(Bao Dat Viet) - Tạp chí quân sự USNI News của Mỹ vừa bình chọn và công bố những phi vụ mua sắm quốc phòng, chuyển nhượng vũ khí lớn nhất diễn ra trong năm qua.
1. Pháp bán Mistral cho Ai Cập
Sau hơn một năm có nguy cơ xảy ra kiện tụng, Nga và Pháp đã giải quyết xong vụ mua bán hai tàu chiến đổ bộ của Pháp sản xuất cho Hải quân Nga. Tháng 9/2015, Pháp tuyên bố sẽ bán hai tàu lớp Mistral, được ký với Nga năm 2011, giá 1,3 tỷ $ cho Ai Cập với giá rẻ hơn 1,03 tỷ $.
Nguyên thủy, Mistral được thiết kế theo chuẩn vũ khí Nga nên việc bán cho Ai Cập, vốn là khách hàng truyền thống của Moscow sẽ làm lợi cả cho cả Nga lẫn Ai Cập, không mâu thuẫn với lợi ích chiến lược của Nga.
Tàu sân bay Vladivostok lớp Mistra |
Đây là hai tàu đổ bộ chở trực thăng cỡ lớn lớp Mistral, do hãng DCNS của Pháp đóng theo đơn đặt hàng của Nga, trang bị các thiết bị của Nga, một đội thủy thủy Nga đã sang Pháp huấn luyện trên tàu Mistral nhưng do bất đồng giữa Nga và phương Tây về cuộc khủng hoảng Ukraina, nên Pháp từ chối bàn giao hai tàu trên cho Nga.
Tuy nhiên theo Tổng thống Pháp Francois Hollande việc hủy bỏ hợp đồng này là Pháp ủng hộ Moscow trong cuộc nội chiến diễn ra tại Ukraine.
Sau khi hợp đồng với Pháp bị hủy, Nga cho rằng việc chuyển nhượng Mistral cho bên thứ ba cần phải tính đến quyền lợi của Nga, không được chuyển giao cho bất cứ nước nào là đối thủ của Nga. Vì vậy, việc Pháp tìm được khách hàng Ai Cập đã làm hài lòng Nga.
Theo giới phân tích, Ai Cập sẽ triển khai 2 tàu Mistral trên Địa Trung Hải và Hồng Hải là phù hợp với các loại vũ khí của Ai Cập, kể cả hệ thống liên lạc, ra đa…vì vậy giới chuyên gia trù tính, dù Nga không mua Mistral nhưng vẫn thắng bởi Ai Cập là đồng minh và khách hàng quân sự truyền thống nên có lợi cho cả ba bên Nga, Ai Cập và Pháp.
2. Ấn Độ và dự án chế tạo tàu sân bay thứ hai
Năm 2015, Ấn Độ có tham vọng chế tạo tàu sân bay thứ hai trong nước và yêu cầu Mỹ và cộng đồng quốc tế giúp đỡ, nhằm chống lại sự bành trướng hải quân của Trung Quốc.
Để thực hiện dự án này, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đặt cọc 5 triệu $ cho chương trình mang tên Tàu sân bay nội địa II (IAC-II).
Tháng Giêng 2015, Ấn Độ và Mỹ đã thành lập một nhóm công tác để thực hiện dự án IAC-II.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter (giữa) thị sát tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower (CVN-69) |
Sang tháng 7, Ấn Độ đã phát hành Thư Yêu cầu (LoR) gửi các hãng BAE Systems (Anh), DCNS của Pháp, Lockheed Martin (Mỹ) và Rosoboronexport của Nga để nộp đề xuất tham gia IAC-II, đặc biệt là khái toán chi phí cho dự án.
Tháng 12/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ash Carter và Ấn Độ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Manohar Parrikar thăm tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower (CVN-69) trước thềm các cuộc họp giữa Mỹ và Ấn Độ hợp tác về vận tải quân sự.
Dự kiến tàu sân bay thứ hai có trọng tải 65.000 tấn, có thể hỗ trợ cho 50 máy bay và có thể hoàn thành vào cuối 2018. Tàu sân bay thứ nhất của Ấn Độ INS Vikrant có trọng tải 40.000 tấn, được đóng tại Kochi, tây nam nước này. Tuy nhiên tháng 11 năm ngoái tàu này bị tháo dỡ với lý do không đảm bảo an toàn.
3. Arabia Saudi mở rộng hải quân
Mô hình thiết kế tàu lớp LCS tự do của hãng Lockheed Martin dự kiến sẽ đóng cho Arabia Saudi |
Cuối tháng 10/2015, Mỹ thông báo chấp thuận bán 4 tàu chiến đa nhiệm do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất cho Arab Saudi theo hợp đồng giá trị 11,25 tỷ $ . Theo Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc, các thiết bị quốc phòng chính trong hợp đồng trị giá 4,3 tỷ USD, số tiền còn lại sẽ chi cho thiết kế mở rộng, hậu cần và quá trình huấn luyện cần thiết.
Hợp đồng mua tàu nói trên thuộc chương trình hiện đại hóa Hạm đội miền Đông của Hải quân Hoàng gia Arab Saudi, có tên SNEP II đã được chính phủ Arabia Saudi đưa ra bàn luận trong nhiều năm, đặc biệt là tăng cường các loại tàu chiến đa nhiệm LCS và DDG-51.
Ngoài mua các tàu mới, chương trình SNEP II còn đầu tư tái thiết các căn cứ hải quân King Abdul-Aziz trên Vịnh Ba Tư, mua các loại máy bay trực thăng mới và các loại tàu tuần tra thế hệ hiện đại.
4. Anh mua 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp SSBN
Thiết kế mô phỏng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp SSBN của Anh |
Cuối tháng 10/2015, Thủ tướng David Cameron, người vừa tái đắc cư đã quyết định mua bốn ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp mới (SSBN) thay thế cho thế hệ tàu lớp Vanguard của lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh hiện nay.
Theo USNI News, sau nhiều năm do dự, chủ yếu là do chính sách thắt lưng buộc bụng bởi kinh tế toàn cầu suy thoái nên chính phủ Anh đã phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng, nhưng nay mối răn đe trên biển ngày càng tăng, nên việc mua 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp SSBN là hoàn toàn thích hợp.
Bấn tàu SSBN nói trên được chế tạo dựa trên chương trình thay thế tàu lớp Ohio bằng SSBN của Hải quân Mỹ, trong đó có khoang tên lửa giống nhau.
5. Nhật Bản mua mạng lưới tác chiến Mỹ
Trong năm 2015, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đã mua thiết bị phục vụ mạng lưới tác chiến của Mỹ.
Khái niệm tàu khu trục tên lửa dẫn hướng 27DD của Nhật Bản |
Cụ thể, hồi tháng 6/2015, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo Quốc hội đã chấp thuận khoản chi 1,7 tỷ $ để mua sắm quân sự nước ngoài (FMS), trong đó, mua bốn hệ thống giám sát thông tin và máy bay trinh sát Hawkeye E-2D hiện đại của hãng Northrop Grumman Mỹ trang bị cho JASDF.
Cuối tháng 5/2015, Lầu Năm Góc công bố một hợp đồngtrị giá 70 triệu $ được ký bởi Lockheed Martin để nâng cấp hệ thống chiến đấu Aegis trên hai tàu khu trục lớp Atago của Nhật để đạt tiêu chuẩn Baseline-9, cho phép hai tàu cùng nhắm vào mục tiêu, theo dõi máy bay và tên lửa đạn đạo trong cùng một lúc.
Ngoài mua máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF) của Lockheed Martin, Nhật Bản còn có kế hoạch mua cả hệ thống kiểm soát vũ khí từ xa-trên không (NIFC-CA) của Mỹ, hiện đang được Hải quân Mỹ sử dụng.
6. Vụ mua bán vũ khí của Đài Loan
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường của hải quân Đài Loan ở cảng Kaohsiung Harbo |
Trung tuần tháng 12, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố sẽ bán một gói vũ khí cho Đài Loan. Đây là phi vụ đã chờ đợi suốt bốn năm qua, thỏa thuận mua bán này trị giá 1,83 tỷ $, nhỏ hơn rất nhiều so với thương vụ trước đó lên tới 5,9 tỷ $, nâng cấp hạm đội máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-16 Falcon của Đài Loan và một gói năm 2010 giá trị 6 tỷ $.
Gói vũ khí mới này bao gồm hai tàu khu trục, tên lửa chống tăng, một số phương tiện tấn công đổ bộ và những trang thiết bị, khí tài khác. Hỗ trợ mục tiêu xây dựng tàu ngầm diesel-điện SSK của Đài Loan thay hai tàu do cổ điển 2.600 tấn cấp Hai-Lang SSK 1980 của Hà Lan và 2 tầu cấp Guppy có từ Thế chiến II của Mỹ. Đài Loan còn có một yêu cầu mua một máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất.
Đến nay, Mỹ là quốc gia duy nhất sẵn sàng bán vũ khí cho Đài Loan cho dù Trung Quốc lúc nào cũng phản đối ra mặt.
Thứ Bảy, 02/01/2016 14:50
Khắc Nam
No comments:
Post a Comment