Tuesday, May 24, 2016

TT Obama: Nhân quyền, phát triển kinh tế là cấp thiết cho tương lai VN

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói chuyện với một nhân viên làm việc tại Dreamplex ở TpHCM, ngày 24/5/2016.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói chuyện với một nhân viên làm việc tại Dreamplex ở TpHCM, ngày 24/5/2016.
Tiếp tục chuyến thăm Việt Nam hôm nay, Tổng thống Barack Obama đã đề cập đến các chủ đề cả về nhân quyền lẫn phát triển kinh tế và lập luận rằng hai vấn đề này thương đi đôi với nhau.  
Hồi sớm hôm nay, Tổng thống Obama đã gặp 6 thành viên xã hội dân sự, và nói rằng có “những lãnh vực gây quan ngại đáng kể” về quyền tự do chính trị và ông ca ngợi những người Việt Nam “sẵn lòng lên tiếng.”
Tổng thống Hoa Kỳ khẳng định tiến bộ về nhân quyền cơ bản có thể dẫn tới tiến bộ về kinh tế.
“Rất khó đạt được thành quả trong nền kinh tế hiện đại này nếu quý vị không khai phóng đầy đủ tiềm năng của dân chúng. Và tiềm năng của dân chúng một phần xuất phát từ khả năng tự diễn đạt và bày tỏ các ý kiến mới, tìm cách sửa sai những gì đang diễn ra trong xã hội. Do đó tôi hy vọng rằng chính phủ Việt Nam ngày càng nhìn thấy những tiến bộ to lớn mà đất nước đang đạt được, thêm tự tin, rằng dân chúng trong nước muốn hợp tác với nhau, nhưng cũng muốn tụ hội và tham gia vào xã hội bằng những cách tốt đẹp cho tất cả mọi người về lâu về dài.”
Tổng thống Obama đọc diễn văn tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội trước hơn 2.000 người. Ông tiếp tục đề cập đến vấn đề rất nhạy cảm là nhân quyền.
Tổng thống Obama đọc diễn văn tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội trước hơn 2.000 người. Ông tiếp tục đề cập đến vấn đề rất nhạy cảm là nhân quyền.
Xế ngày hôm nay, tổng thống Obama đọc một bài phát biểu về nhiều vấn đề tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội trước hơn 2.000 người, trong đó có một số giới chức chính phủ Việt Nam. Ông tiếp tục đề cập đến vấn đề rất nhạy cảm là nhân quyền.
“Khi có quyền tự do báo chí, khi các nhà báo và các blogger có quyền rọi một tia sáng vào sự bất công hay vi phạm, buộc các giới chức phải chịu trách nhiệm và xây dựng sự tin tưởng của công chúng rằng hệ thống có hiệu quả. Khi các ứng cử viên có thể ra tranh các chức vụ công cử, và vận động một cách tự do và cử tri có thể chọn người lãnh đạo của chính mình trong các cuộc bầu cử tự do và công bình, thì điều đó giúp cho các nước được ổn định hơn bởi vì các công dân biết rằng tiếng nói của họ có giá trị và có thể có sự thay đổi một cách ôn hòa. Và nó đưa vào hệ thống những người mới. Vậy theo quan điểm của tôi, tôn trọng các quyền này không phải là một mối đe dọa cho sự ổn định mà thực ra nó củng cố cho sự ổn định và là nền tảng của tiến bộ.”
Tổng thống Obama nêu ra rằng có “nhiều nhà hoạt động khác được mời mà bị ngăn không được đến vì những lý do khác nhau.”
Đối với tổ chức phi chính phủ Human Rights Watch, các nhận định của tổng thống và thông cáo chung ở Hà Nội chưa đi đủ xa.
Phó giám đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson nói các nhận định của tổng thống chưa đi đủ xa và ông phản đối việc ông Obama mô tả là đã có tiến bộ khiêm nhượng về nhân quyền ở Việt Nam, vì ông cho rằng đã có rất ít hoặc chưa có tiến bộ nào.

No comments:

Post a Comment