu cho mình ở các cấp thì tức là anh đã đóng góp vào việc để bầu người đại diện cho mình đi dự Đại hội cấp trên.
Và những người đại diện cấp trên lại phải gánh vác ý nguyện, ý kiến, tâm tư nguyện vọng của những người cử ra mình, và cứ như thế thì lên Đại hội trung ương và ngay Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương chuẩn bị những danh sách ứng cử cũng là quá trình chuẩn bị dân chủ.
Nhưng đó chỉ là quá trình chuẩn bị thôi, còn phải báo cáo ra Đại hội toàn quốc 12 mới là cái quyết định cuối cùng. Nếu mà chuẩn bị càng kỹ và càng dân chủ Đại hội 12 phải tiếp tục phát huy dân chủ, trí tuệ bản lĩnh chính trị của mình để xem xét lựa chọn một danh sách thực sự xứng đáng để bầu vào Ban Chấp hành Trung ương cũng như các chức vụ khác ở trong Đảng.
BBC: Thưa ông quyết định 244 của BCHTƯ Đảng về quy chế bầu cử trong Đảng có thực sự dân chủ không? Có hạn chế dân chủ?
Tôi nghĩ rằng cũng có một số ý kiến cho rằng quyết định 244 có phần hạn chế quyền dân chủ cụ thể là ứng cử và để cử vào ban chấp hành ở các cấp.
Thế nhưng mà tôi lại nghĩ đó là đã giao một trọng trách cho những người ở trong ban chấp hành của khóa đó. Anh phải xem lại mình, xem lại trách nhiệm của mình và anh phải thực sự tôn trọng cái quy chế của ban chấp hành ấy. Nhưng cái đó không thay được cho cái quyền của Đại hội.
Cái đó chỉ là nâng cao trách nhiệm của ban chấp hành của khóa trước để chuẩn bị cho Đại hội của khóa sau. Còn đưa ra Đại hội khóa sau tức là quyền của toàn thể đại biểu của cấp đó để người ta quyết định phương pháp làm việc, quy chế bầu cử. Tôi nghĩ là nếu mà làm thật chuẩn và trách nhiệm của một vị đại biểu rất cao và có bản lĩnh thì vẫn có quyền dân chủ trong quá trình bầu cử tại Đại hội 12.
BBC: Sắp tới đây Việt Nam lại bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, liệu sẽ vẫn có điều được mô tả là “Đảng cử Dân bầu” hay không?
Cái việc “Đảng cử Dân bầu” thì nói về hình thức thì nó như vậy.
Nhưng mà dần dần thì tôi nghĩ phải thực chất hơn, Đảng và Nhà nước đương nhiên là lãnh đạo toàn xã hội thì phải lãnh đạo cái cuộc bầu cử đó làm sao có lợi nhất cho nhân dân và nhà nước cũng phải thực hiện đúng quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì có một cái quyền rất quan trọng là quyền hiệp thương, giới thiệu những người ra ứng cử đại biểu quốc hội khóa tới.
Thế thì cái hiệp thương theo tôi nó là việc làm thực chất chứ không phải một cái cầu để đi qua một cách hình thức. Nếu mà hình thức tức là Đảng cử, Nhà nước cử và Mặt trận làm cho xong cái hình thức để mà đưa ra rồi thì dân bầu. Nhưng Mặt trận bây giờ là hiệp thương tận gốc, chọn từ cơ quan đơn vị cho được những đại biểu có được tiêu chuẩn đã được đặt ra.
Trả lời phỏng vấn với Nguyễn Hoàng của BBC Tiếng Việt tại Hà Nội, ông Lê Truyền, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bình luận về một số diễn biến mới nhất liên quan tới Đại hội Đảng 12:
BBC: Ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Giám đốc Trung tâm Báo chí Đại hội XII của Đảng, mới đây nói “Những kẻ xấu họ bịa đặt, dựng nên những câu chuyện không có thật như trong Đảng “mất đoàn kết”, “tranh giành quyền lực”, “đấu đá nội bộ”, “bôi nhọ tổ chức, vu cáo cá nhân, xuyên tạc sự thật nhằm phục vụ những ý đồ, mục tiêu đen tối”. Theo phán đoán cá nhân của ông thì những “kẻ xấu” mà ông Nguyễn Thế Kỷ nói tới đó đang ở đâu?
Tôi nghĩ trong quá trình đóng góp thì có rất nhiều ý kiến khác nhau mà bản thân tôi cũng theo dõi. Tôi nghĩ rằng không nên vơ đũa cả nắm. Không phải là bất kỳ ý kiến gì khác với Trung ương thì là những ý kiến bôi nhọ, và là những cái hòng nói xấu Đảng và Nhà nước mà phải xem xét cái tấm lòng, cái thực tâm, cái xây dựng của những ý kiến đó.
Ví dụ nhiều đồng chí lão thành cách mạng hoặc trí thức người ta đóng góp thẳng thắn thì Trung ương không bao giờ đánh giá, gói chung vào trong nhóm có ý kiến bôi nhọ đó.
Thế còn những lực lượng mà ông Nguyễn Thế Kỷ muốn nói tới là những lực lượng không ủng hộ cho sự tiến lên của Việt Nam, tìm mọi cách để nói những vụ việc này. Có thể là bịa đặt, có thể là lợi dụng nội dung này để biến thành những cái không có lợi cho Đảng và Nhà nước Việt Nam. Thì những cái đó phải có cơ quan minh bạch phân biệt ra những ý kiến có thể giống nhau nhưng mà bản chất thì khác nhau. Tôi nghĩ là chúng ta không nên “vơ đũa cả nắm” trong quá trình đóng góp xây dựng chuẩn bị cho Đại hội Đảng 12.
BBC: Giới lãnh đạo Đảng từng nói về điều được gọi là những suy thoái, biến chất, tham nhũng, lãng phí có trong một bộ phận không nhỏ trong Đảng.
Tôi nghĩ việc đánh giá bộ phận không nhỏ suy thoái biến chất là tự thấy cái khuyết điểm của Đảng. Và Đảng nói trước nhân dân là phải kiên quyết để loại trừ tình hình đó.
Điều rất quan trọng trong tình hình hiện nay là Đảng, Nhà nước cùng với nhân dân phải tính toán đến biện pháp là giám sát và kiểm soát quyền lực để cho việc lợi dụng quyền lực, đặc quyền đặc lợi không còn ở trong đội ngũ cán bộ Đảng viên, nhất là những người có chức có quyền.
Nếu khi nào trong đội ngũ cán bộ của mình còn tham quyền, còn biểu hiện lạm dụng quyền lực vì đặc lợi với nhau, gắn quyền lực với lợi ích, dùng tiền để mua lợi ích, dùng lợi ích để kiếm tiền thì sẽ là báo động hết sức nguy hiểm.
Do đó Đảng và Nhà nước phải đặt ra cơ chế kiểm soát quyền lực, không phải giữa các cơ quan tổ chức với nhau mà còn huy động được sức mạnh của nhân dân, tạo ra áp lực để tham gia vào quá trình kiểm soát được những người có quyền, có chức để đảm đương công việc nhân dân giao phó.
Tham nhũng là một quá trình đấu tranh mà tôi hình dung ra là phải quyết liệt nhưng không thể làm một sớm một chiều. Tai mắt của nhân dân và báo chí là rất quan trọng trong việc phát hiện ra những vụ tham nhũng ở người này người khác, nơi này nơi khác.
Tham nhũng lớn cũng như tham nhũng vặt hiện còn xảy ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Những báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với Đảng và Nhà nước thì cái yêu cầu hiện nay của nhân dân đối với việc chống tham nhũng vẫn là bức xúc nêu lên hàng đầu.
BBC: Nói về những đóng góp của Mặt trận Tổ quốc trong quá trình đưa lên các góp ý kiến soạn thảo hiến pháp 2013 thì có một số người nói về nguyện vọng xóa bỏ Điều 4. Chắc là ông có ý kiến không nên xóa bỏ Điều 4, tức là Việt Nam chỉ nên có một đảng lãnh đạo?
Tôi ủng hộ quan điểm đó. Điều 4 Hiến pháp ngày càng bổ sung trách nhiệm của Đảng trước dân tộc. Nói rất rõ là Đảng chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình. Đảng chịu sự giám sát của nhân dân. Khi Đảng xác định nhiệm vụ của mình là lãnh đạo Nhà nước và xã hội và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật thì Đảng, Nhà nước và Nhân dân thực sự gắn bó với nhau trong một quá trình đi lên và xây dựng đất nước.
BBC: Luật sư Lê Công Định trên Facebook cá nhân viết rằng sau khi nghiên cứu “rất kỹ” dự thảo văn kiện Đại hội 12 như báo cáo chính trị thì “không thấy có gì mới” so với đại hội trước, ông bình luận gì về ý kiến này?
Tôi thấy ý kiến của mọi người thì chúng ta phải nhận biết và tôn trọng sự khác biệt đó. Thế nhưng mà phải nhìn vào cái chung, nhìn vào nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, cán bộ đảng viên. Thực sự thì Đảng, tập trung vào là Trung ương Đảng đã làm việc hết sức vì nhân dân để tìm ra được điều này điều khác để đưa vào văn kiện và nhân dân vẫn góp ý thêm để tiếp thu. Thế nhưng mà không phải tất cả các ý kiến đóng góp.
Cần phân biệt cái tính chất hợp lý. Đương nhiên là còn nhiều mong muốn nữa nhưng mà khả năng để mà thực hiện những cái mong muốn trong mỗi một thời kỳ thì nó cũng đến một cái giới hạn nào đó thôi chứ không phải tất cả các thứ đều có thể giải quyết được trong một kỳ đại hội.
BBC: Đại hội Đảng là để bầu ra nhà lãnh đạo, nhưng lá phiếu đó chỉ là lá phiếu của Đảng viên thì làm sao người dân có vai trò giám sát và đóng góp được bởi họ không được cầm lá phiếu để bầu?
Đảng và nhân dân thì đúng là có truyền thống là gắn bó với nhau. Đảng bàn những việc không phải của riêng Đảng mà bao giờ cũng liên quan tới lợi ích của nhân dân và của dân tộc. Vì vậy từng Đảng viên xác định trách nhiệm của mình trước nhân dân khi tiến hành Đại hội. Ngay trong Đại hội Đảng 12 này thì Đảng cũng chủ trương là mở rộng dân chủ và Đảng giao cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vai trò giám sát xã hội, vai trò phản biện xã hội, đại diện cho quyền và lợi ích của nhân dân.
BBC: Khi nói về dân chủ thì có thể nói về dân chủ trong thông tin. Làm sao có thể thực thi được dân chủ khi người ta không biết được các ứng viên ở vị trí quan trọng nhất như tổng bí thư là ai. Nói cách khác đi là nếu trong Đảng không có sự minh bạch về các ứng viên thì cái gọi là dân chủ đó là gì?
Dân chủ trong bầu cử thì tôi cũng được biết là quá trình tiến hành bầu cử ở trong Đảng thì Ban Chấp hành Trung ương và kể cả Bộ Chính trị đã chuẩn bị khá công phu. Và cũng có thể nói là tinh thần dân chủ trong nội bộ Đảng được đề ra rất là kỹ và cao để lựa cho ra được một danh sách để trình ra Đại hội 12.
BBC: Ở góc độ một Đảng viên trong 4 triệu Đảng viên, có thể không phải là đại biểu đi dự Đại hội nhưng có đóng Đảng phí và sinh hoạt Đảng mà người ta không biết được ứng viên trong các vị trí lãnh đạo Đảng quan trọng nhất thì theo ông đó có phải là thiếu sót gì không?
Cái đấy thì cũng không có gì là mâu thuẫn bởi vì là quá trình mà anh tiến hành Đại hội để bầu những đại biểu cho mình ở các cấp thì tức là anh đã đóng góp vào việc để bầu người đại diện cho mình đi dự Đại hội cấp trên.
Và những người đại diện cấp trên lại phải gánh vác ý nguyện, ý kiến, tâm tư nguyện vọng của những người cử ra mình, và cứ như thế thì lên Đại hội trung ương và ngay Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương chuẩn bị những danh sách ứng cử cũng là quá trình chuẩn bị dân chủ.
Nhưng đó chỉ là quá trình chuẩn bị thôi, còn phải báo cáo ra Đại hội toàn quốc 12 mới là cái quyết định cuối cùng. Nếu mà chuẩn bị càng kỹ và càng dân chủ Đại hội 12 phải tiếp tục phát huy dân chủ, trí tuệ bản lĩnh chính trị của mình để xem xét lựa chọn một danh sách thực sự xứng đáng để bầu vào Ban Chấp hành Trung ương cũng như các chức vụ khác ở trong Đảng.
BBC: Thưa ông quyết định 244 của BCHTƯ Đảng về quy chế bầu cử trong Đảng có thực sự dân chủ không? Có hạn chế dân chủ?
Tôi nghĩ rằng cũng có một số ý kiến cho rằng quyết định 244 có phần hạn chế quyền dân chủ cụ thể là ứng cử và để cử vào ban chấp hành ở các cấp.
Thế nhưng mà tôi lại nghĩ đó là đã giao một trọng trách cho những người ở trong ban chấp hành của khóa đó. Anh phải xem lại mình, xem lại trách nhiệm của mình và anh phải thực sự tôn trọng cái quy chế của ban chấp hành ấy. Nhưng cái đó không thay được cho cái quyền của Đại hội.
Cái đó chỉ là nâng cao trách nhiệm của ban chấp hành của khóa trước để chuẩn bị cho Đại hội của khóa sau. Còn đưa ra Đại hội khóa sau tức là quyền của toàn thể đại biểu của cấp đó để người ta quyết định phương pháp làm việc, quy chế bầu cử. Tôi nghĩ là nếu mà làm thật chuẩn và trách nhiệm của một vị đại biểu rất cao và có bản lĩnh thì vẫn có quyền dân chủ trong quá trình bầu cử tại Đại hội 12.
BBC: Sắp tới đây Việt Nam lại bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, liệu sẽ vẫn có điều được mô tả là “Đảng cử Dân bầu” hay không?
Cái việc “Đảng cử Dân bầu” thì nói về hình thức thì nó như vậy.
Nhưng mà dần dần thì tôi nghĩ phải thực chất hơn, Đảng và Nhà nước đương nhiên là lãnh đạo toàn xã hội thì phải lãnh đạo cái cuộc bầu cử đó làm sao có lợi nhất cho nhân dân và nhà nước cũng phải thực hiện đúng quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì có một cái quyền rất quan trọng là quyền hiệp thương, giới thiệu những người ra ứng cử đại biểu quốc hội khóa tới.
Thế thì cái hiệp thương theo tôi nó là việc làm thực chất chứ không phải một cái cầu để đi qua một cách hình thức. Nếu mà hình thức tức là Đảng cử, Nhà nước cử và Mặt trận làm cho xong cái hình thức để mà đưa ra rồi thì dân bầu. Nhưng Mặt trận bây giờ là hiệp thương tận gốc, chọn từ cơ quan đơn vị cho được những đại biểu có được tiêu chuẩn đã được đặt ra.
No comments:
Post a Comment