Saturday, March 12, 2016

Thực chất của Hội nghị Trung ương II

 Theo BBC-4 giờ trước 


Ông Nguyễn Phú Trọng (VTVhd/Youtube)Image copyrightVTVhd
Image captionTổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc Hội nghị TW II (khóa 12) được truyền hình trên kênh VTV hôm Chủ nhật 12/3/2016.

Hội nghị lần thứ II của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa 12) vừa bế mạc tại Hà Nội chỉ là một Hội nghị có tính 'thủ tục' nhằm 'giới thiệu' nhân sự cao cấp của bộ máy nhà nước để Quốc hội Việt Nam tiến hành bầu cử, theo một nhà phân tích chính trị từ Việt Nam.
Trao đổi với BBC hôm 12/3/2016 từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu chính trị, xã hội Việt Nam nói:


"Hội nghị này là hội nghị lần thứ II của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, nó rất ngắn chỉ có ba hôm thôi và tập trung duy nhất vào một vấn đề là giới thiệu nhân sự cho các cơ quan nhà nước của Việt Nam, để đưa ra bàn và thông qua ở kỳ họp cuối cùng của Quốc hội Khóa 13...
"Điều đáng chú ý nhất ở trong Hội nghị Trung ương lần thứ II này là giới thiệu cụ thể nhân sự cho ba chức vụ cao nhất là chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ."
Khi được hỏi về các dự kiến nhân sự và thủ tục nhân sự cho các nhánh của các cơ quan quyền lực ở Việt Nam sau Hội nghị Trung ương này của ĐCSVN, nhà nghiên cứu nói:
"Ngoài nhân sự cho nhà nước, nhà nước tức là Quốc hội và Chính phủ, thì sẽ còn một thủ tục nữa là giới thiệu hai chức danh quan trọng hệ thống tư pháp, tức là Viện trưởng Viện Kiếm sát Nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
"Và theo đúng Luật Bầu cử Quốc hội, sắp tới trong kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13, sẽ làm việc thứ nhất là bầu Chủ tịch Quốc hội, sau đó bầu Chủ tịch Nước, rồi bầu Thủ tướng Chính phủ, rồi thông qua danh sách các thành viên mới của Chính phủ trong đó có các Phó Thủ tướng mới và các Bộ trưởng mới."

Không có đột biến


Theo nhà phân tích này, so với các kết quả sắp xếp nhân sự tại Đại hội 12, các giới thiệu nhân sự cao cấp của Đảng cho các chức vụ lãnh đạo nhà nước và chính quyền trung ương ở Việt Nam tới đây, kể cả ở các nhánh quyền lực lập pháp và tư pháp, bên cạnh hành pháp, sẽ không có gì 'đột biến'.
Ông Hà Hoàng Hợp nói: "Chắc chắn là sẽ không có đột biến gì cả, vì nhân sự của nhà nước, tức là Chính phủ, Quốc hội là đã được xem xét một vài lần. Và chúng tôi hiểu là không có gì đột biến và cũng không có gì xảy ra một cách bất ngờ cả."
Bình luận thêm về ý nghĩa thực sự của Hội nghị Trung ương II vừa bế mạc hôm Chủ nhật, sau ba ngày tổ chức, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nói:


"Hội nghị này không phải là một Hội nghị của Trung ương chuyên bàn về các vấn đề của kinh tế, chính trị, đối ngoại, an ninh, phát triển xã hội v.v..., tôi chắc rằng là sẽ có một loạt các hội nghị trung ương đặc biệt, gọi là mang tính chất chuyên môn để mà bàn về từng vấn đề như vậy."
Hôm Chủ nhật, trang mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đăng toàn văn bài phát biểu bế mạc Hội nghị của Tổng bí thư Nguyễn Phó Trọng với lời dẫn cho hay: 'chiều 12/3, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc.'
Diễn văn bế mạc trình bày và đề cập ba điểm chính yếu là chương trình làm việc toàn khoá của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan nhà nước.
Về nội dung giới thiệu nhân sự cao cấp của nhà nước và chính quyền trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh "Ban Chấp hành Trung ương đã dân chủ thảo luận, xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn phương án hợp lý nhất trong điều kiện có thể và đã đạt được sự nhất trí rất cao."

No comments:

Post a Comment