Trần Khải-24-05-2016
Tổng Thống Barack Obama theo chương trình sẽ tới thăm Chùa Phước Hải, tên cũ là Chùa Ngọc Hoàng, tại vùng Đa Kao, quận 1 Sài Gòn, vào chiều ngày 24-5-2016.
Câu hỏi là: tại sao?
Có cái gì bí hiểm nơi đây, vì đây là Chùa Tàu, mà đúng ra chỉ là ngôi đền thời các vị thần, sau này khi chuyển sang cho nhà sư Việt Nam mới đổi tên là Chùa Phươc Hải và lập thêm Điện Phật.
Riêng Việt Báo được tin từ một học giả từng ở vùng Đa Kao và từng vào thăm Chùa Ngọc Hoàng, nói rằng trong chùa này có thờ tượng Mã Viện, một Tướng Tàu thời nhà Hán đã từng dẫn quân xâm chiếm Việt Nam, lúc đó đất phương Nam còn có tên là Giao Chỉ.
Có đúng Chùa Ngọc Hoàng thờ Tướng Tàu Mã Viện hay không?
Tướng Mã Viện hiện được nhiều đền thờ ở Trung Quốc thờ, vì ông có công theo vua Hán Vũ Đế thông nhất Trung Hoa thời Tam Quốc.
Đó là đền, không phải chùa, vì chùa là thờ Phật, còn đền đề thờ cõi nhân gian, cõi thiên.
Một trong những chiến tích lớn nhất của Mã Viện là việc xâm lược vùng Giao Chỉ. Mã Viện dập tắt cuộc khởi nghĩa của chị em Trưng Trắc – Trưng Nhị cùng chính quyền độc lập do hai bà xây dựng vào năm 43 ở miền Việt Nam và một phần phía nam Trung Quốc ngày nay. Vì vậy, từ góc nhìn của Việt Nam, Mã Viện là kẻ xâm lược. Nhờ thành tích này, Viện được phong là “Phục Ba tướng quân”, tước Tân Tức hầu, ban cho thực ấp 3.000 hộ. Viện được một số người Hán tôn kính (giống như trường hợp của các chiến binh vĩ đại trong thời kì đó) và các đền thờ Mã Viện đã được dựng tại một số nơi trong khu vực này trên lãnh thổ Trung Quốc.
Trong khi đó, cột đồng Mã Viện là một cây cột đồng lớn do viên chỉ huy quân đội nhà Hán là Mã Viện cho dựng sau khi chinh phục được cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng ở Giao Chỉ vào năm 43. Trên trụ đó có khắc sáu chữ Hán: Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt)(Cột đồng gãy, Giao Chỉ không còn)… Và dân Việt Nam hễ đi ngang cột đồng là ném một viên đá để giữ trụ đồng cho vững, sau thành một ngọn núi nhỏ.
Điểm bi hài, theo lời một người dân Hội An (Quảng nam), một ngôi chùa Tàu ở Hội An có thờ Mã Viện.
Chính phủ CSVN im lặng chuyện nàỳ, không đặt vấn đề, vì đây cũng là yếu tố thu hút du khách từ Trung Quốc tới, khi thấy rằng VN tôn trọng văn hóa các dân tộc khác, bất kể một thời chinh chiến sát phạt.
Nếu đúng như thế, đền thờ Hai Bà Trưng nhỏ hơn đền thờ Mã Viện ở Hội An… và đây là bí ẩn của lịch sử.
Theo học giả đã nêu phân tích, một lý do nhà nước Hà Nội mấy năm trước đã không cho công ty Formosa của Đài Loan xây đền thờ trong đất Hà Tĩnh, cũng vì sợ công ty này lập điện thờ Mã Viện và như thế sẽ gây sóng gió, tạo thêm những cuộc biểu tình.
Báo Pháp Luật Plus ghi nhận về Chùa Phước Hải, nơi TT Obama sẽ ghé thăm, trích như sau:
“Theo các tài liệu và trí nhớ của nhiều người cao tuổi ở Sài Gòn, chùa có nhiều tên gọi khác nhau: người Pháp gọi là chùa Đa Kao (do nằm ở khu vực Đa Kao) hoặc Empereur de Jade (Ngọc Hoàng), người Việt gọi là chùa Ngọc Hoàng, người Hoa gọi là Ngọc Hoàng điện (trên tấm biển ở cổng chùa có 3 chữ Hán đề: Ngọc Hoàng điện), đến năm 1982 mới đổi tên thành chùa Phước Hải.
Tương truyền, chùa Phước Hải do sư tổ Lưu Minh (người Trung Quốc) sang xây dựng vào năm Nhâm Thìn (1892), đến năm Canh Tý (1900) thì chùa được hoàn thành và làm lễ khánh thành vào năm 1906.
Theo học giả Vương Hồng Sển: “Lưu Minh ăn chay ròng, giữ đạo Minh sư, lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Thanh, xuất tiền lập chùa vừa để thờ phượng, vừa để làm nơi hội kín”.
Sau này, theo thời gian chùa Phước Hải bị xuống cấp nên phải tiến hành trùng tu nhiều lần, mới nhất là vào năm 2006.
Có một học giả người Pháp từng nhận xét: “Đây là ngôi chùa đẹp nhất ở Nam phần và thú vị nhất do có các tư liệu quý về tôn giáo của người Hoa ở Đông Dương”.
Ngôi chùa cổ hơn 100 năm tuổi này đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 15/10/1994. Điện Ngọc Hoàng nổi tiếng với người tứ phương thậm chí còn hơn cả đối với người Sài Gòn là bởi điện có tên trong sách du lịch Việt Nam (Non nước Việt Nam) và đặc biệt là sách du lịch quốc tế của Lonely Planet (nhà xuất bản cẩm nang du lịch tư nhân lớn nhất thế giới).
Có lẽ đây cũng là một nguyên nhân khiến ông Obama quyết định đến thăm ngôi chùa đặc biệt này với vai trò của một du khách hơn là một chính trị gia.
Chùa Phước Hải mang nét độc đáo riêng, gọi là chùa nhưng nơi đây không thờ Phật mà chỉ có 1 bức tượng nhỏ Bồ đề Đạt Ma – tổ thứ nhất Phật giáo Trung Hoa ở trên lầu mà thờ Ngọc Hoàng Thượng đế hay Ngọc Đế, vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của thiên đình, cai quản toàn bộ bầu trời, mặt đất, biển cả, và cõi âm phủ….”(ngưng trích)
Trong một bản tin trên Thư Viện Hoa Sen (thuvienhoasen.org) tác giả Chân Diệu Mỹ ghi về Chùa Phước Hải rằng:
“Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng. Có phối thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và một số thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Hoa như: Thiên Lôi, thần Môn Quan (thần giữ cửa), thần Thổ Địa (thần đất đai), thần Táo Quân (thần lò bếp), thần Hà Bá (thần sông nước), Văn Xương và thần Lã Tổ (thần văn chương), Thái Tuế (sao giải hạn), Lỗ Ban (thầy dạy nghề), Nữ Oa Thánh Mẫu, 12 bà mụ, 13 đức thầy, v.v… Ngoài ra, chùa còn thờ thần Thành hoàng…Nhìn chung, các pho tượng thờ trong điện thờ đều là những tác phẩm điêu khắc gỗ đẹp.”
Và sau đây là Lời Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen:
“Đọc xong chúng tôi thấy rằng chùa Ngọc Hoàng, mặc dầu mang tên “chùa” nhưng không phải là ngôi chùa vì nơi đây thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và thờ các thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Tầu như: thần Thiên Lôi, thần giữ cửa, thần Thổ Địa, thần Táo Quân,thần Hà Bá, thần Lã Tổ, Thái Tuế, thần Lỗ Ban và Kim Hoa thánh mẫu. Chúng tôi cũng không hiểu vì sao mà chính phủ và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam lại giới thiệu ngôi chùa Tầu này với tổng thống Obama để ông “bày tỏ thành kính và ngưỡng mộ truyền thống văn hóa Việt Nam” Mỉa mai thay!”
Câu hỏi bây giờ nêu ra cho các học giả về sử tại Sài Gòn: Chùa Ngọc Hoàng có thờ Mã Viện, đúng hay không?
Nếu đúng như thế, có ẩn ý nào của TT Obama khi thăm chùa này?
Theo VietNamDaily.News
No comments:
Post a Comment