Saturday, June 11, 2016

Vụ cá nục nhiễm độc ở Quảng Trị: đáng bắt xa bờ 30 hải lý vẫn không an toàn

Gặp gỡ báo chí sáng ngày 11-6, bà Lê Thị Thuộc (vựa cá Dũng Thuộc, Quảng Trị) nói rằng đang đứng ngồi không yên trước thông tin 30 tấn cá nục trong cơ sở đông lạnh của bà bị nhiễm chất cực độc.
Cá biển từ Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu về chợ đầu mối Cần Thơ. (ảnh SGB)
Bà Thuộc cho biết, 30 tấn cá nục suôn được bà mua sau khi xảy ra hiện tượng cá chết khoảng 15 ngày với giá 25 nghìn đồng/kg. “Cá này được ngư dân đánh bắt xa bờ, ngoài 30 hải lý nên tôi yên tâm thu mua, để cấp đông tiêu thụ dần nhưng không bán được. Bây giờ nghe thông tin 30 tấn cá bị nhiễm độc nữa, trong kho còn hơn 100 tấn, không biết buôn bán sao đây” - bà Thuộc, nói.
Bà Thuộc cho biết đã bán đi 5 tấn. “Nhưng may là bán cho các cơ sở chăn nuôi cá lóc, họ cho cá ăn chứ người an là đọa rồi” - bà Thuộc nói. Bà khẳng định số cá cá này được ngư dân đánh bắt trên 30 hải lý, và có chứng nhận về an toàn thực phẩm đối với những loại cá đánh bắt xa bờ.
Ông Hồ Sĩ Biên - Chi cục trưởng Chi Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm - Thông Tin, qua xét nghiệm mẫu cá đại diện cho 30 tấn cá trong kho cấp đông của bà Thuộc có hàm lượng Phenol là 0.037 mg/kg. Đây là loại hóa chất dùng trong công nghiệp để tẩy uế, sát khuẩn. Chất này tuyệt đối không được có trong thực phẩm, kể cả thức ăn chăn nuôi, thậm chí bao bì thực phẩm cũng không được có.
Về nguồn gốc, nguyên nhân khiến số cá trên bị nhiễm độc Phenol, ông Biên cho hay, chỉ có thể khẳng định có chất độc trong mẫu kiểm nghiệm, chứ không thể xác định việc nhiễm độc từ đâu. Dù hàm lượng trong mẫu kiểm nghiệm ít, không gây ngộ độc bây giờ nhưng tiềm tàng nguy hiểm về sau.
Cần nhắc lại, ngay sau khi vụ cá chết ở Vũng Áng xảy ra, dư luận mạng xã hội đã từng đặt nghi vấn độc tố có thể xuất phát từ những hóa chất dùng để tẩy rửa dây chuyền sản xuất của Formosa. Cho đến nay, chính quyền vẫn im bặt về nguyên nhân cá chết.
Vũ Minh Ngọc / SBTN

No comments:

Post a Comment